Category: Văn bản pháp luật

  • Thông tư 02/2025/TT-BTTTT

      BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

    1/01/clip_image001.png” width=”108″ />         

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    1/01/clip_image002.png” width=”228″ />Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    Số:         /2025/TT-BTTTT

    Hà Nội, ngày      tháng      năm 2025

     

      

     

    THÔNG TƯ

    Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 05/2022/TT- BTTTT ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định, hướng dẫn thực hiện nội dung 09 thuộc thành phần số 02 và nội dung 02 thuộc thành phần số 08 của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng                    nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
    ———————

    Căn cứ Nghị định số 48/2022/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;

    Căn cứ Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;

    Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;Nghị định số 38/2023/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2022/NĐ-CP”>27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;

            Căn cứ Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;

              Thực hiện Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 211/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025;

    Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính;

    Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 05/2022/TT- BTTTT ngày 30 tháng 6 năm 2022của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thôngquy định, hướng dẫn thực hiện nội dung 09 thuộc thành phần số 02 và nội dung 02 thuộc thành phần số 08 của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

     

    Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 05/2022/TT- BTTTT ngày 30 tháng 6 năm 2022của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thôngquy định, hướng dẫn thực hiện nội dung 09 thuộc thành phần số 02 và nội dung 02 thuộc thành phần số 08 của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 (sau đây gọi tắt là Thông tư số 05/2022/TT-BTTTT)

    1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 3 như sau:

    2. Địa bàn thực hiện:

    Đối với thiết lập mới, nâng cấp các đài truyền thanh xã: Là các xã xây dựng nông thôn mới, trừ những xã thuộc các địa bàn sau đây (được thực hiện thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025):

    a) Các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

    b) Các xã đảo, huyện đảo theo quyết định công nhận của cấp có thẩm quyền”.

              2. Sửa đổi, bổ sung điểm a, khoản 3 Điều 3 như sau:

    “a) Đối với đài truyền thanh xã:

    – Thiết lập mới đài truyền thanh cho các xã chưa có đài truyền thanh;

    – Thay thế cụm loa có dây, không dây FM bị hỏng, không còn sử dụng được sang cụm thu phát thanh ứng dụng công nghệ thông tin – viễn thông.

    – Mở rộng cụm thu phát thanh ứng dụng công nghệ thông tin – viễn thông đối với các thôn (theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31/8/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố) để đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin thiết yếu đến các hộ dân trong xã”.

    3. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 4 Điều 3 như sau:

             “b) Đối với cơ sở truyền thanh – truyền hình cấp huyện chưa có thiết bị kỹ thuật để số hóa sản xuất nội dung truyền thông đa phương tiện: Căn cứ tình hình thực tế và nhu cầu cần thiết cho hoạt động sản xuất nội dung truyền thông đa phương tiện, các địa phương quyết định việc đầu tư, mua sắm thiết bị phù hợp với danh mục tại Phụ lục 01 kèm theo Thông tư này.

              Trường hợp địa phương có nhu cầu về danh mục, cấu hình kỹ thuật thiết bị khác với danh mục tại Phụ lục 01 kèm theo Thông tư này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh phân cấp và chịu trách nhiệm trên cơ sở đảm bảo mục tiêu, tiết kiệm, hiệu quả sử dụng và chịu trách nhiệm về quyết định của mình”.

    4. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 4 Điều 6 như sau:

             “a) Bộ Thông tin và Truyền thông:

               – Xây dựng khung chương trình bồi dưỡng, tập huấn về kỹ năng số; kiến thức cơ bản về an toàn thông tin;

              – Tổ chức xây dựng tài liệu, học liệu, bài giảng điện tử phục vụ bồi dưỡng, tập huấn;

              – Phát triển, hoàn thiện, thúc đẩy sử dụng nền tảng học trực tuyến mở đại trà;

              – Tổ chức thực hiện nội dung quy định tại điểm c khoản 3 Điều này.”

