Category: Văn bản pháp luật

  • Nghị quyết 974/2020/UBTVQH14

    ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    1/01/clip_image001.gif” width=”91″ />

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    Nghị quyết số: 974/2020/UBTVQH14

    1/01/clip_image002.gif” width=”235″ />Hà Nội, ngày 13 tháng 7 năm 2020

    NGHỊ QUYẾT

    Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 343/2017/UBTVQH14 ngày 19 tháng 01 năm 2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về lập, thẩm tra, quyết định kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm quốc gia, kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm quốc gia, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương và phê chuẩn quyết toán ngân sách

    nhà nước hằng năm

     

     

    ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

     

     

    Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

    Căn cứ Luật Tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13;

    Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13;

    Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13;

    Căn cứ Luật Kiểm toán nhà nước số 81/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật Kiểm toán nhà nước số 55/2019/QH14;

    Căn cứ Luật Kế toán số 88/2015/QH13;

    Căn cứ Luật Quản lý nợ công số 20/2017/QH14;

    Căn cứ Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14;

    Sau khi xem xét Tờ trình số 175/TTr-CP ngày 28 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ, Báo cáo thẩm tra số 1977/BC-UBTCNS14 ngày 15 tháng 5 năm 2020 của Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội.

     

    QUYẾT NGHỊ:

     

    Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 343/2017/UBTVQH14 ngày 19 tháng 01 năm 2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về lập, thẩm tra, quyết định kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm quốc gia, kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm quốc gia, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước hằng năm (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 343/2017/UBTVQH14).

    1. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 như sau:

    Điều 5. Lập kế hoạch đầutư công trung hạn 05 năm quốc gia vốn ngân sách nhà nước

    1. Căn cứ lập kế hoạch theo quy định tại khoản 1 Điều 47 của Luật Đầu tư công.

    2. Nội dung của kế hoạch theo quy định tại Điều 49 của Luật Đầu tư công.

    (Kèm theo 04 mẫu biểu, từ mẫu biểu số 05 đến số 08 ban hành kèm theo Nghị quyết này).

    3. Trước ngày 20 tháng 9 của năm thứ năm nhiệm kỳ Quốc hội, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về kế hoạch giai đoạn sau để hoàn thiện, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp cuối năm đó.

    4. Trên cơ sở ý kiến của Quốc hội khóa trước, Chính phủ hoàn thiện kế hoạch và gửi tới Đại biểu Quốc hội khóa mới chậm nhất 20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa mới”.

    2. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 11 như sau:

    “1. Chính phủ xây dựng nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ ngân sách nhà nước (bao gồm chi đầu tư phát triển vốn ngân sách nhà nước và chi thường xuyên) đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương; trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước ngày 30 tháng 6 năm thứ tư của kế hoạch đầu tư công trung hạn và kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn trước”.

    3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của khoản 1 Điều 19 như sau:

    a) Sửa đổi, bổ sung điểm a và điểm b như sau:

    “a) Kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn sau (tại kỳ họp cuối năm của năm thứ năm nhiệm kỳ Quốc hội), cùng với các mẫu biểu từ số 01 đến số 04 ban hành kèm theo Nghị quyết số 343/2017/UBTVQH14; dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch này, cùng với nội dung theo mẫu biểu số 03, số 04 ban hành kèm theo Nghị quyết số 343/2017/UBTVQH14;

    b) Kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm quốc gia vốn ngân sách nhà nước giai đoạn sau (tại kỳ họp cuối năm của năm thứ năm nhiệm kỳ Quốc hội và kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa mới), cùng với các mẫu biểu từ số 05 đến số 08 ban hành kèm theo Nghị quyết này; dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch này, cùng với nội dung theo mẫu biểu số 05, số 06 và các dự án quan trọng quốc gia, chương trình mục tiêu quốc gia theo mẫu biểu số 07, số 08 ban hành kèm theo Nghị quyết này”;

    b) Sửa đổi, bổ sung điểm đ như sau:

    “đ) Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước, cùng với các mẫu biểu từ số 58 đến số 69 và các mẫu biểu số 71, 74, 75 ban hành kèm theo Nghị quyết số 343/2017/UBTVQH14 và Nghị quyết này; dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về quyết toán ngân sách nhà nước, cùng với nội dung theo các mẫu biểu từ số 58, 59, từ số 61 đến số 67, số 69, 71, 74 ban hành kèm theo Nghị quyết số 343/2017/UBTVQH14 và Nghị quyết này”.

    4. Sửa đổi điểm b khoản 1 Điều 20 như sau:

    “b) Kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm quốc gia vốn ngân sách nhà nước theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 67 của Luật Đầu tư công”.

    5. Sửa đổi, bổ sung nội dung và áp dụng đơn vị tiền tệ rút gọn là tỷ đồng đối với 51 mẫu biểu trong phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết số 343/2017/UBTVQH14.

    (Chi tiết các mẫu biểu sửa đổi, đổi sung tại phụ lục I và các mẫu biểu hợp nhất tại phụ lục II kèm theo Nghị quyết này).

    6. Bổ sung cụm từ “vốn ngân sách nhà nước” vào sau cụm từ “kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm quốc gia” tại các điểm, khoản, điều có liên quan trong Nghị quyết 343/2017/UBTVQH14.

    Điều 2. Điều khoản thi hành

    1. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ năm ngân sách 2021.

    2. Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban khác của Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.

    Điều 3. Điều khoản chuyển tiếp

    Việc lập, thẩm tra, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2019 và năm 2020 thực hiện theo quy định của Nghị quyết số 343/2017/UBTVQH14 và tình hình thực tế hàng năm, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội xem xét, quyết định; riêng báo cáo quyết toán chi đầu tư phát triển vốn ngân sách nhà nước không phải chi tiết theo ngành, lĩnh vực.

     

    1/01/clip_image003.gif” width=”622″ />

    TM. ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

    CHỦ TỊCH

    (đã ký)

    Nguyễn Thị Kim Ngân

     

     

     

     

    VĂN PHÒNG QUỐC HỘI

     

     
      1/01/clip_image004.gif” width=”104″ />

     

     

         Số: 163/SY-VPQH

     

    SAO Y BẢN CHÍNH

    Hà Nội, ngày 16 tháng 07 năm 2020

     

    Nơi nhận:  

    – Ban Bí thư Trung ương Đảng;

    – Chủ tịch QH, các PCTQH; Thành viên UBTVQH;

    – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; 

    – VPQH, Chủ nhiệm VPQH, các PCNVPQH;

    – VPCP, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

    – VPTW và các Ban của Đảng; VP Chủ tịch nước;

    – Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;

    – Các Ban của UBTVQH;

    – Kiểm toán Nhà nước;

    – Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;

    – Lưu: HC, TCNS;

    Epas: 50126.

     

     

           KT. CHỦ NHIỆM

        PHÓ CHỦ NHIỆM

     

     

     

     

     

     

     

     Nguyễn Thị Thúy Ngần

     

             

     

     

  • Nghị quyết 979/2020/UBTVQH14

    1/01/clip_image001.gif” width=”118″ />ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
     

    Nghị quyết số: 979/2020/UBTVQH14

    1/01/clip_image002.gif” width=”232″ />    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
       Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
     

                                                                         Hà Nội, ngày 27tháng 7 năm 2020

     

     

    NGHỊ QUYẾT

    Sửa đổi, bổ sung tiểu mục 2 mục I Biểu thuế bảo vệ môi trường quy định

    tại khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 579/2018/UBTVQH14 ngày 26 tháng 9 năm 2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Biểu thuế bảo vệ môi trường

     

     

    ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
     

     

    Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

    Căn cứ Luật Tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13;

    Căn cứ Luật Thuế bảo vệ môi trường số 57/2010/QH12;

     

    QUYẾT NGHỊ:

     

    Điều 1. Sửa đổi, bổ sung tiểu mục 2 mục I Biểu thuế bảo vệ môi trường quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 579/2018/UBTVQH14 ngày 26 tháng 9 năm 2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Biểu thuế bảo vệ môi trường như sau:

    1. Mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay là 2.100 đồng/lít được áp dụng từ ngày 01 tháng 8 năm 2020 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020.

    2. Mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay là 3.000 đồng/lít được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.

    Điều 2. Hiệu lực thi hành

    1. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2020.

    2. Giao Chính phủ chỉ đạo các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan khác ở trung ương, các địa phương, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Nghị quyết này.

     

     

    TM. ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

    CHỦ TỊCH

     

     

     

     

          Nguyễn Thị Kim Ngân

     

     

  • Nghị quyết 1004/2020/UBTVQH14

    NGHỊ QUYẾT

    Về việc thành lập và quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ,

    quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội

    và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

    ______________

     

    ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
     

    Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

    Căn cứ Luật Tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 65/2020/QH14;

    Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 47/2019/QH14;

     

    QUYẾT NGHỊ:

     

    Điều 1. Việc thành lập, vị trí, chức năng của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

    1. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được thành lập trên cơ sở hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13.

    Đối với địa phương thực hiện thí điểm hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo Nghị quyết số 580/2018/UBTVQH14 ngày 04 tháng 10 năm 2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được thành lập trên cơ sở tách Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

    2. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trên cơ sở đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp sau khi thống nhất với Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội.

    3. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh là cơ quan tương đương Sở, chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội và Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

    Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạncủa Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

    1. Trong việc tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

    a) Tham mưu, giúp Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch hoạt động hằng tháng, hằng quý, 06 tháng và cả năm của Đoàn đại biểu Quốc hội, triệu tập các cuộc họp của Đoàn đại biểu Quốc hội, giữ mối liên hệ với đại biểu Quốc hội trong Đoàn;

    b) Phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan phục vụ đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri; giúp Đoàn đại biểu Quốc hội tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri chuyển đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật;

    c) Phục vụ đại biểu Quốc hội tiếp công dân; tiếp nhận, tham mưu xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân gửi đến Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân do Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết;

    d) Tham mưu, tổ chức phục vụ Đoàn đại biểu Quốc hội trong công tác xây dựng pháp luật, thảo luận, góp ý kiến về các nội dung theo yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

    đ) Tham mưu, phục vụ hoạt động giám sát, khảo sát của Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội; thực hiện chỉ đạo của Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội trong việc phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan phục vụ hoạt động giám sát, khảo sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại địa phương;

    e) Tham mưu, giúp Đoàn đại biểu Quốc hội chuẩn bị báo cáo về tình hình hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội 06 tháng, cả năm hoặc theo yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

    g) Phối hợp phục vụ hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội tại kỳ họp Quốc hội; giúp đại biểu Quốc hội tham gia hoạt động của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội mà đại biểu là thành viên và các hoạt động khác của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

    h) Tham mưu, giúp Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội.

    2. Trong việc tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

    a) Tham mưu, giúp Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình làm việc, kế hoạch hoạt động hằng tháng, hằng quý, 06 tháng và cả năm;

    b) Tham mưu, giúp Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xây dựng chương trình, tổ chức phục vụ kỳ họp Hội đồng nhân dân, phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân, cuộc họp của Ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan chuẩn bị tài liệu phục vụ kỳ họp Hội đồng nhân dân, phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân, cuộc họp của Ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; tham mưu, phục vụ Ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong việc thẩm tra dự thảo nghị quyết, đề án, báo cáo; hoàn thiện các dự thảo nghị quyết, đề án, báo cáo của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh;

    c) Tham mưu, phục vụ Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong hoạt động giám sát, khảo sát; tổng hợp chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân; theo dõi, tổng hợp, đôn đốc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nghị quyết về giám sát, chất vấn;

    d) Phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan phục vụ đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tiếp xúc cử tri; giúp Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri chuyển đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật;

    đ) Phục vụ Thường trực Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tiếp công dân; tiếp nhận, tham mưu xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân gửi đến Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân do Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết;

    e) Tham mưu, phục vụ Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh dự kiến cơ cấu, thành phần, số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình để chuẩn bị tổ chức bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ sau; phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp huyện; giải quyết các vấn đề giữa hai kỳ họp Hội đồng nhân dân; giữ mối liên hệ với các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh;

    g) Tham mưu, phục vụ Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong việc tổ chức các cuộc họp giao ban, trao đổi kinh nghiệm, bồi dưỡng kỹ năng hoạt động cho đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; xây dựng báo cáo công tác trình cấp có thẩm quyền;

    h) Phục vụ Thường trực Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh điều hành công việc chung của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; điều hòa, phối hợp hoạt động các Ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; bảo đảm việc thực hiện quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, nội quy kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; phục vụ Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong hoạt động đối ngoại.

    3. Trong công tác hành chính, tổ chức, quản trị, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

    a) Phục vụ Đoàn đại biểu Quốc hội, Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh giữ mối liên hệ công tác với các cơ quan nhà nước ở trung ương và ở các tỉnh, thành phố khác trực thuộc trung ương, với Thường trực Tỉnh ủy, thành ủy, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp và các cơ quan, tổ chức, đoàn thể khác ở địa phương;

    b) Lập dự toán ngân sách nhà nước phục vụ hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trên cơ sở đã xin ý kiến của Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; tổ chức thực hiện, quản lý kinh phí hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội và kinh phí hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh;

    c) Bảo đảm điều kiện hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; tham mưu việc thực hiện chế độ, chính sách đối với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh;

    d) Quản lý cơ sở vật chất, tài sản công, công tác hành chính, bảo vệ và lễ tân của Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh;

    đ) Tham gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện việc quản lý công chức của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật;

    e) Tổ chức nghiên cứu khoa học; xây dựng, khai thác hệ thống thông tin, dữ liệu phục vụ hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; tổ chức nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin vào các công tác của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh;

    g) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh giao;

    h) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định khác của pháp luật có liên quan.

    Điều 3. Cơ cấu tổ chức của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

    1. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có Chánh Văn phòng và không quá 03 Phó Chánh Văn phòng.

    Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh sau khi thống nhất với Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng; xem xét, đánh giá công chức đối với Chánh Văn phòng.

    2. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được tổ chức thành các phòng gồm:

    a) Phòng Công tác Quốc hội;

    b) Phòng Công tác Hội đồng nhân dân;

    c) Phòng Hành chính, Tổ chức, Quản trị;

    d) Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh sau khi thống nhất với Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội có thể quyết định thành lập thêm 01 phòng để phụ trách mảng công việc có tính chất tương đối độc lập, thuộc chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

    3. Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của phòng thuộc Văn phòng sau khi xin ý kiến của Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội và Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

    4. Phòng có thể có Trưởng phòng và Phó Trưởng phòng. Số lượng Phó Trưởng phòng được quy định như sau:

    a) Phòng thuộc Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có ít hơn 10 biên chế công chức, phòng thuộc Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh loại I có ít hơn 09 biên chế công chức, phòng thuộc Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh loại II và loại III có ít hơn 08 biên chế công chức được bố trí 01 Phó Trưởng phòng;

    b) Phòng thuộc Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có từ 10 đến 14 biên chế công chức, phòng thuộc Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh loại I có từ 09 đến 14 biên chế công chức, phòng thuộc Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh loại II và loại III có từ 08 đến 14 biên chế công chức được bố trí không quá 02 Phó Trưởng phòng;

    c) Phòng thuộc Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có từ 15 biên chế công chức trở lên được bố trí không quá 03 Phó Trưởng phòng.

    5. Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng sau khi xin ý kiến của Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội và Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

    6. Biên chế công chức của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nằm trong tổng biên chế hành chính của địa phương, do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.

    Biên chế đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Đoàn đại biểu Quốc hội và biên chế đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh hoạt động chuyên trách không thuộc biên chế công chức của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh mà thuộc biên chế khối lãnh đạo các cơ quan dân cử ở địa phương trong tổng số lượng biên chế cán bộ, công chức của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đó.

    Điều 4.Chế độ làm việc

    1. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh làm việc theo chế độ thủ trưởng kết hợp với chế độ chuyên viên.

    2. Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh là người đứng đầu, điều hành công việc chung của Văn phòng, chịu trách nhiệm trước Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Văn phòng. Các Phó Chánh Văn phòng giúp Chánh Văn phòng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo phân công của Chánh Văn phòng.

    3. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thực hiện quy chế làm việc do Chánh Văn phòng ban hành.

    Điều 5.Trụ sở làm việc và kinh phí hoạt động

    1. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng do Chánh Văn phòng làm chủ tài khoản.

    2. Chính quyền địa phương cấp tỉnh căn cứ điều kiện cụ thể của địa phương, sau khi thống nhất với Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội, quyết định việc bố trí trụ sở làm việc của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, bảo đảm sử dụng cơ sở vật chất phù hợp và hiệu quả.

    3. Kinh phí hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội do ngân sách trung ương bảo đảm; kinh phí hoạt động của Hội đồng nhân dân và Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh do ngân sách địa phương bảo đảm. Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tổ chức việc quản lý, sử dụng kinh phí hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

    4. Văn phòng Quốc hội thực hiện việc phân bổ dự toán kinh phí hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội cho Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước, duyệt quyết toán ngân sách hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội, hướng dẫn cụ thể việc quản lý và sử dụng kinh phí hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội, kiểm tra việc thực hiện chi ngân sách nhà nước cho hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật về kế toán, thống kê.

    Điều 6. Mối quan hệ công tác

    1. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh giữ mối quan hệ công tác với Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng Thành ủy, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Văn phòng Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh và các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác ở địa phương để phối hợp tham mưu, phục vụ hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

    2. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh giữ mối quan hệ công tác với Văn phòng Quốc hội; phối hợp với các vụ, đơn vị thuộc Văn phòng Quốc hội trong việc tham mưu, phục vụ các hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội và hoạt động của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại địa phương.

    Điều 7. Điều khoản thi hành

    1. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.

    2. Nghị quyết số 1097/2015/UBTVQH13 ngày 22 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Nghị quyết số 580/2018/UBTVQH14 ngày 04 tháng 10 năm 2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thí điểm hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Nghị định số 48/2016/NĐ-CP ngày 27 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế công chức của Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hết hiệu lực kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều 8 của Nghị quyết này.

    Điều 8. Điều khoản chuyển tiếp

    1. Khi thành lập Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, số lượng Phó Chánh Văn phòng, Phó Trưởng phòng có thể cao hơn số lượng quy định tại Nghị quyết này. Chính quyền địa phương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm điều chỉnh, sắp xếp lại số lượng cấp phó vượt quá quy định, bảo đảm trong thời hạn 03 năm kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành, số lượng cấp phó phải theo đúng quy định tại Nghị quyết này.

    2. Biên chế công chức của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh sau khi được thành lập không vượt quá số lượng biên chế công chức được phê duyệt của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trước khi thực hiện thí điểm hoặc hợp nhất. Căn cứ vào tình hình thực tế, chính quyền địa phương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải xây dựng, hoàn thiện hệ thống vị trí việc làm, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, thực hiện tinh giản biên chế theo đúng quy định.

    Việc giải quyết chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dôi dư của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh sau khi được thành lập thực hiện theo quy định của Chính phủ.

    3. Kể từ ngày Nghị quyết này được thông qua, chính quyền địa phương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Văn phòng Quốc hội, các cơ quan khác có liên quan dự kiến phương án sắp xếp tổ chức bộ máy, quyết định biên chế công chức và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thành lập Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Thời hạn hoàn thành việc thành lập Văn phòng được thực hiện như sau:

    a) Đối với các địa phương thực hiện thí điểm theo Nghị quyết số 580/2018/UBTVQH14 ngày 04 tháng 10 năm 2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc thành lập Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải hoàn thành để bảo đảm các cơ quan này bắt đầu hoạt động từ ngày 01 tháng 01 năm 2021;

    b) Đối với các địa phương không thực hiện thí điểm theo Nghị quyết số 580/2018/UBTVQH14 ngày 04 tháng 10 năm 2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc thành lập Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phải hoàn thành chậm nhất là ngày 30 tháng 6 năm 2021. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh vẫn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị quyết số 1097/2015/UBTVQH13 ngày 22 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Nghị định số 48/2016/NĐ-CP ngày 27 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ cho đến khi Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được thành lập theo quy định của Nghị quyết này.

    4. Văn phòng Quốc hội có trách nhiệm chuyển giao cơ sở vật chất, kinh phí và biên chế công chức của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội cho các địa phương theo quy định của pháp luật.

    5. Căn cứ vào Nghị quyết này, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, quyết định dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 bảo đảm cho hoạt động của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh./.

  • Nghị quyết 1187/NQ-UBTVQH14

     

     

    NGHỊ QUYẾT

    Hướng dẫn việc xác định dự kiến cơ cấu,

     thành phần và phân bổ số lượng người được giới thiệu

    ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026

    —————————

     

    ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

     

    Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

    Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 21/2017/QH14 và Luật số 47/2019/QH14;

    Căn cứ Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân số 85/2015/QH13;

    Căn cứ Nghị quyết số 119/2020/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội về Thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng;

    Căn cứ Nghị quyết số 131/2020/QH14 ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Quốc hội về Tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh;

    Căn cứ Nghị quyết số 133/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 của Quốc hội về Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026;

    Xét đề nghị của Chính phủ tại Tờ trình số 613/TTr-CP ngày 05 tháng 12 năm 2020 và Báo cáo số 01/BC-CP ngày 05 tháng 01 năm 2021; Báo cáo thẩm tra số 3711/BC-UBPL14 ngày 09 tháng 12 năm 2020 và Báo cáo số 3776/BC-UBPL14 ngày 07 tháng 01 năm 2021 của Ủy ban Pháp luật về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết,

    QUYẾT NGHỊ:

    Điều 1. Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026

    1. Việc xác định số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu ở mỗi đơn vị hành chính căn cứ vào quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các cơ sở sau đây:

    a) Dân số của từng đơn vị hành chính để làm căn cứ xác định số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu được xác định theo số liệu thống kê dân số do cơ quan thống kê cấp tỉnh công bố tại thời điểm gần nhất tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2020;

    b) Việc xác định đơn vị hành chính miền núi, vùng cao, hải đảo để làm căn cứ xác định số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu căn cứ vào văn bản, quyết định còn hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân tộc và các cơ quan có liên quan rà soát, tập hợp các văn bản, quyết định còn hiệu lực pháp luật đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để xác định đơn vị hành chính miền núi, vùng cao, hải đảo và công bố trên Trang thông tin điện tử của Hội đồng bầu cử quốc gia (http://hoidongbaucu.quochoi.vn) chậm nhất là ngày 01 tháng 02 năm 2021.

    2. Việc xác định số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách ở từng đơn vị hành chính căn cứ vào quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Nghị quyết số 119/2020/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội về Thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng, Nghị quyết số 131/2020/QH14 ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Quốc hội về Tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh:

    a) Đối với cấp tỉnh, số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách giữ chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tối đa là 02 người; số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách giữ chức vụ Trưởng ban, Phó Trưởng ban ở mỗi Ban của Hội đồng nhân dân tối đa là 02 người, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;

    b) Đối với Thành phố Hồ Chí Minh, số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách giữ chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố tối đa là 03 người; số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách giữ chức vụ Trưởng ban, Phó Trưởng ban và Ủy viên ở mỗi Ban của Hội đồng nhân dân thành phố tối đa là 04 người.

    Đối với thành phố Đà Nẵng, số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách giữ chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố tối đa là 02 người; số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách giữ chức vụ Trưởng ban, Phó Trưởng ban ở mỗi Ban của Hội đồng nhân dân thành phố tối đa là 03 người;

    c) Đối với cấp huyện, số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách giữ chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tối đa là 02 người; số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách giữ chức vụ Trưởng ban, Phó Trưởng ban ở mỗi Ban của Hội đồng nhân dân tối đa là 02 người;

    d) Đối với cấp xã, số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách giữ chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân là 01 người.

    Điều 2. Cơ cấu, thành phần và phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026

    1. Căn cứ vào số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu, nguyên tắc về việc bảo đảm số dư khi lập danh sách người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân quy định tại khoản 3 Điều 58 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, sau khi thống nhất ý kiến với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ủy ban nhân dân cùng cấp, dự kiến cụ thể cơ cấu, thành phần, phân bổ số lượng người của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước ở cấp mình và các đơn vị hành chính cấp dưới, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế trên địa bàn được giới thiệu để ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở đơn vị hành chính cấp mình.

    2. Căn cứ vào số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu, nguyên tắc về việc bảo đảm số dư khi lập danh sách người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân quy định tại khoản 3 Điều 58 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã, sau khi thống nhất ý kiến với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ủy ban nhân dân cùng cấp, dự kiến cụ thể cơ cấu, thành phần, phân bổ số lượng người của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước ở cấp mình và các thôn, tổ dân phố, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế trên địa bàn được giới thiệu để ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở đơn vị hành chính cấp mình.

    3. Việc dự kiến cơ cấu, thành phần, phân bổ số lượng người được giới thiệu để ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở mỗi đơn vị hành chính phải bảo đảm dân chủ, công tâm, khách quan, minh bạch; coi trọng chất lượng, lựa chọn đại biểu là những người tiêu biểu về phẩm chất, đạo đức, uy tín, trí tuệ; đồng thời bảo đảm cơ cấu hợp lý trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước ở cấp mình và các đơn vị hành chính cấp dưới (đối với cấp tỉnh, cấp huyện), các thôn, tổ dân phố (đối với cấp xã), đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế trên địa bàn; có đại diện của các thành phần xã hội, nghề nghiệp, tôn giáo, độ tuổi và đáp ứng các yêu cầu sau đây:

    a) Bảo đảm có ít nhất là 35% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân là phụ nữ; phấn đấu tỷ lệ phụ nữ trúng cử là khoảng 30% tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân;

    b) Bảo đảm tỷ lệ hợp lý người trong danh sách chính thức những người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân là người dân tộc thiểu số, phù hợp với đặc điểm, cơ cấu dân số của từng địa phương. Quan tâm đến những dân tộc thiểu số trong nhiều khóa chưa có người tham gia vào hoạt động của Hội đồng nhân dân;

    c) Phấn đấu đạt tỷ lệ người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân là người ngoài Đảng không thấp hơn 10% tổng số người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân;

    d) Phấn đấu đạt tỷ lệ người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân là đại biểu trẻ tuổi (dưới 40 tuổi) không thấp hơn 15% tổng số người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân;

    đ) Phấn đấu đạt tỷ lệ từ 30% trở lên đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2016 – 2021 tái cử đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2021 – 2026 ở từng cấp;

    e) Giảm tỷ lệ người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân công tác ở các cơ quan quản lý nhà nước so với nhiệm kỳ 2016 – 2021;

    g) Việc phân bổ người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2021 – 2026 tại các đơn vị bầu cử phải bảo đảm công bằng, bình đẳng; bảo đảm tương quan hợp lý với tỷ lệ dân số giữa các đơn vị hành chính trực thuộc, giữa các thôn, tổ dân phố.

    Điều 3. Điều khoản thi hành

    1. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành.

    2. Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và các cơ quan, tổ chức liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.

    3. Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

     

  • Nghị quyết 1186/2021/UBTVQH14

     

    NGHỊ QUYẾT

    Quy định chi tiết, hướng dẫn việc tổ chức hội nghị cử tri; việc giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã ở thôn, tổ dân phố; việc hiệp thương, giới thiệu người ứng cử, lập danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong bầu cử bổ sung

                                                                            ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI                                                                 

    Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

    Căn cứ Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân số 85/2015/QH13;

    QUYẾT NGHỊ:

    Chương I

    TỔ CHỨC HỘI NGHỊ CỬ TRI LẤY Ý KIẾN  ĐỐI VỚI NGƯỜI ỨNG CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI, ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

    Điều 1. Tổ chức hội nghị cử tri nơi công tác

    1. Hội nghị cử tri nơi công tác để lấy ý kiến đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân (gồm người được giới thiệu ứng cử và người tự ứng cử) được tổ chức ở nơi người ứng cử đang công tác hoặc làm việc (nếu có). Trường hợp người ứng cử có nhiều nơi công tác hoặc nơi làm việc thì tổ chức lấy ý kiến của cử tri nơi người đó công tác hoặc làm việc thường xuyên.