    5. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 7 như sau:

    “3. Nội dung chương trình phổ biến kiến thức, nâng cao kỹ năng số và năng lực tiếp cận thông tin cho người dân nông thôn gồm:

    a) Phổ biến kiến thức, thông tin cơ bản liên quan đến người dân trong các chương trình, kế hoạch, đề án của Nhà nước về thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số nông nghiệp, nông thôn (bao gồm kế hoạch của Trung ương, của địa phương);

    b) Phổ biến, nâng cao kỹ năng số và năng lực tiếp cận thông tin cho người dân nông thôn gồm:

    – Kỹ năng sử dụng thiết bị và phần mềm trên thiết bị như máy tính, điện thoại thông minh và các thiết bị đầu cuối khác;

    – Kỹ năng tìm kiếm, khai thác thông tin, dữ liệu trên môi trường internet;

    – Kỹ năng giao tiếp và phối hợp sử dụng công nghệ số như sử dụng mạng xã hội, sử dụng website/ sàn giao dịch thương mại điện tử, thanh toán qua internet, sử dụng dịch vụ công trực tuyến…

    – Kỹ năng sáng tạo nội dung trên thiết bị, trên môi trường internet;

    – Kỹ năng an toàn thông tin;

    – Kỹ năng giải quyết vấn đề.

    c) Ngoài nội dung tại các điểm a, b nêu trên, căn cứ điều kiện và nhu cầu thực tế, các địa phương chủ động bổ sung, điều chỉnh nội dung kiến thức, kỹ năng số để phổ biến đảm bảo hiệu quả, phù hợp với các nhóm đối tượng cụ thể”.

    6. Sửa đổi Điều 8 như sau:

               “Điều 8. Gán mã địa chỉ số cho từng nhà ở cá nhân, hộ gia đình, trụ sở cơ quan, tổ chức trên địa bàn nông thôn đã được đánh số và gắn biển số nhà

    1. Mục tiêu: Đến năm 2025, mỗi nhà ở cá nhân, hộ gia đình, trụ sở cơ quan, tổ chức trên địa bàn nông thôn đã được đánh số và gắn biển số nhà (theo Thông tư số 08/2024/TT-BXD ngày 30 tháng 8 năm 2024 của Bộ Xây dựng quy định đánh số và gắn biển số nhà, công trình xây dựng) được gán mã địa chỉ số.

    2. Nội dung thực hiện

    a) Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu địa chỉ số bao gồm: mã địa chỉ số và các trường thông tin địa chỉ số;

    b) Thông tin, tuyên truyền về lợi ích khi sử dụng cơ sở dữ liệu địa chỉ số.

    3. Tổ chức thực hiện

    a) Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức, hướng dẫn thực hiện các nội dung nêu tại khoản 2 Điều này;

    b) Căn cứ hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp thực hiện mục tiêu tại khoản 1 Điều này ở địa phương.”.

    Điều 2.Điều khoản thi hành

    1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày     tháng     năm 2025.

    2. Đối với các nhiệm vụ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thực hiện trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thì tiếp tục thực hiện theo quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền và các quy định của pháp luật có liên quan.

    3. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật trích dẫn tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật khác thì áp dụng quy định tại văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế.

    4. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Thông tin và Truyền thông để nghiên cứu, giải quyết./.

                                                   

    Nơi nhận:
    – Ban Bí thư Trung ương Đảng;
    – Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
    – Văn phòng Quốc hội;

    – Văn phòng Tổng Bí thư;
    – Văn phòng Chủ tịch nước;
    – Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
    – Tòa án nhân dân tối cao;
    – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
    – Kiểm toán nhà nước;
    – Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
    – HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
    – Bộ trưởng và các Thứ trưởng Bộ TTTT;
    – Sở TTTT, Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
    – Văn phòng Quốc gia về Giảm nghèo – Bộ LĐTBXH;

    – Văn phòng điều phối Nông thôn mới Trung ương – Bộ NNPTNT;
    – Các đơn vị thuộc Bộ; Cổng Thông tin điện tử Bộ;
    – Cục Kiểm tra văn bản QPPL – Bộ Tư pháp;
    – Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ;
    – Lưu: VT, KHTC.

    BỘ TRƯỞNG

     

       

    Nguyễn Mạnh Hùng

     

     

    PHỤ LỤC 01

     DANH MỤC THIẾT BỊ KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ SẢN XUẤT NỘI DUNG TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN CỦA CƠ SỞ TRUYỀN THANH – TRUYỀN HÌNH CẤP HUYỆN

    (Kèm theo Thông tư số       /2025/TT-BTTTT ngày    tháng     năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)

    Yêu cầu kỹ thuật tối thiểu của thiết bị kỹ thuật, công nghệ

    TT

    Tên thiết bị kỹ thuật, công nghệ

    Yêu cầu kỹ thuật tối thiểu

    Ghi chú

    1

    Máy tính

    – Có khả năng cài đặt phần mềm biên tập chương trình truyền hình, biên tập chương trình phát thanh;

    – Kết nối mạng Internet.