    2. Thẩm quyền chủ trì và triệu tập hội nghị cử tri nơi công tác được thực hiện như sau:

    a) Người ứng cử đang công tác chuyên trách tại cơ quan Đảng, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội, các tổ chức xã hội thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn của cơ quan, tổ chức đó triệu tập và chủ trì hội nghị, trừ trường hợp quy định tại điểm g khoản này;

    b) Người ứng cử đang công tác tại các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội thì việc lấy ý kiến cử tri nơi công tác do Văn phòng Quốc hội tổ chức. Người ứng cử là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Đoàn đại biểu Quốc hội thì việc lấy ý kiến cử tri nơi công tác do Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh hoặc Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội (nơi chưa thành lập Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân) tổ chức. Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh hoặc Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn cơ quan triệu tập và chủ trì hội nghị;

    c) Người ứng cử đang công tác tại Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh hoặc Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (nơi chưa thành lập Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân) thì việc lấy ý kiến cử tri nơi công tác do Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh hoặc Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tổ chức. Người ứng cử đang công tác tại Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân cấp huyện thì việc lấy ý kiến cử tri nơi công tác do Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức. Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh hoặc Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn cơ quan triệu tập và chủ trì hội nghị;

    d) Người ứng cử đang là Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ thì việc lấy ý kiến cử tri nơi công tác do Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ tổ chức; người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đang là Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện thì việc lấy ý kiến cử tri nơi công tác do Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức. Người đứng đầu cơ quan phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn cơ quan triệu tập và chủ trì hội nghị;

    đ) Người ứng cử đang công tác tại Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân các cấp, Kiểm toán nhà nước, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và các cơ quan khác của Nhà nước thì người đứng đầu cơ quan phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn cơ quan triệu tập và chủ trì hội nghị;

    e) Người ứng cử làm việc tại đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế thì người đứng đầu đơn vị, tổ chức phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn triệu tập và chủ trì hội nghị;

    g) Người ứng cử công tác tại Đảng ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội cấp xã hoặc là công chức xã, phường, thị trấn thì việc lấy ý kiến cử tri nơi công tác được thực hiện tại hội nghị liên tịch giữa Đảng ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị – xã hội cấp xã. Người đứng đầu Đảng ủy cấp xã triệu tập và chủ trì hội nghị;

    h) Người ứng cử công tác ở các đơn vị vũ trang nhân dân thì do lãnh đạo, chỉ huy đơn vị triệu tập và chủ trì hội nghị;

    i) Trường hợp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị là người ứng cử thì cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn triệu tập và chủ trì hội nghị;

    k) Trường hợp nơi công tác hoặc nơi làm việc của người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân quy định tại khoản này chưa có tổ chức Công đoàn thì người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu triệu tập và chủ trì hội nghị.

    3. Đối với nơi có dưới 100 cử tri thì tổ chức hội nghị toàn thể cử tri để lấy ý kiến về người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân và phải bảo đảm số lượng cử tri tham dự hội nghị đạt ít nhất là hai phần ba tổng số cử tri được triệu tập. Đối với nơi có từ 100 cử tri trở lên thì có thể tổ chức hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại diện cử tri và phải bảo đảm có ít nhất là 70 cử tri tham dự hội nghị. Tùy đặc điểm, tình hình thực tế của cơ quan, tổ chức, đơn vị, Ban chấp hành Công đoàn phối hợp với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phân bổ số lượng người để các tổ chức Công đoàn trực thuộc cử đại diện tham dự; trường hợp không có tổ chức Công đoàn thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phân bổ số lượng người để các đơn vị trực thuộc cử đại diện tham dự.

    4. Người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân được mời tham dự hội nghị.

    Điều 2. Tổ chức hội nghị cử tri nơi cư trú

    1. Hội nghị cử tri nơi cư trú để lấy ý kiến đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân (gồm người được giới thiệu ứng cử và người tự ứng cử) được tổ chức tại thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố (sau đây gọi chung là thôn, tổ dân phố) nơi người ứng cử thường trú hoặc tạm trú. Trường hợp không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú thì tổ chức hội nghị cử tri tại thôn, tổ dân phố nơi người ứng cử đang sinh sống.

    Trường hợp người ứng cử cư trú tại khu chung cư, khu đô thị chưa có tổ dân phố thì tổ chức hội nghị cử tri tại khu chung cư hoặc khu đô thị nơi người đó sinh sống để lấy ý kiến đối với người ứng cử.

    2. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã phối hợp với Ủy ban nhân dân cùng cấp triệu tập và chủ trì hội nghị.

    Trưởng ban công tác Mặt trận phối hợp với Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lập danh sách và mời cử tri đến dự hội nghị. Trường hợp tổ chức hội nghị cử tri tại khu chung cư hoặc khu đô thị chưa có tổ dân phố thì Trưởng ban công tác Mặt trận phối hợp với Ban quản trị khu chung cư hoặc Ban quản lý khu chung cư, Ban quản trị khu đô thị (nếu có) lập danh sách và mời cử tri cư trú tại tòa nhà khu chung cư hoặc khu đô thị đến dự hội nghị.

    3. Đối với nơi có dưới 100 cử tri thì tổ chức hội nghị toàn thể cử tri để lấy ý kiến về người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân và phải bảo đảm số lượng cử tri tham dự hội nghị đạt ít nhất là 50% tổng số cử tri được triệu tập. Đối với nơi có từ 100 cử tri trở lên thì có thể tổ chức hội nghị toàn thể hoặc hội nghị cử tri đại diện hộ gia đình và phải bảo đảm có ít nhất là 55 cử tri tham dự hội nghị.

    4. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã, người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị, thôn, tổ dân phố đã giới thiệu người ứng cử được mời tham dự hội nghị.

    Điều 3. Nội dung và biên bản hội nghị cử tri   

    1. Tại hội nghị cử tri nơi công tác và hội nghị cử tri nơi cư trú, cử tri đối chiếu với tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, nhận xét, bày tỏ sự tín nhiệm đối với người ứng cử.

    2. Biên bản hội nghị cử tri phải ghi rõ thành phần, số lượng người tham dự, diễn biến, kết quả hội nghị; trong đó, phải ghi rõ tổng số cử tri được triệu tập, số lượng cử tri có mặt, ý kiến phát biểu và sự tín nhiệm của cử tri đối với từng người ứng cử. Việc gửi biên bản được quy định như sau:

    a) Biên bản hội nghị cử tri nơi công tác lấy ý kiến về người được cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương dự kiến giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội phải được gửi cùng biên bản hội nghị ban lãnh đạo của cơ quan, tổ chức, đơn vị nhận xét về người được giới thiệu ứng cử đến Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trước khi hội nghị hiệp thương lần thứ hai được tổ chức;

    b) Biên bản hội nghị cử tri nơi công tác lấy ý kiến về người được cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương dự kiến giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội phải được gửi cùng biên bản hội nghị ban lãnh đạo của cơ quan, tổ chức, đơn vị nhận xét về người được giới thiệu ứng cử đến Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh trước khi hội nghị hiệp thương lần thứ hai được tổ chức;

    c) Biên bản hội nghị cử tri nơi công tác lấy ý kiến về người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phải được gửi cùng biên bản hội nghị ban lãnh đạo của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó công tác nhận xét về người được giới thiệu ứng cử đến Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tổ chức hội nghị hiệp thương trước khi hội nghị hiệp thương lần thứ hai được tổ chức;

    d) Biên bản hội nghị cử tri nơi cư trú lấy ý kiến về người ứng cử đại biểu Quốc hội được cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương giới thiệu phải được gửi đến Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; biên bản hội nghị cử tri nơi cư trú lấy ý kiến về người ứng cử đại biểu Quốc hội được cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương giới thiệu phải được gửi đến Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh ngay sau khi kết thúc hội nghị cử tri;

    đ) Biên bản hội nghị cử tri lấy ý kiến về người tự ứng cử đại biểu Quốc hội phải được gửi đến Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh ngay sau khi kết thúc hội nghị cử tri;

    e) Biên bản hội nghị cử tri nơi cư trú lấy ý kiến về người được cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, biên bản hội nghị cử tri lấy ý kiến về người tự ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phải được gửi đến Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tổ chức hội nghị hiệp thương ngay sau khi kết thúc hội nghị cử tri.

    Điều 4. Thủ tục tổ chức hội nghị cử tri

    1. Người chủ trì hội nghị tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu dự hội nghị. Người chủ trì có trách nhiệm sau đây:

    a) Giới thiệu mục đích, yêu cầu của hội nghị;

    b) Giới thiệu Thư ký hội nghị để hội nghị quyết định;

    c) Báo cáo về số lượng cử tri được mời, số lượng cử tri có mặt;

    d) Giới thiệu danh sách người ứng cử;

    đ) Đọc tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội quy định tại Điều 22 của Luật Tổ chức Quốc hội (đối với hội nghị cử tri lấy ý kiến về người ứng cử đại biểu Quốc hội), tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân quy định tại Điều 7 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương (đối với hội nghị cử tri lấy ý kiến về người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân) và những trường hợp không được ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân quy định tại Điều 37 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.

    2. Thư ký hội nghị đọc tiểu sử tóm tắt của từng người ứng cử.

    3. Cử tri phát biểu ý kiến đối với từng người ứng cử.

    4. Người ứng cử phát biểu.

    5. Đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu người ứng cử phát biểu ý kiến.

    6. Hội nghị biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Hội nghị cử Tổ kiểm phiếu gồm từ 03 đến 05 người.

    Trường hợp hội nghị biểu quyết bằng hình thức giơ tay thì Tổ kiểm phiếu đếm, tính kết quả biểu quyết đối với từng người ứng cử.

    Trường hợp hội nghị biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu kín thì phiếu tín nhiệm của cử tri nơi công tác phải đóng dấu của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc Ban chấp hành Công đoàn của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó. Phiếu tín nhiệm của cử tri nơi cư trú phải đóng dấu của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã hoặc của Ủy ban nhân dân cùng cấp. Trên phiếu tín nhiệm ghi rõ họ và tên người ứng cử. Nếu có nhiều người ứng cử thì ghi rõ họ và tên của những người ứng cử, xếp theo vần chữ cái A, B, C… Cử tri gạch tên người ứng cử mà mình không tín nhiệm và bỏ vào hòm phiếu.

    7. Tổ trưởng Tổ kiểm phiếu công bố kết quả biểu quyết.

    8. Hội nghị thông qua biên bản hội nghị cử tri (theo Mẫu số 01/HNCT hoặc Mẫu số 02/HNCT).

    Chương II

    GIỚI THIỆU NGƯỜI ỨNG CỬ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP XÃ Ở THÔN, TỔ DÂN PHỐ

    Điều 5. Nội dung, trình tự dự kiến người của thôn, tổ dân phố để giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã

    1. Trưởng ban công tác Mặt trận phối hợp với Chi hội trưởng các đoàn thể họp với Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố để dự kiến người của thôn, tổ dân phố giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã theo thông báo của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã về việc phân bổ số lượng và cơ cấu, thành phần.

    2. Trưởng ban công tác Mặt trận triệu tập và chủ trì hội nghị gồm toàn bộ các thành viên của Ban công tác Mặt trận để thảo luận, dự kiến người của thôn, tổ dân phố giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã.

    3. Thủ tục tổ chức hội nghị được thực hiện như sau:

    a) Trưởng ban công tác Mặt trận giới thiệu mục đích, yêu cầu của hội nghị, cử Thư ký hội nghị và đọc thông báo của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã về việc phân bổ số lượng, cơ cấu, thành phần người của thôn, tổ dân phố được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã; tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân quy định tại Điều 7 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và những trường hợp không được ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân quy định tại Điều 37 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân;

    b) Trưởng ban công tác Mặt trận nêu dự kiến người của thôn, tổ dân phố để giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã;

    c) Hội nghị thảo luận và nhận xét về người được dự kiến giới thiệu ứng cử;

    d) Trưởng ban công tác Mặt trận tổng hợp ý kiến và kết luận hội nghị;

    đ) Hội nghị thông qua biên bản hội nghị (theo Mẫu số 03/HNMT).

    Điều 6. Hội nghị cử tri giới thiệu người của thôn, tổ dân phố ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã

    1. Trưởng ban công tác Mặt trận phối hợp với Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố gửi giấy mời tham dự hội nghị cử tri giới thiệu người của thôn, tổ dân phố ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã. Thành phần mời dự hội nghị gồm:

    a) Cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình.

    Đối với nơi có dưới 100 cử tri thì tổ chức hội nghị toàn thể cử tri và phải bảo đảm số lượng cử tri tham dự hội nghị đạt ít nhất là 50% tổng số cử tri được triệu tập. Đối với nơi có từ 100 cử tri trở lên thì có thể tổ chức hội nghị toàn thể hoặc hội nghị cử tri đại diện hộ gia đình và phải bảo đảm có ít nhất là 55 cử tri tham dự hội nghị;

    b) Toàn thể thành viên Ban công tác Mặt trận;

    c) Trưởng thôn, Phó trưởng thôn hoặc Tổ trưởng, Tổ phó tổ dân phố;

    d) Đại diện Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.

    2. Thủ tục tổ chức hội nghị cử tri được thực hiện như sau:

    a) Trưởng ban hoặc Phó Trưởng ban công tác Mặt trận chủ trì hội nghị cử tri, tuyên bố lý do và giới thiệu đại biểu dự hội nghị; giới thiệu mục đích, yêu cầu của hội nghị; giới thiệu Thư ký hội nghị để hội nghị quyết định; báo cáo về số lượng cử tri được mời, số lượng cử tri có mặt;

    b) Người chủ trì hội nghị đọc thông báo của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã về việc phân bổ số lượng và cơ cấu, thành phần người của thôn, tổ dân phố được giới thiệu ứng cử; đọc tiêu chuẩn đại biểu Hội đồng nhân dân quy định tại Điều 7 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và những trường hợp không được ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân quy định tại Điều 37 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân;

    c) Đại diện Ban công tác Mặt trận đọc danh sách do Ban công tác Mặt trận dự kiến những người của thôn, tổ dân phố để giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã. Cử tri có thể giới thiệu thêm người ứng cử để hội nghị xem xét;

    d) Hội nghị thảo luận về những người được giới thiệu ứng cử;

    đ) Hội nghị quyết định biểu quyết danh sách chính thức những người của thôn, tổ dân phố được giới thiệu ứng cử bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Hội nghị cử Tổ kiểm phiếu gồm từ 03 đến 05 người.

    Trường hợp hội nghị biểu quyết bằng hình thức giơ tay thì Tổ kiểm phiếu đếm, tính kết quả biểu quyết đối với từng người được giới thiệu ứng cử.

    Trường hợp hội nghị biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu kín thì phiếu tín nhiệm của cử tri phải đóng dấu của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã hoặc dấu của Ủy ban nhân dân cùng cấp. Trên phiếu tín nhiệm ghi rõ họ và tên của những người được hội nghị cử tri dự kiến giới thiệu ứng cử. Nếu có nhiều người được giới thiệu ứng cử thì ghi rõ họ và tên của những người được giới thiệu ứng cử, xếp theo vần chữ cái A, B, C… Cử tri gạch tên người được giới thiệu ứng cử mà mình không tín nhiệm và bỏ vào hòm phiếu.