     

    1.1

    Ổ cứng

    Số lượng: tối thiểu 02, trong đó:

    – 01 ổ cài đặt hệ điều hành loại SSD có dung lượng tối thiểu 120Gb;

    – 01 ổ Data có dung lương tối thiểu 1TB (loại SSD hoặc HDD/7200rpm)

    1.2

    Ram

    Tối thiểu 32 GB

    1.3

    CPU

    Tối thiểu Core i7 thế hệ thứ 10 trở lên hoặc tương đương.

    1.4

    Card đồ họa

    Phù hợp với yêu cầu của phần mềm biên tập âm thanh hình ảnh

    1.5

    Đầu đọc thẻ nhớ

    Loại tích hợp sẵn hoặc gắn ngoài

    1.6

    Màn hình

    Tối thiểu 22 inch (1920 x 1080 pixels); Có cổng kết nối USB từ 3.0 trở lên

    1.7

    Hệ điều hành

    Tối thiểu Windows 10 bản quyền hoặc hệ điều hành khác với tính năng tương đương

    1.8

    Các thiết bị liên quan kèm theo.

     

    2

    Máy quay phim

     

    2.1

    Máy quay phim dùng cho phóng viên

    Độ phân giải full HD

    2.2

    Thẻ nhớ

    – Số lượng: 02 chiếc;

    – Mỗi thẻ nhớ có dung lượng tối thiểu từ 32GB-64GB hoặc cao hơn;

    – Tốc độ ghi đọc phù hợp với yêu cầu của thiết bị ghi hình

    2.3

    Micro phỏng vấn (micro Shotgun)

     

    2.4

    Túi đựng

     

    2.5

    Đèn led lưu động

     

    2.6

    Chân máy

     

    2.7

    Các phụ kiện kèm theo

     

    3

    Máy thu âm cầm tay

    Máy ghi âm kỹ thuật số loại cầm tay

    3.1

    Máy thu thanh audio

    Ghi âm bằng thẻ nhớ, tích hợp micro độ nhạy cao

    3.2

    Thẻ nhớ

    – Số lượng: 02

    – Mỗi thẻ nhớ có dung lượng tối thiểu 16 GB trở lên

    3.3

    Các phụ kiện kèm theo

     

    4

    Máy ảnh

     

    4.1

    Máy ảnh tích hợp chức năng quay video

    Full frame; Khung hình đầy đủ, với dải ống kính tiêu cự từ 24-105mm

    4.2

    Thẻ nhớ

    Số lượng: 02 chiếc; mỗi thẻ nhớ có dung lượng tối thiểu 32Gb-64GB hoặc cao hơn

    4.3

    Đèn led lưu động

     

    4.4

    Túi đựng

     

    4.5

    Các phụ kiện kèm theo

     

    5

    Phần mềm biên tập chương trình phát thanh

    Biên tập audio dùng cho phát thanh (có bản quyền ổn định, lâu dài); tương thích với hệ điều hành của máy tính

    6

    Phần mềm biên tập chương trình truyền hình

    Biên tập video dùng cho truyền hình (có bản quyền ổn định, lâu dài); tương thích với hệ điều hành của máy tính

     

     

     

     

  • Thông tư 01/2025/TT-BNNPTNT

    THÔNG TƯ

    BÃI BỎ MỘT SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT DO BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH, LIÊN TỊCH BAN HÀNH

    Căn cứ Nghị định số 105/2022/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

    Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;

    Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

    Căn cứ Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Nghị định số 59/2024/NĐ-CP ngày 25/5/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ;

    Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

    Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, liên tịch ban hành.

    Điều 1. Bãi bỏ toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật

    Bãi bỏ toàn bộ các thông tư, thông tư liên tịch, quyết định sau đây:

    1. Thông tư số 23/2010/TT-BNNPTNT ngày 07/4/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

    2. Thông tư số 43/2013/TT-BNNPTNT ngày 22/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện quản lý nhiệm vụ khoa học công nghệ, quản lý tài chính của nhiệm vụ khoa học công nghệ và công tác tổ chức cán bộ của các tổ chức khoa học công nghệ công lập trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

    3. Thông tư số 29/2014/TT-BNNPTNT ngày 05/09/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung Điều 7 Thông tư số 23/2010/TT-BNNPTNT ngày 07/4/2010 về công nhận tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

    4. Thông tư liên tịch số 66/2012/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHCN ngày 28/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thực hiện một số điều Quyết định số 846/QĐ-TTg ngày 02/06/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm đặt hàng một số sản phẩm khoa học và công nghệ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

    5. Quyết định số 59/2002/QĐ-BNN ngày 03/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quy định mức nước thiết kế cho các tuyến đê thuộc hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình.