    Người được giới thiệu ứng cử là người được trên 50% tổng số cử tri có mặt tín nhiệm. Trường hợp có nhiều người cùng được trên 50% tổng số cử tri có mặt tín nhiệm thì người được giới thiệu ứng cử được xác định theo kết quả biểu quyết tính từ cao xuống thấp cho đến khi đủ số lượng được phân bổ; trường hợp kết quả biểu quyết ngang nhau thì người chủ trì hội nghị lập danh sách những người đó để hội nghị biểu quyết lại và lấy người có kết quả biểu quyết cao hơn mà không cần phải đạt trên 50% tổng số cử tri có mặt. Trường hợp biểu quyết lại mà kết quả biểu quyết vẫn ngang nhau thì việc có biểu quyết tiếp hay không do hội nghị quyết định;  

    e) Tổ trưởng Tổ kiểm phiếu công bố kết quả biểu quyết;

    g) Hội nghị thông qua biên bản hội nghị (theo Mẫu số 04/HNCT).

    Chương III

    HIỆP THƯƠNG, GIỚI THIỆU NGƯỜI ỨNG CỬ  ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI, ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TRONG BẦU CỬ BỔ SUNG

    Điều 7. Công tác hiệp thương, giới thiệu người ứng cử trong bầu cử bổ sung

    Việc hiệp thương, giới thiệu người ứng cử trong bầu cử bổ sung đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân được tổ chức và thực hiện theo quy định tại Mục 2 và Mục 3 Chương V của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn có liên quan. Riêng thời gian tiến hành hiệp thương, giới thiệu người ứng cử trong bầu cử bổ sung thực hiện theo quy định tại Điều 8 của Nghị quyết này.

    Điều 8. Thời gian tiến hành hiệp thương, giới thiệu người ứng cử trong bầu cử bổ sung

    1. Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất để thỏa thuận về cơ cấu, thành phần, số lượng những người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân được tổ chức chậm nhất là 20 ngày trước ngày bầu cử bổ sung.

    2. Sau hội nghị hiệp thương lần thứ nhất, cơ quan, tổ chức, đơn vị, thôn, tổ dân phố được phân bổ số lượng người giới thiệu ứng cử tiến hành lựa chọn, giới thiệu người ứng cử chậm nhất là 19 ngày trước ngày bầu cử bổ sung.

    3. Hội nghị hiệp thương lần thứ hai để thỏa thuận lập danh sách sơ bộ những người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân được tổ chức chậm nhất là 16 ngày trước ngày bầu cử bổ sung.

    4. Việc tổ chức hội nghị cử tri lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú và nơi công tác (nếu có) về người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân được thực hiện chậm nhất là 14 ngày trước ngày bầu cử bổ sung.

    5. Hội nghị hiệp thương lần thứ ba để lựa chọn, lập danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân được tổ chức chậm nhất là 12 ngày trước ngày bầu cử bổ sung.

    Chương IV

    ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

    Điều 9. Điều khoản thi hành

    1. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành.

    2. Trong quá trình thực hiện Nghị quyết này nếu có khó khăn, vướng mắc thì cơ quan, tổ chức báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội để kịp thời hướng dẫn.

  • Nghị quyết 283/2021/UBTVQH15

    NGHỊ QUYẾT

    Ban hành Quy chế làm việc mẫu

    của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội

    ___________________

     

    ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

     

    Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

    Căn cứ Luật Tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 65/2020/QH14;

     Căn cứ Quy chế làm việc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết số 1075/2015/UBTVQH13 ngày 11 tháng 12 năm 2015;

    Xét đề nghị của Trưởng Ban Công tác đại biểu tại Tờ trình số 644 /TTr-BCTĐB ngày 17 tháng 8 năm 2021;

     

    QUYẾT NGHỊ:

     

    Điều 1

    Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy chế làm việc mẫu của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội.

    Điều 2

    Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày ký. Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên theo theo trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    TM. ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

    CHỦ TỊCH

     

    (Đã ký)

     

        Vương Đình Huệ

    QUY CHẾ LÀM VIỆC MẪU

    CỦA HỘI ĐỒNG DÂN TỘC, ỦY BAN CỦA QUỐC HỘI

    (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 283 /2021/UBTVQH15

     ngày 27 tháng 8 năm 2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội)

     

     Chương I

    QUY ĐỊNH CHUNG

    Điều 1. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh

    1. Quy chế này quy định cụ thể về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn, nguyên tắc hoạt động, chế độ trách nhiệm, lề lối làm việc, mối quan hệ công tác và trình tự xử lý công việc của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội.

    2. Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội là thành viên Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, các chuyên gia, cộng tác viên của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, cơ quan tham mưu giúp việc Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu sự điều chỉnh của Quy chế này.

    Điều 2. Tổ chức của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội

    1. Hội đồng Dân tộc gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Ủy viên Thường trực, Ủy viên Chuyên trách và các Ủy viên khác của Hội đồng Dân tộc; Ủy ban của Quốc hội gồm Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm, Ủy viên Thường trực, Ủy viên chuyên trách và các Ủy viên khác của Ủy ban.

    2. Thường trực Hội đồng Dân tộc gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Ủy viên Thường trực, Ủy viên Chuyên trách của Hội đồng Dân tộc; Thường trực Ủy ban của Quốc hội gồm Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm, Ủy viên Thường trực, Ủy viên chuyên trách của Ủy ban.

    3. Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội thành lập các Tiểu ban có thể hoạt động thường xuyên hoặc có thời hạn hoặc theo vụ việc để nghiên cứu, chuẩn bị các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội. Mỗi Tiểu ban có thể do Chủ tịch, Chủ nhiệm hoặc phân công một Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban hoặc Ủy viên Thường trực làm Trưởng Tiểu ban. Thành viên Tiểu ban gồm Ủy viên Thường trực, Ủy viên chuyên trách, Ủy viên khác của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội và các thành viên khác có thể không phải là thành viên Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội hoặc không phải là đại biểu Quốc hội.

    Số lượng Tiểu ban, thời hạn hoạt động của Tiểu ban do Hội đồng Dân tộc, Ủy ban quyết định.

    Việc phân công Phó Trưởng Tiểu ban và quyết định số lượng thành viên các Tiểu ban mời ngoài thành viên của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban do Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban quyết định.

    4. Khi cần thiết, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội có thể thành lập Nhóm nghiên cứu để phục vụ công tác chuyên môn, giúp việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội. Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội quyết định số lượng thành viên và phân công Trưởng Tiểu Ban hoặc Phó Trưởng Tiểu ban làm Trưởng Nhóm. Thành viên tham gia Nhóm nghiên cứu có thể không phải là thành viên Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội hoặc không phải là đại biểu Quốc hội.

    5. Các thành viên khác của Tiểu ban, thành viên Nhóm nghiên cứu không phải là thành viên Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội hoặc không phải là đại biểu Quốc hội được mời và đồng ý tham gia Tiểu ban, tham gia Nhóm, hoạt động với tư cách chuyên gia cần thực hiện đầy đủ các quy chế, quy định của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội.

    Điều 3. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng Dân tộc,  Ủy ban của Quốc hội

    1. Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số.

    2. Hoạt động của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội phải tuân thủ quy định của Hiến pháp và pháp luật, công khai, minh bạch, dân chủ, bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội được phân công phụ trách; bảo đảm sự điều hành của Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội.

    3. Phiên họp toàn thể của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội phải có quá nửa tổng số thành viên tham dự.

    4. Quyết định của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.

     

    Chương II

    NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN

    Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội và thành viên của Hội đồng, Ủy ban

    1. Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định của Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

    2. Thành viên của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

    a) Thực hiện nhiệm vụ của đại biểu Quốc hội theo quy định của Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội và các quy định khác của pháp luật có liên quan; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội nơi mình ứng cử hoặc tham gia sinh hoạt;

    b) Tham gia đầy đủ các phiên họp toàn thể và các hoạt động khác của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội theo triệu tập và sự phân công của Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội và Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội. Trường hợp vắng mặt phải xin phép và được sự đồng ý của Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội;

    c) Tham gia thảo luận, biểu quyết những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội; tham gia ý kiến và gửi báo cáo về những vấn đề mà Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội yêu cầu;

    d) Tham gia đoàn giám sát, đoàn công tác, đoàn khảo sát, nghiên cứu của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội theo phân công hoặc khi được mời tham dự;

    đ) Được thông tin đầy đủ về chương trình, kế hoạch và các nội dung hoạt động, các thông tin, báo cáo, tài liệu chuyên môn của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội mà mình là thành viên;

    e) Giữ mối liên hệ với các cơ quan, tổ chức hữu quan theo lĩnh vực cụ thể; góp phần làm cầu nối, giữ mối liên hệ phối hợp giữa Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội với Đoàn đại biểu Quốc hội nơi mình thực hiện nhiệm vụ đại biểu và thực hiện các nhiệm vụ khác do Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Ủy ban, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội phân công.

    3. Thành viên của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội là đại biểu hoạt động không chuyên trách nếu do tính chất, yêu cầu công việc hoặc vì lý do riêng không thể tham gia các hoạt động của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội thì có thể chủ động làm đơn xin thôi làm thành viên của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội.

    4. Định kỳ hàng năm, Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội phối hợp với Ban Công tác đại biểu tổng hợp, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về hoạt động của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội; hoạt động của các đại biểu là thành viên Hội đồng Dân tộc, Ủy ban. Trường hợp trong cả năm mà thành viên của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội không bố trí được quá 50% thời gian tham gia các hoạt động được yêu cầu theo kế hoạch của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban thì Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn đại biểu thôi tham gia làm thành viên của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban.

    Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội

    Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban giúp Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội giải quyết các công việc thường xuyên của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban trong thời gian giữa hai kỳ họp của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội; thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 86 của Luật Tổ chức Quốc hội.

    Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tiểu ban và Nhóm nghiên cứu

    Tiểu ban và Nhóm nghiên cứu thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo phân công thuộc lĩnh vực chuyên môn, chịu trách nhiệm trước Hội đồng Dân tộc, Ủy ban và trước Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội.

    Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội

    Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 85 của Luật Tổ chức Quốc hội và nhiệm vụ của đại biểu Quốc hội theo quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội.

    Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội

    Ngoài các nhiệm vụ chung được quy định tại Điều 4 của Quy chế này, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

    1. Giúp Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội tham gia điều hành công việc của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội theo phân công của Chủ tịch, Chủ nhiệm; tham gia thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội; nghiên cứu, đề xuất với Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội và Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban về những vấn đề thuộc lĩnh vực được phân công và các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội phụ trách.

    2. Được phân công làm Trưởng Tiểu ban, Phó Trưởng Tiểu ban, Trưởng Nhóm nghiên cứu phù hợp với cơ cấu của Tiểu ban, Nhóm nghiên cứu.

    3. Giúp Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội trực tiếp làm đầu mối phối hợp với các cơ quan khác của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo lĩnh vực được phân công.

    4. Được Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội ủy quyền thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban khi Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội vắng mặt.

    5. Trực tiếp nghiên cứu, biên tập và chỉ đạo Tiểu ban, Nhóm nghiên cứu và Vụ chuyên môn nghiên cứu, chuẩn bị ý kiến góp ý về các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết và các nội dung khác được Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban phân công để báo cáo Hội đồng, Ủy ban, Thường trực Hội đồng, Thường trực Ủy ban của Quốc hội.

    Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy viên Thường trực

    Ngoài các nhiệm vụ chung được quy định tại Điều 4 của Quy chế này, Ủy viên Thường trực của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội  có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

    1. Tham gia và thực hiện các nhiệm vụ, công việc của Tiểu ban, Nhóm nghiên cứu khi được phân công.

    2. Được phân công làm Trưởng Tiểu ban, Trưởng Nhóm nghiên cứu phù hợp với cơ cấu của Tiểu ban, Nhóm.

    3. Trực tiếp nghiên cứu, biên tập văn bản của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, đề xuất với Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các nội dung thuộc thẩm quyền, lĩnh vực hoạt động của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban, Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội.

    4. Tham gia chỉ đạo Vụ chuyên môn chuẩn bị ý kiến, tài liệu nghiên cứu về các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết và các vấn đề khác được phân công.

    5. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội, của Chủ tịch Hội đồng, Chủ nhiệm Ủy ban hoặc của Phó Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban được phân công phụ trách Tiểu ban, Nhóm nghiên cứu.

    Điều 10. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy viên Chuyên trách

    Ngoài các nhiệm vụ chung được quy định tại Điều 4 của Quy chế này, Ủy viên Chuyên trách của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

    1. Tham gia và thực hiện các nhiệm vụ, công việc của Tiểu ban, Nhóm nghiên cứu khi được phân công.

    2. Trực tiếp nghiên cứu, biên tập văn bản của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, đề xuất với Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc; Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban, Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban.

    3. Tham gia chỉ đạo Vụ chuyên môn chuẩn bị ý kiến, tài liệu nghiên cứu về các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết và các vấn đề khác được phân công.

    4. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội, của Chủ tịch Hội đồng, Chủ nhiệm Ủy ban hoặc của Phó Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban được phân công phụ trách Tiểu ban, Nhóm nghiên cứu.

    Điều 11. Nhiệm vụ, quyền hạn của các Ủy viên khác của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội

    Ngoài các nhiệm vụ chung được quy định tại Điều 4 của Quy chế này, đại biểu Quốc hội là Ủy viên khác của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

    1. Được mời tham dự các phiên họp mở rộng của Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội theo yêu cầu của Thường trực hoặc nguyện vọng của đại biểu.

    2. Chủ động nghiên cứu, đề xuất với Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban; Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban về những vấn đề thuộc thẩm quyền, lĩnh vực hoạt động của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội hoặc đại biểu quan tâm.

    3. Giữ mối liên hệ thường xuyên với Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban; Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban và các đại biểu khác; thực hiện tốt vai trò cầu nối, giữ mối liên hệ phối hợp giữa Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội với Đoàn đại biểu Quốc hội và các cơ quan nơi công tác hoặc ứng cử.

    4. Tham gia đầy đủ các hoạt động của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội khi được yêu cầu; phối hợp, hỗ trợ Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban triển khai các hoạt động tại địa phương, cơ quan nơi công tác, làm nhiệm vụ đại biểu; cung cấp những thông tin về tình hình kinh tế – xã hội ở địa phương, lĩnh vực công tác để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội.

    5. Chủ động phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân ở địa phương hoặc cơ quan công tác tổ chức các hoạt động tham vấn, lấy ý kiến nhân dân, cử tri nơi công tác, làm nhiệm vụ đại biểu về các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết, các nội dung khác do Hội đồng Dân tộc hoặc Ủy ban chủ trì thẩm tra, giám sát.

    6. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội và Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban.

     

     

    Điều 12. Về nhiệm vụ và trách nhiệm của thành viên Tiểu ban, Nhóm nghiên cứu

    Nhiệm vụ và trách nhiệm của thành viên Tiểu ban, Nhóm nghiên cứu do Hội đồng Dân tộc, Ủy ban quy định phù hợp, đảm bảo hoạt động, chất lượng hiệu quả.

    Chương III

    PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG

    Mục 1

    HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG DÂN TỘC,

    CÁC ỦY BAN CỦA QUỐC HỘI

     

    Điều 13. Hình thức hoạt động của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội

    1. Hoạt động của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội được thực hiện thông qua phiên họp toàn thể, các hoạt động giám sát, khảo sát, thẩm tra, giải trình và các hoạt động khác theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Các phiên họp toàn thể có thể họp trực tiếp tập trung  hoặc họp trực tuyến trong trường hợp cần thiết.

    2. Khuyến khích tổ chức các hoạt động trực tuyến phù hợp với các nội dung, hoàn cảnh cụ thể nhưng phải bảo đảm chất lượng, hiệu quả.

    3. Trường hợp phát sinh những vấn đề đột xuất, cấp bách, hoặc trường hợp bất khả kháng (do thiên tai, dịch bệnh) mà không thể triệu tập phiên họp toàn thể để xử lý các vấn đề thuộc thẩm quyền thì Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội tổ chức họp tập thể Thường trực và quyết định việc lấy ý kiến của thành viên Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội bằng văn bản hoặc biểu quyết bằng các hình thức phù hợp khác.

    4. Ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức biểu quyết phù hợp khác của thành viên Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội có giá trị pháp lý như ý kiến phát biểu hoặc biểu quyết trực tiếp tại phiên họp toàn thể tập trung.

    Điều 14. Phiên họp toàn thể của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội

    Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội triệu tập phiên họp toàn thể để xem xét, thảo luận, quyết định các vấn đề sau đây:

    1. Chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội.

    2. Thẩm tra hoặc tham gia thẩm tra dự án luật, dự thảo nghị quyết, tờ trình, báo cáo, đề án và các dự án khác trình Quốc hội; thẩm tra hoặc tham gia thẩm tra dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án, đề nghị và các dự án khác trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội có thể ủy quyền cho Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban thực hiện việc tham gia thẩm tra.

    3. Xem xét văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo lĩnh vực được phân công.

    4. Thành lập đoàn giám sát chuyên đề của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban và xem xét báo cáo của đoàn giám sát.

    5. Tổ chức phiên giải trình về những vấn đề thuộc lĩnh vực Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội phụ trách.

    6. Kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.

    7. Thành lập Tiểu ban của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội theo đề nghị của Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban.

    8. Xem xét, thông qua báo cáo hoạt động của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội để trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

    9. Những vấn đề khác thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội.

    Điều 15. Quyết định tổ chức phiên họp toàn thể

    1. Căn cứ chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm, 6 tháng, hàng quý, hàng tháng, theo đề nghị của Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban, Vụ chuyên môn giúp việc, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội quyết định tổ chức phiên họp toàn thể để giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền.

    2. Việc tổ chức phiên họp toàn thể của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội phải được thông báo công khai trên Cổng thông tin điện tử của Quốc hội, trừ trường hợp tổ chức phiên họp kín.

    3. Đại biểu Quốc hội không phải là thành viên Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội được đăng ký tham dự phiên họp công khai của Hội đồng, Ủy ban về các nội dung dung mà mình quan tâm.

    Điều 16. Chủ tọa, thành phần, hồ sơ tài liệu, biên bản phiên họp toàn thể

    1. Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban chủ tọa các phiên họp toàn thể. Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban có thể ủy quyền một Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban điều hành từng nội dung trong phiên họp toàn thể.

    2. Thành viên và khách mời tham dự phiên họp toàn thể Hội đồng Dân tộc, Ủy ban được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 4 và khoản 2 Điều 15 của Quy chế này.

    3. Đại diện cơ quan, tổ chức hữu quan, cá nhân được mời tham dự phiên họp bàn về nội dung có liên quan có trách nhiệm dự họp hoặc cử người dự họp thay đúng thành phần; trường hợp không thể dự họp thì phải có văn bản thông báo tới Vụ chuyên môn để báo cáo Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội.

    4. Tài liệu phiên họp được gửi trước đến thành viên Hội đồng Dân tộc, thành viên Ủy ban và khách mời tham dự phiên họp; đại diện cơ quan thông tấn, báo chí được cung cấp tài liệu, trừ tài liệu mật; tài liệu của phiên họp được sử dụng và lưu trữ theo quy định của pháp luật về văn thư, lưu trữ.

    5. Phiên họp toàn thể Hội đồng Dân tộc, Ủy ban phải được ghi biên bản và có thể ghi âm khi cần thiết.

    Điều 17. Việc lấy ý kiến của thành viên Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội bằng văn bản

    1. Việc lấy ý kiến của thành viên Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội bằng văn bản chỉ thực hiện trong trường hợp không tổ chức được phiên họp toàn thể Hội đồng, Ủy ban quy định tại khoản 3 Điều 13 của Quy chế này.

    2. Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban có trách nhiệm dự thảo nội dung và gửi xin ý kiến các thành viên Hội đồng Dân tộc, các thành viên Ủy ban.

    3. Thành viên Hội đồng Dân tộc, Ủy ban có trách nhiệm nghiên cứu, gửi ý kiến tham gia bằng văn bản đúng thời hạn, nội dung yêu cầu đến Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban. Nội dung được quá nửa tổng số thành viên Hội đồng Dân tộc, Ủy ban tán thành thì được coi là quyết định của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban.

    Điều 18. Việc ban hành văn bản của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội

    1. Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban phân công thành viên Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban chủ trì việc tổ chức xây dựng dự thảo văn bản trình Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban xem xét, thông qua trước khi trình Hội đồng Dân tộc, Ủy ban.

    2. Thành viên Hội đồng Dân tộc, Ủy ban xem xét, cho ý kiến, quyết định thông qua dự thảo văn bản tại phiên họp toàn thể hoặc bằng hình thức phù hợp khác.

    3. Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban có trách nhiệm nghiên cứu tiếp thu ý kiến thành viên, hoàn thiện văn bản, báo cáo Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban xem xét, quyết định việc ký ban hành.

    Điều 19. Hoạt động phối hợp của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội

    1. Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội có trách nhiệm tham gia thẩm tra chủ trì, phối hợp theo quy định của Điều 79 của Luật Tổ chức Quốc hội và phối hợp thực hiện các nhiệm vụ khác khi được phân công.

    2. Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội phối hợp với Ban Công tác đại biểu giúp Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trong việc đề xuất, thực hiện kế hoạch quy hoạch nguồn nhân sự, công tác tổ chức, cán bộ, chế độ chính sách đối với các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội chuyên trách theo phân cấp quản lý cán bộ; theo dõi, đánh giá hiệu quả hoạt động của đại biểu Quốc hội chuyên trách.

    3. Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội phối hợp với Ban Dân nguyện giúp Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trong việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; tiếp nhận, nghiên cứu, chuyển đơn đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền giải quyết; theo dõi, đôn đốc, giám sát việc giải quyết theo quy định của pháp luật. Việc xử lý, giải quyết đơn thư được thực hiện theo Nghị quyết quy định chi tiết về hoạt động tiếp công dân của của các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội.

    4. Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội chủ trì, phối hợp với Tổng Thư ký Quốc hội – Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội quy định tổ chức, phân công nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của đơn vị chuyên môn trực tiếp giúp việc Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội trong việc:

    a) Xây dựng nội dung, chương trình, trình tự, thủ tục kỳ họp của Quốc hội, phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các hoạt động khác của lãnh đạo Quốc hội; chuẩn bị nội dung dự thảo Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, báo cáo tổng hợp ý kiến, tiếp thu, giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

    b) Phục vụ các điều kiện đảm bảo về cơ sở vật chất, tài chính, thiết bị khác.

    c) Xây dựng quy hoạch, điều động, tuyển dụng, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật công chức và thực hiện các chế độ, chính sách đối với công chức thuộc đơn vị chuyên môn trực tiếp giúp việc Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội.

    d) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Quốc hội.

     

    Mục 2

    HOẠT ĐỘNG CỦA THƯỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG DÂN TỘC, THƯỜNG TRỰC ỦY BAN, CÁC TIỂU BAN VÀ NHÓM NGHIÊN CỨU

     

    Điều 20. Hình thức hoạt động của Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban

    Hoạt động của Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban được thực hiện thông qua các phiên họp, các hoạt động giám sát, khảo sát, thẩm tra và các hoạt động khác của Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban. Trường hợp không thể tổ chức phiên họp Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban thì Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban có thể quyết định lấy ý kiến của thành viên Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban bằng văn bản hoặc các hình thức phù hợp khác. Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban biểu quyết tập thể và quyết định theo đa số. Các ý kiến khác được ghi nhận và thể hiện trong báo cáo của Thường trực.

    Điều 21. Hoạt động của Tiểu ban, Nhóm nghiên cứu

    1. Trưởng Tiểu ban chịu trách nhiệm trước Hội đồng Dân tộc, Ủy ban, Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban, Chủ tịch Hội đồng, Chủ nhiệm Ủy ban về hoạt động của Tiểu ban; có trách nhiệm chỉ đạo, phân công, điều hành các thành viên thực hiện các nhiệm vụ của Tiểu ban.

    2. Trưởng Nhóm nghiên cứu chịu trách nhiệm trước Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban, Chủ tịch Hội đồng, Chủ nhiệm Ủy ban về hoạt động của Nhóm nghiên cứu; có trách nhiệm chỉ đạo, phân công, điều hành các thành viên thực hiện các nhiệm vụ của Nhóm nghiên cứu.

    3. Tiểu ban, Nhóm nghiên cứu hoạt động theo chế độ chuyên gia. Hoạt động của Tiểu ban, nhóm nghiên cứu có thể tiến hành thông qua các hình thức như: tổ chức nghiên cứu tư vấn; khảo sát, thu thập thông tin, các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, tọa đàm và các hình thức khác phù hợp với điều kiện thực tế về nguồn lực, nội dung cụ thể.

    4. Tiểu ban, Nhóm nghiên cứu báo cáo với Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban về kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công phụ trách bằng hình thức phù hợp; phát huy vai trò chủ động của Tiểu ban, Nhóm nghiên cứu, từng thành viên Tiểu ban, Nhóm nghiên cứu nhưng phải đảm bảo nguyên tắc chịu sự điều hành của Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban.

    Điều 22. Cơ chế phân công, phối hợp, chịu trách nhiệm trong Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội

    1. Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban chủ trì, điều hành hoạt động của Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban; trực tiếp phân công, điều phối hoạt động của các Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Ủy viên Thường trực và Ủy viên Chuyên trách; thực hiện kết hợp cơ chế phân công công việc cho Nhóm nghiên cứu và cá nhân từng thành viên Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban.

    2. Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội được phân công làm Trưởng Tiểu ban, Trưởng Nhóm nghiên cứu có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, chỉ đạo tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về các hoạt động của Tiểu ban, Nhóm nghiên cứu; thay mặt Tiểu ban, Nhóm nghiên cứu trình bày ý kiến về các nội dung do Tiểu ban, Nhóm nghiên cứu phụ trách tại phiên họp toàn thể.

    3. Ủy viên Thường trực được phân công làm Trưởng tiểu ban hoặc Trưởng Nhóm nghiên cứu có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, chỉ đạo tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về các hoạt động của Tiểu ban, Nhóm Nghiên cứu.

    4. Ủy viên Chuyên trách có trách nhiệm thực hiện các nội dung theo phân công hoặc theo điều phối của Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Trưởng Tiểu ban, bảo đảm chất lượng, tiến độ và chịu trách nhiệm về nội dung công việc được phân công.

    Điều 23. Trách nhiệm chuẩn bị các nội dung do Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội chủ trì thẩm tra, chuẩn bị ý kiến

    1. Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban phân công các Tiểu ban, Nhóm nghiên cứu chủ trì chuẩn bị các nội dung thẩm tra hoặc tham gia thẩm tra, chuẩn bị ý kiến đối với các dự án, dự thảo, tờ trình, báo cáo, đề án.

    2. Tiểu ban, Nhóm nghiên cứu được phân công tổ chức việc chủ trì chuẩn bị thẩm tra hoặc tham gia thẩm tra, chuẩn bị ý kiến có trách nhiệm sau đây:

    a) Kiểm tra, xem xét hồ sơ, thủ tục trình theo quy định của pháp luật;

    b) Tổ chức các hoạt động để phục vụ việc chuẩn bị thẩm tra, chuẩn bị ý kiến; phối hợp với cơ quan soạn thảo và các cơ quan, tổ chức hữu quan để trao đổi các vấn đề thuộc nội dung chuẩn bị thẩm tra, chuẩn bị ý kiến;

    c) Chuẩn bị báo cáo của Tiểu ban, Nhóm nghiên cứu, dự thảo báo cáo ý kiến của Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban về các nội dung được phân công thuộc trách nhiệm chủ trì để báo cáo tại các  cuộc họp của Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội;

    d) Tiểu ban, Nhóm nghiên cứu giúp Thường trực Hội đồng Dân tộc, Ủy ban tiếp thu, hoàn thiện báo cáo của Thường trực để Thường trực trình Hội đồng, Ủy ban;

    đ) Giúp xây dựng, hoàn thiện dự thảo báo cáo thẩm tra hoặc tham gia thẩm tra, báo cáo ý kiến của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban để trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

    e) Tổ chức việc tiếp thu ý kiến của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban và các ý kiến tham gia khác để hoàn thiện dự thảo báo cáo thẩm tra, báo cáo tổng hợp ý kiến trình Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban xem xét, quyết định;

    g) Tổ chức việc chuẩn bị dự thảo văn bản giải trình, tiếp thu, chỉnh lý đối với các dự án, dự thảo, tờ trình, báo cáo, đề án sau khi được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến;

    h) Tổ chức việc chủ trì rà soát, hoàn thiện kỹ thuật văn bản đối với dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết trước và sau khi được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua; trình Chủ tịch Quốc hội ký văn bản.  

    Điều 24. Trách nhiệm chuẩn bị các nội dung do Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội tham gia thẩm tra, tham gia chuẩn bị ý kiến

    1. Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban phân công Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Trưởng Tiểu ban hoặc Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc, Ủy viên Thường trực Ủy ban tổ chức việc chuẩn bị các nội dung tham gia thẩm tra hoặc tham gia chuẩn bị ý kiến đối với các dự án, dự thảo tờ trình, báo cáo, đề án.

    2. Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trưởng Tiểu ban, Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban được phân công tổ chức việc chủ trì chuẩn bị các nội dung tham gia thẩm tra, tham gia chuẩn bị ý kiến có trách nhiệm sau đây:

    a) Phối hợp với cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan soạn thảo để trao đổi các vấn đề thuộc nội dung tham gia thẩm tra, tham gia chuẩn bị ý kiến;

    b) Chuẩn bị dự thảo văn bản tham gia thẩm tra, tham gia chuẩn bị ý kiến của Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban hoặc của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban; tổ chức việc lấy ý kiến của các thành viên Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban, trường hợp cần thiết có thể đề nghị tổ chức phiên họp Thường trực hoặc phiên họp toàn thể hoặc gửi xin ý kiến các thành viên Hội đồng Dân tộc, thành viên Ủy ban bằng văn bản; tiếp thu, hoàn thiện văn bản để gửi tới cơ quan chủ trì thẩm tra, chủ trì chuẩn bị ý kiến;

    c) Thay mặt Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban phát biểu ý kiến tham gia thẩm tra, tham gia chuẩn bị ý kiến tại phiên họp của cơ quan chủ trì thẩm tra, chủ trì chuẩn bị ý kiến;

    d) Tổ chức việc chuẩn bị văn bản tham mưu cho Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban phát biểu về nội dung tham gia thẩm tra, tham gia chuẩn bị ý kiến tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

    đ) Tổ chức việc tiến hành rà soát, hoàn thiện về kỹ thuật văn bản đối với dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết trước khi trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua để bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo văn bản với hệ thống pháp luật;

    e) Tổ chức việc tiến hành rà soát, hoàn thiện về kỹ thuật văn bản đối với luật, nghị quyết sau khi đã được Quốc hội thông qua để trình Chủ tịch Quốc hội ký văn bản.   

    Điều 25. Phiên họp Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban

    1. Phiên họp Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban được tổ chức để thực hiện các hoạt động chủ yếu sau đây:

    a) Chuẩn bị các nội dung để trình Hội đồng, Ủy ban tại các phiên họp toàn thể hoặc thông qua dự thảo văn bản để lấy ý kiến Hội đồng, Ủy ban;

    b) Giao ban công việc của Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban;

    c) Xem xét thông qua chương trình, kế hoạch hoạt động của Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban;

    d) Thẩm tra sơ bộ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, tờ trình, báo cáo, đề án và dự án khác để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét trước khi trình Quốc hội;

    đ) Thảo luận, cho ý kiến về việc tiếp thu, chỉnh lý dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án và dự án khác sau khi được Quốc hội hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến;

    e) Chuẩn bị ý kiến tham gia thẩm tra, tham gia ý kiến đối với các dự án, dự thảo, tờ trình, báo cáo, đề án do Hội đồng Dân tộc, Ủy ban khác của Quốc hội chủ trì thẩm tra, chủ trì chuẩn bị ý kiến;

    g) Triển khai, chỉ đạo hoạt động giám sát, khảo sát; xem xét báo cáo kết quả giám sát, khảo sát trước khi đưa ra phiên họp toàn thể xem xét, quyết định;

    h) Xem xét, cho ý kiến vào dự thảo báo cáo hoạt động của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban, báo cáo ý kiến của Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban và các tài liệu khác trước khi đưa ra xem xét, thảo luận tại phiên họp toàn thể.

    2. Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban có thể tổ chức phiên họp mở rộng có sự tham dự của một số thành viên khác của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban và mời đại diện các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan có liên quan dự họp.

    3. Phiên họp Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban giao ban, hội ý, trao đổi công việc trong Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực  Ủy ban được tổ chức ít nhất một tháng một lần; các phiên họp khác của Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban do Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội quyết định.

    Điều 26. Xử lý công văn, văn bản, đơn thư gửi đến Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội

    1. Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội trực tiếp xử lý và phân công cho cấp phó xử lý công văn gửi đến Hội đồng Dân tộc, Ủy ban theo lĩnh vực công tác.

    2. Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội xử lý công văn gửi đến Hội đồng Dân tộc, Ủy ban theo phân công của Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội.

    3. Công văn, văn bản, đơn thư phải được xử lý, trả lời và theo dõi, nộp văn thư, lưu trữ theo quy định; Vụ chuyên môn có trách nhiệm giúp việc xử lý, phân loại, vào sổ theo dõi theo quy định của pháp luật về văn thư, lưu trữ.

    Điều 27. Việc ban hành văn bản của Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban

    1. Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội phân công thành viên chủ trì việc tổ chức xây dựng dự thảo văn bản. Vụ chuyên môn có trách nhiệm tham mưu, tổ chức nghiên cứu, soạn thảo văn bản.

    2. Thành viên Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban xem xét, cho ý kiến về dự thảo văn bản.

    3. Người được phân công chủ trì việc tổ chức soạn thảo có trách nhiệm giải trình, tiếp thu ý kiến, hoàn thiện văn bản, báo cáo Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội xem xét, quyết định việc ký ban hành. 

    4. Văn bản của Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban được sử dụng con dấu của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội.

    Mục 3

    VIỆC ĐI CÔNG TÁC; CHẾ ĐỘ THÔNG TIN, BÁO CÁO;

    VIỆC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ; THẨM QUYỀN KÝ VĂN BẢN

     

    Điều 28. Việc tổ chức đoàn công tác, cử người đi công tác 

    1. Việc cử người tham gia các đoàn công tác trong nước theo yêu cầu của lãnh đạo Quốc hội, đề nghị của các cơ quan, tổ chức hữu quan do Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội xem xét, quyết định. Người được cử đi công tác có trách nhiệm báo cáo kết quả công tác với Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban sau khi kết thúc chuyến công tác.

    2. Việc tổ chức đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội đi nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm ở nước ngoài thực hiện theo Quy chế hoạt động đối ngoại của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và các quy định của có liên quan của Đảng và Nhà nước. 

    3. Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định danh sách đoàn của Ủy ban đi công tác nước ngoài hoặc cử đại diện Hội đồng Dân tộc, Ủy ban tham dự tập huấn, hội nghị, hội thảo quốc tế, tham gia đoàn công tác của lãnh đạo Quốc hội hoặc cơ quan khác. Trưởng đoàn, người được cử đi công tác nước ngoài có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản với Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Lãnh đạo Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội và Trưởng Ban Công tác đại biểu về kết quả chuyến công tác.

    Điều 29. Quan hệ đối ngoại và hợp tác quốc tế

    1. Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội thực hiện quan hệ đối ngoại với cơ quan hữu quan của Quốc hội các nước, cơ quan hữu quan khác của nước ngoài, tổ chức quốc tế nhằm nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn, góp phần tăng cường quan hệ đối ngoại và hợp tác quốc tế theo chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước.

    2. Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội đề xuất, dự kiến chương trình hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế hằng năm của Hội đồng, Ủy ban theo quy định.

    3. Hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội được thực hiện theo Quy chế hoạt động đối ngoại của Quốc hội.

    Điều 30. Chế độ thông tin, báo cáo và phát ngôn báo chí

    1. Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội định kỳ hằng tháng, hằng quý, hằng năm báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tình hình hoạt động theo quy định và yêu cầu của Lãnh đạo Quốc hội.

    2. Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội là người thay mặt Hội đồng Dân tộc, Ủy ban trình bày báo cáo trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội không thể tham dự cuộc họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội để trình bày thì có thể ủy quyền cho Phó Chủ tịch, Phó Chủ nhiệm trình bày.

    3. Thành viên Hội đồng Dân tộc, Ủy ban thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội, Nội quy kỳ họp Quốc hội và Quy chế này.

    4. Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội với tư cách người đứng đầu Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội có thẩm quyền trả lời hoặc phân công cho thành viên Hội đồng Dân tộc, Ủy ban trả lời và cung cấp thông tin cho báo chí ý kiến của Ủy ban về các nội dung thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội.

    Điều 31. Việc quản lý và sử dụng kinh phí

    Việc quản lý và sử dụng kinh phí ở Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội phải đảm bảo nguyên tắc đúng mục đích, công khai, minh bạch, hiệu quả và đúng quy định.

    Điều 32. Thẩm quyền ký văn bản của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và việc phát hành văn bản

    1. Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban thay mặt ký văn bản của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội và Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban, trừ trường hợp ủy quyền ký thay.

    2. Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban ký văn bản theo ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội trong phạm vi lĩnh vực được phân công phụ trách; ký công văn góp ý kiến, giấy mời họp và công văn khác liên quan trực tiếp đến nội dung được giao phụ trách và theo phân công của Chủ tịch Hội đồng, Chủ nhiệm Ủy ban. 

    3. Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban có thể được ký văn bản nếu được sự ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban trong phạm vi lĩnh vực được phân công phụ trách; ký công văn góp ý kiến, giấy mời họp gửi các cơ quan trong nội bộ của Quốc hội về vấn đề liên quan trực tiếp đến nội dung mà mình được phân công phụ trách hoặc một số nội dung khác do Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội phân công.

    4. Thủ tục phát hành văn bản thực hiện theo quy định chung của Văn phòng Quốc hội.

    Điều 33. Quan hệ của Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội với các cơ quan, tổ chức hữu quan

    Căn cứ chức năng, nhiệm vụ theo quy định, Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội có trách nhiệm:

    1. Xây dựng, duy trì thường xuyên mối quan hệ phối hợp với các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội trong thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

    2. Xây dựng, duy trì mối quan hệ với các Bộ, ngành, tổ chức hữu quan ở Trung ương để đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan mình.

    3. Xây dựng, duy trì mối quan hệ thường xuyên với Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong các hoạt động có liên quan của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội.

    4. Việc xây dựng quan hệ phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan có thể được thực hiện thông qua việc ký kết thỏa thuận phối hợp công tác hoặc các hình thức khác do Hội đồng, Ủy ban, Thường trực Hội đồng, Thường trực Ủy ban quyết định.

    Chương IV

    CHẾ ĐỘ SỬ DỤNG CHUYÊN GIA, NHÀ KHOA HỌC,

    CỘNG TÁC VIÊN VÀ TRÁCH NHIỆM THAM MƯU, GIÚP VIỆC CỦA VỤ CHUYÊN MÔN

     

    Điều 34. Chế độ sử dụng chuyên gia, cộng tác viên

                  1. Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội được mời chuyên gia, nhà khoa học, cộng tác viên là những người có kiến thức, trình độ chuyên môn phù hợp, có kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội phụ trách.

              2. Chuyên gia, nhà khoa học, cộng tác viên tham mưu, nghiên cứu, tư vấn những vấn đề phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của mình và theo đúng yêu cầu của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội đặt ra khi mời chuyên gia, cộng tác viên. Chuyên gia, cộng tác viên có thể được mời tham gia hoạt động của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Tiểu ban và Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban với những nhiệm vụ mà Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội giao, phát biểu ý kiến về những vấn đề được giao nghiên cứu tại các phiên họp, cuộc họp của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Tiểu ban khi được mời.

     Trường hợp không tham dự được thì phải thông báo cho Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội.

              3. Chuyên gia, cộng tác viên được hưởng thù lao phù hợp với các quy định hiện hành; có thể được mời tham gia hoạt động của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Tiểu ban và Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban với những nhiệm vụ mà Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội giao, các ý kiến về những vấn đề được giao nghiên cứu tại các phiên họp, cuộc họp của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Tiểu ban khi được mời.

    4. Cộng tác viên giữ mối liên hệ thường xuyên với Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban và có trách nhiệm thực hiện những công việc theo yêu cầu của Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội. Không được sử dụng danh nghĩa Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội khi tham gia các hoạt động khác.

    Điều 35. Trách nhiệm tham mưu, giúp việc của Vụ chuyên môn

    1. Vụ chuyên môn là đơn vị trực tiếp tham mưu, giúp việc cho Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội và Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực  Ủy ban; chấp hành sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban và các Ủy viên Thường trực, Ủy viên Chuyên trách Hội đồng Dân tộc, Ủy ban để thực hiện nhiệm vụ được phân công.

    2. Quyền hạn và trách nhiệm của Vụ trưởng Vụ chuyên môn:

    a) Chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban về việc thực hiện nhiệm vụ của Vụ chuyên môn và các nhiệm vụ khác theo quy định của Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội;

    b) Theo chỉ đạo của Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban, dự kiến thành phần dự họp, làm giấy mời và chỉ đạo, chịu trách nhiệm việc chuẩn bị tài liệu và các điều kiện bảo đảm khác phục vụ phiên họp toàn thể, phiên họp của Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban; tổ chức việc ghi biên bản họp, tổ chức nhiệm vụ văn thư, lưu trữ theo quy định;

    c) Đề xuất và tổng hợp danh sách chuyên gia, cộng tác viên và các chế độ, chính sách đối với chuyên gia, cộng tác viên trình Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội xem xét, quyết định;

    d) Thừa lệnh Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội ký công văn, thông báo, giấy mời họp nội bộ Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban hoặc trường hợp đặc biệt khác theo chỉ đạo;

    e) Phân công Phó Vụ trưởng và chuyên viên thuộc nhóm chủ trì xây dựng báo cáo thẩm tra, cho ý kiến. Phó Vụ trưởng và chuyên viên có trách nhiệm tham mưu, giúp việc Chủ tịch, Chủ nhiệm, Phó Chủ tịch, Phó Chủ nhiệm, Tiểu ban, Nhóm nghiên cứu để thực hiện nhiệm vụ; tham dự và phục vụ đầy đủ các phiên họp của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban. Chuyên viên các nhóm khác có thể được mời tham dự phiên họp của Ủy ban tùy theo tính chất và nội dung công việc.

    Chương V

    ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

     

    Điều 36. Hiệu lực thi hành

    1. Quy chế mẫu này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

    2. Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội căn cứ Quy chế làm việc mẫu và quy định của các văn bản pháp luật có liên quan, xây dựng Quy chế làm việc phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn, đặc điểm, tình hình cụ thể của từng cơ quan.

    3. Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội định kỳ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về viêc thực hiện quy chế làm việc của Hội đồng, Ủy ban vào tháng 12 hằng năm.

    Điều 37. Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế

    Quá trình thực hiện nếu có vướng mắc phát sinh hoặc có quy định, yêu cầu mới cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp thì Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội gửi ý kiến đến Trưởng Ban Công tác đại biểu tổng hợp báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

  • Nghị quyết 05/2021/UBTVQH15

    NGHỊ QUYẾT

    về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức

    của Viện Nghiên cứu lập pháp

    _____________

     

    ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI 
     

    Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

    Căn cứ Luật Tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 65/2020/QH14;

    Căn cứ Luật Khoa học và công nghệ số 29/2013/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 28/2018/QH14;

    Căn cứ Quy chế làm việc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết số 1075/2015/UBTVQH13 ngày 11 tháng 12 năm 2015;

    Xét đề nghị của Trưởng Ban Công tác đại biểu tại Tờ trình số 760/TTr-BCTĐB ngày 27 tháng 9 năm 2021,

     

    QUYẾT NGHỊ:

     

    Điều 1. Vị trí, chức năng của Viện Nghiên cứu lập pháp

    Viện Nghiên cứu lập pháp là cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội có chức năng nghiên cứu khoa học lập pháp, tổ chức thông tin khoa học lập pháp để tham mưu chính sách, tư vấn, hỗ trợ, phục vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và đại biểu Quốc hội trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội; giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội quản lý hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và Văn phòng Quốc hội.

    Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện Nghiên cứu lập pháp

    1. Nghiên cứu, tổ chức nghiên cứu để tham mưu, phục vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và đại biểu Quốc hội trong việc đổi mới cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động của Quốc hội và bộ máy tham mưu, giúp việc của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

    2. Chủ động hoặc theo yêu cầu của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và đại biểu Quốc hội thực hiện nghiên cứu, tổ chức nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn những vấn đề liên quan đến việc Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

    3. Tư vấn, hỗ trợ đại biểu Quốc hội trong việc thực hiện quyền trình kiến nghị về luật, pháp lệnh; đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh; hỗ trợ trong quá trình soạn thảo dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do đại biểu Quốc hội trình trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tham gia, phối hợp chặt chẽ với Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong quy trình lập pháp.

    4. Chủ động hoặc theo yêu cầu của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và đại biểu Quốc hội tổ chức cung cấp thông tin khoa học, kết quả nghiên cứu khoa học lập pháp để phục vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

    5. Xuất bản Tạp chí Nghiên cứu lập pháp và Tạp chí Nghiên cứu lập pháp điện tử để đăng tải, cung cấp, trao đổi thông tin khoa học lập pháp và tuyên truyền, phổ biến thông tin khoa học lập pháp, thực tiễn lập pháp và văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành; biên soạn các ấn phẩm, công trình nghiên cứu khoa học, tài liệu nghiên cứu.

    6. Giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ trong các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và Văn phòng Quốc hội theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ; thực hiện nhiệm vụ cơ quan thường trực Hội đồng khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

    7. Thực hiện hoạt động hợp tác triển khai nghiên cứu, thông tin khoa học lập pháp với các cơ quan, tổ chức nghiên cứu, thông tin ở trong nước và nước ngoài; tiếp nhận, quản lý, khai thác, phổ biến kết quả nghiên cứu khoa học lập pháp, tài liệu, sản phẩm chứa đựng thông tin khoa học lập pháp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để cung cấp phục vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và đại biểu Quốc hội.

    8. Thu hút chuyên gia và cộng tác viên tham gia hoạt động nghiên cứu và tổ chức cung cấp thông tin khoa học lập pháp.

    9. Tổ chức các hội nghị, hội thảo phục vụ các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lãnh đạo Quốc hội giao.

    Điều 3. Cơ cấu tổ chức của Viện Nghiên cứu lập pháp

    1. Viện Nghiên cứu lập pháp có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng và công chức, viên chức, người lao động.

    2. Biên chế và cơ cấu ngạch công chức, viên chức của Viện Nghiên cứu lập pháp do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định trên cơ sở vị trí việc làm và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện Nghiên cứu lập pháp. Ngoài số biên chế theo quy định, Viện Nghiên cứu lập pháp được sử dụng chế độ chuyên gia và cộng tác viên.

    3. Viện Nghiên cứu lập pháp có các đơn vị trực thuộc sau đây:

    a) Trung tâm Nghiên cứu pháp luật về Hành chính – Nhà nước;

    b) Trung tâm Nghiên cứu pháp luật về Kinh tế – Xã hội;

    c) Ban Quản lý khoa học;

    d) Văn phòng Viện Nghiên cứu lập pháp;

    đ) Tạp chí Nghiên cứu lập pháp.

    Tạp chí Nghiên cứu lập pháp là đơn vị sự nghiệp công lập, hoạt động theo Luật báo chí và quy định của pháp luật có liên quan, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.

    Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp

    1. Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp do Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp chịu trách nhiệm trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tổ chức và hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp.

    2. Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

    a) Lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức quản lý và điều hành hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp;

    b) Chịu sự chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lãnh đạo Quốc hội; giữ quan hệ với Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội, lãnh đạo cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và các cơ quan, tổ chức có liên quan;

    c) Thay mặt Viện Nghiên cứu lập pháp trong hoạt động hợp tác quốc tế thuộc phạm vi thẩm quyền của Viện Nghiên cứu lập pháp;

    d) Quyết định việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý, khen thưởng và xử lý vi phạm đối với công chức, viên chức, người lao động làm việc tại Viện Nghiên cứu lập pháp theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;

    đ) Quy định cụ thể về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, hoạt động của các đơn vị trực thuộc Viện Nghiên cứu lập pháp; cơ chế phối hợp, quan hệ công tác trong nội bộ Viện Nghiên cứu lập pháp và với các cơ quan, tổ chức có liên quan;

    e) Quyết định thành lập Hội đồng khoa học của Viện Nghiên cứu lập pháp;

    g) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lãnh đạo Quốc hội giao.

    3. Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp giúp Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Viện trưởng. Khi Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp vắng mặt thì một Phó Viện trưởng được Viện trưởng ủy quyền thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng.

    Điều 5. Kinh phí và điều kiện bảo đảm

    1. Viện Nghiên cứu lập pháp là đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ nhiệm vụ chính trị và quản lý nhà nước hoạt động theo cơ chế hành chính, có con dấu, tài khoản riêng.

    2. Kinh phí hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ, nhiệm vụ đột xuất thì giao thêm kinh phí. Cơ sở vật chất và các điều kiện hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp do Văn phòng Quốc hội bảo đảm.

    3. Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Văn phòng Quốc hội thực hiện vai trò cơ quan quản lý tài chính cấp trên đối với Viện Nghiên cứu lập pháp.

    4. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc tại Viện Nghiên cứu lập pháp được hưởng chế độ, chính sách như cán bộ, công chức và người lao động của Văn phòng Quốc hội phù hợp với tính chất đặc thù trong hoạt động của Quốc hội.

    Người đứng đầu các đơn vị trực thuộc Viện Nghiên cứu lập pháp quy định tại khoản 3 Điều 3 của Nghị quyết này được hưởng lương, chế độ và chính sách tương đương Vụ trưởng, cấp phó của người đứng đầu được hưởng lương, chế độ và chính sách tương đương Phó Vụ trưởng của Bộ, ngành Trung ương.

    Điều 6. Điều khoản thi hành

    1. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

    2. Nghị quyết này thay thế Nghị quyết số 1050/2015/UBTVQH13 ngày 09 tháng 10 năm 2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

    3. Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trưởng Ban Công tác đại biểu và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo trách nhiệm thi hành Nghị quyết này./.

  • Nghị quyết 08/2021/NQ-UBTVQH15

    NGHỊ QUYẾT

    Giải thích khoản 1 Điều 289 của Bộ luật Hình sự

    _______________

     

    ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

     

    Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

    Căn cứ Luật Tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 65/2020/QH14;

    Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 63/2020/QH14;

    Căn cứ Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14;

    QUYẾT NGHỊ:

    Điều 1. Giải thích khoản 1 Điều 289 của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14

    Hành vi cố ý vượt qua cảnh báo, mã truy cập, tường lửa, sử dụng quyền quản trị của người khác hoặc bằng phương thức khác xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác lấy cắp dữ liệu quy định tại khoản 1 Điều 289 của Bộ luật Hình sự được hiểu là bao gồm cả hành vi cố ý vượt qua cảnh báo, mã truy cập, tường lửa, sử dụng quyền quản trị của người khác hoặc bằng phương thức khác xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác chiếm đoạt dữ liệu có chứa bí mật kinh doanh, kể cả nghe, đọc, ghi chép, chụp ảnh, ghi âm, ghi hình dữ liệu có chứa bí mật kinh doanh.

    Điều 2. Tổ chức thực hiện

    Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.

    Điều 3. Hiệu lực thi hành

    1. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 14 tháng 01 năm 2022.

    2. Nghị quyết này được áp dụng cùng với Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14.

  • Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15

    NGHỊ QUYẾT

    SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ QUYẾT SỐ 1211/2016/UBTVQH13

    NGÀY 25 THÁNG 5 NĂM 2016 CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI VỀ TIÊU CHUẨN CỦA

    ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH VÀ PHÂN LOẠI ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH

    _______________________

     

    ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

    Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

    Căn cứ Luật Tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 65/2020/QH14;

    Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 21/2017/QH14 và Luật số 47/2019/QH14;

    QUYẾT NGHỊ:

    Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính

    1. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 1 như sau:

    “3. Số đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc có từ 09 đơn vị trở lên, trong đó có ít nhất là 01 thành phố hoặc 01 thị xã.”.

    2. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 2 như sau:

    “3. Số đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc có từ 13 đơn vị trở lên, trong đó có ít nhất là 01 thị trấn.”.

    3. Bổ sung Điều 3a vào sau Điều 3 như sau:

    “Điều 3a. Tiêu chuẩn của đơn vị hành chính nông thôn có yếu tố đặc thù

    1. Đơn vị hành chính nông thôn có 30% dân số là người dân tộc thiểu số ở miền núi, vùng cao hoặc có đường biên giới quốc gia thì mức tối thiểu của tiêu chuẩn quy mô dân số bằng 50% mức quy định đối với đơn vị hành chính nông thôn tương ứng; cứ thêm 10% dân số là người dân tộc thiểu số thì được giảm thêm 5% nhưng tối thiểu phải đạt 20% mức quy định đối với đơn vị hành chính nông thôn tương ứng; các tiêu chuẩn khác thực hiện theo quy định tại Mục này.

    2. Xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển được xác nhận theo quyết định của cấp có thẩm quyền thì mức tối thiểu của tiêu chuẩn quy mô dân số bằng 50% mức quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 của Nghị quyết này; tiêu chuẩn còn lại thực hiện theo quy định tại Mục này.

    3. Đơn vị hành chính nông thôn ở vùng Đồng bằng sông Hồng thì mức tối thiểu của tiêu chuẩn diện tích tự nhiên bằng 70% mức quy định đối với đơn vị hành chính nông thôn tương ứng; các tiêu chuẩn khác thực hiện theo quy định tại Mục này.

    4. Đối với đơn vị hành chính nông thôn có nhiều yếu tố đặc thù thì mỗi tiêu chuẩn chỉ được áp dụng mức giảm tương ứng với một yếu tố đặc thù quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.”.

    4. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 4 như sau:

    a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:

    “1. Quy mô dân số từ 1.000.000 người trở lên.”;

    b) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 như sau:

    “3. Đơn vị hành chính trực thuộc:

    a) Số đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc có từ 09 đơn vị trở lên;

    b) Tỷ lệ số quận, thị xã, thành phố trực thuộc trên tổng số đơn vị hành chính cấp huyện từ 60% trở lên, trong đó có ít nhất là 02 quận.”.

    5. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 7 như sau:

    a) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 như sau:

    “3. Số phường trực thuộc có từ 10 đơn vị trở lên.”;

    b) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 như sau:

    “5. Hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị đạt các tiêu chuẩn về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị quy định tại bảng 2B Phụ lục 2 của Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 về phân loại đô thị đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15 ngày 21 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (sau đây gọi chung là Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị).

    Trường hợp thành lập quận thì phải có quyết định của cấp có thẩm quyền công nhận việc đạt tiêu chuẩn quy định tại khoản này đối với khu vực dự kiến thành lập quận.”.

    6. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 8 như sau:

    “4. Hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị đạt các tiêu chuẩn về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị quy định tại bảng 2A Phụ lục 2 của Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị.

    Trường hợp thành lập phường thì phải có quyết định của cấp có thẩm quyền công nhận việc đạt tiêu chuẩn quy định tại khoản này đối với khu vực dự kiến thành lập phường.”.

    7. Bổ sung Điều 9a vào sau Điều 9 như sau:

    “Điều 9a. Tiêu chuẩn của đơn vị hành chính đô thị có yếu tố đặc thù

    1. Đơn vị hành chính đô thị ở miền núi, vùng cao hoặc có đường biên giới quốc gia thì mức tối thiểu của tiêu chuẩn quy mô dân số bằng 50%, mức tối thiểu của tiêu chuẩn cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế – xã hội bằng 70% mức quy định đối với đơn vị hành chính đô thị tương ứng; các tiêu chuẩn khác thực hiện theo quy định tại Mục này.

    2. Thành phố trực thuộc trung ương có 02 yếu tố đặc thù sau đây thì mức tối thiểu của tiêu chuẩn quy mô dân số, tiêu chuẩn tỷ lệ số quận, thị xã, thành phố trực thuộc trên tổng số đơn vị hành chính cấp huyện bằng 50% mức quy định tại khoản 1 và điểm b khoản 3 Điều 4 của Nghị quyết này; các tiêu chuẩn khác thực hiện theo quy định tại Mục này:

    a) Có di sản văn hóa vật thể được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO) công nhận;

    b) Được xác định là trung tâm du lịch quốc tế trong quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

    3. Đơn vị hành chính đô thị cấp huyện, cấp xã có 02 yếu tố đặc thù sau đây thì mức tối thiểu của tiêu chuẩn quy mô dân số, tiêu chuẩn tỷ lệ số phường trên tổng số đơn vị hành chính cấp xã (nếu có) bằng 50% mức quy định đối với đơn vị hành chính đô thị tương ứng; các tiêu chuẩn khác thực hiện theo quy định tại Mục này:

    a) Có di sản văn hóa vật thể được UNESCO công nhận hoặc có di sản văn hóa vật thể được cấp có thẩm quyền xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt;

    b) Được xác định hoặc trực thuộc đơn vị hành chính được xác định là trung tâm du lịch quốc gia hoặc quốc tế trong quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

    4. Đối với đơn vị hành chính đô thị có nhiều yếu tố đặc thù thì mỗi tiêu chuẩn chỉ được áp dụng mức giảm tương ứng với một yếu tố đặc thù quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.”.

    8. Bãi bỏ Điều 10.

    9. Sửa đổi, bổ sung Điều 11 như sau:

    “Điều 11. Tiêu chuẩn của đơn vị hành chính ở hải đảo

    1. Đơn vị hành chính nông thôn ở hải đảo thì mức tối thiểu của các tiêu chuẩn quy mô dân số, diện tích tự nhiên và số đơn vị hành chính trực thuộc (nếu có) bằng 20% mức quy định đối với đơn vị hành chính nông thôn tương ứng quy định tại Mục 1 Chương này.

    2. Đơn vị hành chính đô thị ở hải đảo thì mức tối thiểu của các tiêu chuẩn quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số đơn vị hành chính trực thuộc (nếu có), cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế – xã hội bằng 20% mức quy định đối với đơn vị hành chính đô thị tương ứng; tiêu chuẩn còn lại thực hiện theo quy định tại Mục 2 Chương này.

    3. Không áp dụng đồng thời quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này với quy định tại Điều 3a và Điều 9a của Nghị quyết này.”.

    10. Bổ sung một số khoản vào Điều 23 như sau:

    a) Bổ sung khoản 1a vào sau khoản 1 như sau:

    “1a. Trường hợp tiêu chuẩn quy định tại Mục 1 và Mục 2 Chương này đạt ở mức được tính điểm tăng thêm thì điểm tăng thêm được tính theo tỷ lệ phần trăm của mức chênh lệch so với mức được tính điểm tăng thêm của tiêu chuẩn đó.”;

    b) Bổ sung khoản 3a vào sau khoản 3 như sau:

    “3a. Trường hợp đơn vị hành chính không phải là một cấp ngân sách thì không tính điểm đối với tiêu chuẩn cân đối thu, chi ngân sách và mức tổng số điểm để xét phân loại đơn vị hành chính quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này được giảm tương ứng là 10 điểm.”.

    11. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 25 như sau:

    “2. Số liệu về quy mô dân số trong hồ sơ phân loại đơn vị hành chính được xác định theo dân số thường trú của năm trước liền kề với năm gửi hồ sơ đến cơ quan thẩm định và do cơ quan Công an có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.

    Số liệu về thu, chi ngân sách địa phương và tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng mức bình quân số liệu thống kê của 03 năm trước liền kề với năm gửi hồ sơ đến cơ quan thẩm định.

    Số liệu đánh giá các tiêu chuẩn của phân loại đơn vị hành chính là số liệu tính đến ngày 31 tháng 12 của năm trước liền kề với năm gửi hồ sơ đến cơ quan thẩm định và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp , xác nhận hoặc công bố.”.

    12. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 26 như sau:

    “3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi đến, Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định thành lập hội đồng thẩm định và chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương có liên quan tổ chức thẩm định hồ sơ phân loại đơn vị hành chính; chủ trì tổ chức khảo sát để phục vụ việc thẩm định hồ sơ phân loại đơn vị hành chính.”.

    13. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 27 như sau:

    “4. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phân loại đơn vị hành chính cấp huyện do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi đến, Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định thành lập hội đồng thẩm định và chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương có liên quan tổ chức thẩm định hồ sơ phân loại đơn vị hành chính; chủ trì tổ chức khảo sát để phục vụ việc thẩm định hồ sơ phân loại đơn vị hành chính.”.

    14. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 28 như sau:

    “4. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phân loại đơn vị hành chính cấp xã do Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi đến, Giám đốc Sở Nội vụ quyết định thành lập hội đồng thẩm định và chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thẩm định hồ sơ phân loại đơn vị hành chính; chủ trì tổ chức khảo sát để phục vụ việc thẩm định hồ sơ phân loại đơn vị hành chính.”.

    15. Bổ sung Điều 28a vào sau Điều 28 như sau:

    “Điều 28a. Hồ sơ, trình tự, thủ tục phân loại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tại nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân

    1. Hồ sơ phân loại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tại nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân bao gồm:

    a) Tờ trình của Ủy ban nhân dân;

    b) Báo cáo thuyết minh đánh giá các tiêu chuẩn phân loại đơn vị hành chính;

    c) Bảng thống kê số liệu tiêu chuẩn làm cơ sở xác định các tiêu chuẩn;

    d) Bản đồ xác định vị trí đơn vị hành chính được phân loại;

    đ) Các văn bản của cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc xác nhận về yếu tố đặc thù của đơn vị hành chính.

    2. Trình tự, thủ tục phân loại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tại nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân được thực hiện như sau:

    a) Đối với đơn vị hành chính cấp huyện không tổ chức Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo cơ quan chuyên môn lập hồ sơ phân loại đơn vị hành chính cấp mình trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Các thủ tục còn lại thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 27 của Nghị quyết này;

    b) Đối với đơn vị hành chính cấp xã không tổ chức Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã lập hồ sơ phân loại đơn vị hành chính cấp mình trình Ủy ban nhân dân cấp huyện. Các thủ tục còn lại thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 28 của Nghị quyết này.”.

    16. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 29 như sau:

    a) Sửa đổi, bổ sung điểm e khoản 1 như sau:

    “e) Phụ lục kèm theo đề án gồm biểu thống kê diện tích tự nhiên và quy mô dân số của đơn vị hành chính liên quan trực tiếp đến việc thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính; biểu thống kê các chỉ tiêu về trình độ phát triển kinh tế – xã hội chủ yếu; bản đồ hiện trạng địa giới của đơn vị hành chính liên quan trực tiếp đến việc thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính và bản đồ phương án thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính; 01 phim tài liệu (từ 15 đến 20 phút) về vị trí, hiện trạng phát triển kinh tế – xã hội và hạ tầng của khu vực đề nghị thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính; biểu tổng hợp các tiêu chuẩn của đơn vị hành chính; các biểu, bảng số liệu được cấp có thẩm quyền xác nhận làm cơ sở xác định các tiêu chuẩn của đơn vị hành chính; hồ sơ đề án phân loại đô thị; hồ sơ công nhận đạt tiêu chuẩn trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị đối với khu vực dự kiến thành lập quận, phường; các văn bản của cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc xác nhận về yếu tố đặc thù của đơn vị hành chính (nếu có).”;

    b) Bổ sung khoản 1a, khoản 1b vào sau khoản 1 như sau:

    “1a. Các chỉ tiêu về tỷ lệ lao động phi nông nghiệp, thu nhập bình quân đầu người trên tháng so với trung bình cả nước, mức tăng trưởng kinh tế trung bình 03 năm gần nhất của đơn vị hành chính đô thị trong đề án thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính được xác định theo phương pháp quy định tại Phụ lục 3 của Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị.

    Số liệu về quy mô dân số của đơn vị hành chính trong đề án thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính gồm dân số thường trú và dân số tạm trú quy đổi. Số liệu dân số tạm trú quy đổi được xác định theo phương pháp quy định tại Phụ lục 3 của Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị. Số liệu để xác định tiêu chuẩn quy mô dân số do cơ quan Công an có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.

    Số liệu đánh giá các tiêu chuẩn của đơn vị hành chính trong đề án thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính là số liệu tính đến ngày 31 tháng 12 của năm trước liền kề với năm gửi hồ sơ đề án đến cơ quan thẩm định và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp, xác nhận hoặc công bố.

    1b. Đối với đơn vị hành chính cấp xã không tổ chức Hội đồng nhân dân thì đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính được gửi lấy ý kiến của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện. Trường hợp đơn vị hành chính cấp huyện không tổ chức Hội đồng nhân dân thì đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính được gửi lấy ý kiến của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.”;

    c) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 29 như sau:

    “2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề án, Bộ trưởng Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hội đồng thẩm định đề án thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh; quyết định thành lập hội đồng thẩm định và chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương có liên quan tổ chức thẩm định đề án thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; chủ trì tổ chức khảo sát để phục vụ việc thẩm định đề án thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính.”.

    17. Sửa đổi, bổ sung Điều 31 như sau:

    “Điều 31. Áp dụng Nghị quyết

    1. Việc thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải bảo đảm để các đơn vị hành chính sau khi được thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính đạt các tiêu chuẩn của đơn vị hành chính tương ứng quy định tại Chương I của Nghị quyết này, trừ các trường hợp sau đây:

    a) Trường hợp nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của từ 02 đơn vị hành chính trở lên thành 01 đơn vị hành chính nông thôn cùng cấp, của từ 02 phường trở lên thành 01 phường hoặc của từ 02 quận trở lên thành 01 quận thì không áp dụng các tiêu chuẩn quy định tại Chương I của Nghị quyết này;

    b) Trường hợp nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của từ 02 đơn vị hành chính trở lên thành 01 đơn vị hành chính đô thị cùng cấp, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, thì đơn vị hành chính đô thị sau khi nhập, thành lập phải đạt tiêu chuẩn về loại đô thị (đối với thành phố trực thuộc trung ương, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, thị xã, thị trấn) hoặc tiêu chuẩn về hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị (đối với quận, phường) quy định đối với đơn vị hành chính đô thị tương ứng; không áp dụng các tiêu chuẩn khác quy định tại Mục 2 Chương I của Nghị quyết này;

    c) Trường hợp điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính hoặc nhập có kết hợp với điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính mà làm giảm số lượng đơn vị hành chính cùng cấp thì quy mô dân số, diện tích tự nhiên và tỷ lệ số quận, thị xã, thành phố trực thuộc trên tổng số đơn vị hành chính cấp huyện (đối với thành phố trực thuộc trung ương), tỷ lệ số phường trên tổng số đơn vị hành chính cấp xã (đối với thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, thị xã) của các đơn vị hành chính sau khi thành lập, nhập, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính có thể thấp hơn tiêu chuẩn quy định tại Chương I của Nghị quyết này nhưng tối thiểu phải đạt 70% tiêu chuẩn của đơn vị hành chính tương ứng; không áp dụng tiêu chuẩn về số đơn vị hành chính trực thuộc quy định tại khoản 3 Điều 1, khoản 3 Điều 2, điểm a khoản 3 các điều 4, 5 và 6, khoản 3 Điều 7 của Nghị quyết này; các tiêu chuẩn khác thực hiện theo quy định tại Chương I của Nghị quyết này;

    d) Trường hợp thành lập đơn vị hành chính đô thị trên cơ sở nguyên trạng 01 đơn vị hành chính cùng cấp hoặc điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính để thành lập đơn vị hành chính đô thị mà không làm thay đổi số lượng đơn vị hành chính thì diện tích tự nhiên của các đơn vị hành chính sau khi thành lập, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính có thể thấp hơn nhưng tối thiểu phải đạt 50% tiêu chuẩn của đơn vị hành chính tương ứng; không áp dụng tiêu chuẩn về số đơn vị hành chính trực thuộc quy định tại khoản 3 Điều 1, khoản 3 Điều 2, điểm a khoản 3 các điều 4, 5 và 6, khoản 3 Điều 7 của Nghị quyết này; các tiêu chuẩn khác thực hiện theo quy định tại Chương I của Nghị quyết này;

    đ) Trường hợp thành lập, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính đô thị để bảo tồn, phát huy giá trị đặc sắc cố đô và di sản văn hóa vật thể đã được UNESCO công nhận thì các đơn vị hành chính sau khi thành lập, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải đạt tiêu chuẩn về loại đô thị hoặc tiêu chuẩn về hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị đối với đơn vị hành chính đô thị tương ứng; các tiêu chuẩn khác có thể thấp hơn nhưng tối thiểu phải đạt 50% mức quy định tại Chương I của Nghị quyết này và không được áp dụng đồng thời mức giảm đối với các trường hợp đặc thù quy định tại Điều 3a và Điều 9a của Nghị quyết này;

    e) Trường hợp để đáp ứng yêu cầu đặc biệt về quản lý lãnh thổ, bảo vệ chủ quyền quốc gia, phát triển kinh tế – xã hội thì cơ quan có thẩm quyền có thể quyết định thành lập hoặc điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính mà không áp dụng các tiêu chuẩn quy định tại Chương I của Nghị quyết này.

    2. Việc áp dụng Nghị quyết đối với phân loại đơn vị hành chính được thực hiện như sau:

    a) Các đơn vị hành chính đã được phân loại trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành thì giữ nguyên loại đơn vị hành chính cho đến khi được phân loại lại theo quy định tại điểm b và điểm c khoản này;

    b) Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính có hiệu lực thi hành thì các đơn vị hành chính có liên quan phải được phân loại theo quy định của Nghị quyết này. Trong thời gian chưa thực hiện phân loại thì đơn vị hành chính sau khi chia là đơn vị hành chính loại III; đơn vị hành chính sau khi nhập được xác định theo loại của đơn vị hành chính trước khi nhập có loại cao nhất; đơn vị hành chính sau khi điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính hoặc thành lập trên cơ sở nguyên trạng 01 đơn vị hành chính cùng cấp được xác định theo loại của đơn vị hành chính trước khi điều chỉnh địa giới hoặc thành lập đơn vị hành chính;

    c) Trường hợp đơn vị hành chính có biến động lớn về các yếu tố liên quan đến việc xác định tiêu chuẩn phân loại đơn vị hành chính mà cần thiết phải phân loại lại thì được phân loại lại theo quy định của Nghị quyết này.”.

    18. Thay thế cụm từ “tỷ lệ hộ nghèo” bằng cụm từ “tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều” tại điểm i khoản 4 Điều 12, điểm e khoản 4 Điều 13, điểm i khoản 4 Điều 15, điểm e khoản 4 Điều 16, điểm g khoản 4 Điều 17, điểm g khoản 4 Điều 18, điểm đ khoản 3 Điều 19, điểm đ khoản 3 Điều 20.

    19. Thay thế Phụ lục 1, Phụ lục 2 bằng Phụ lục tiêu chuẩn cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế – xã hội ban hành kèm theo Nghị quyết này.

    20. Thay thế cụm từ “Phụ lục 1” bằng cụm từ “Phụ lục” tại khoản 5 các điều 4, 5 và 6, khoản 4 Điều 7, khoản 3 Điều 8; thay thế cụm từ “Phụ lục 2” bằng cụm từ “Phụ lục” tại khoản 4 Điều 9.

    Điều 2. Hiệu lực thi hành

    Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2023.

    Điều 3. Điều khoản chuyển tiếp

    1. Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính đã được Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được áp dụng các tiêu chuẩn và thực hiện việc xem xét, thông qua theo quy định của Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13.

    2. Đối với đề án thành lập quận, phường được trình sau ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành, thì chỉ xem xét, đánh giá việc đáp ứng tiêu chuẩn về hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị dựa trên số liệu, báo cáo kết quả rà soát về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị đối với khu vực dự kiến thành lập quận, phường được thực hiện trong thời gian không quá 02 năm trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành.

    Nghị quyết này được Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 9 năm 2022 thông qua ngày 21 tháng 9 năm 2022.