    6. Quyết định số 83/2007/QĐ-BNN ngày 04/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về nhiệm vụ công chức Kiểm lâm địa bàn cấp xã.

    Điều 2. Bãi bỏ một phần các văn bản quy phạm pháp luật

    1. Bãi bỏ một phần Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý thuốc bảo vệ thực vật:

    a) Bãi bỏ Điều 51, Điều 52, Điều 53, Điều 54, Điều 55, Điều 58, Điều 59; khoản 7 Điều 80; khoản 2 Điều 82;

    b) Bãi bỏ Phụ lục XXIX, Phụ lục XXX; Phụ lục XXXI; Phụ lục XXXII; Phụ lục XXXIII ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý thuốc bảo vệ thực vật.

    2. Bãi bỏ khoản 17 Điều 1 Thông tư số 16/2014/TT-BNNPTNT ngày 05/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Kiểm dịch và Bảo vệ thực vật.

    Điều 3. Điều khoản thi hành

    1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 08 tháng 4 năm 2025

    2. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

     

  • Thông tư 01/2025/TT-BTTTT

      BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

             

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    Số:         /2025/TT-BTTTT

    Hà Nội, ngày      tháng      năm 2025

     

     

    THÔNG TƯ

    Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 06/2022/TT-BTTTT

    ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫnthực hiện Dự án Truyền thông và giảm nghèo về thông tin thuộcChương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025

    Căn cứ Nghị định số 48/2022/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;

    Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ Quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; Nghị định s38/2023/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2022/NĐ-CP”>27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;

    Căn cứ Quyết định số 02/2022/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025;

    Thực hiện Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025;

    Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính,

    Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 06/2022/TT-BTTTT ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn thực hiện Dự án Truyền thông và giảm nghèo về thông tin thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

     

    Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 06/2022/TT-BTTTTngày 30 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn thực hiện Dự án Truyền thông và giảm nghèo về thông tin thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025

    1. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 3 như sau:

    “1. Nhiệm vụ nâng cao năng lực cho cán bộ thông tin và truyền thông được thực hiện thông qua công tác bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng trong quản lý và trong công tác thông tin, tuyên truyền cho cán bộ làm công tác quản lý báo chí, cán bộ làm công tác thông tin, tuyên truyền của các cơ quan, tổ chức. Đối tượng bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ thông tin, truyền thông, bao gồm:

    a) Lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí; người làm công tác quản lý báo chí của cơ quan chủ quản báo chí, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí;

    b) Người làm công tác thông tin cơ sở bao gồm:

    – Viên chức, người lao động đài truyền thanh – truyền hình cấp huyện hoặc bộ phận chuyên biệt làm công tác thông tin cơ sở thuộc Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao, Trung tâm Truyền thông và Văn hóa hoặc Trung tâm có tên gọi khác của cấp huyện;

    – Công chức văn hóa – xã hội cấp xã, người phụ trách đài truyền thanh cấp xã;

    – Tuyên truyền viên cơ sở ở thôn, tổ dân phố.

    c) Người làm công tác thông tin, tuyên truyền thuộc cơ quan Đảng và các tổ chức chính trị – xã hội;

    d) Người làm công tác thông tin đối ngoại của các cơ quan, tổ chức ở Trung ương và địa phương.”.

    2. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 như sau:

    Điều 5. Cung cấp dịch vụ thông tin công cộng tại các điểm cung cấp dịch vụ bưu chính công cộng phục vụ tiếp cận thông tin của nhân dân ở các xã đặc biệt khó khăn, xã đảo, huyện đảo

    1. Mục tiêu: Cung cấp các dịch vụ thông tin công cộng phục vụ nhân dân các xã đặc biệt khó khăn, xã đảo, huyện đảo; giúp nhân dân ở khu vực này có điều kiện tiếp cận các thông tin về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kiến thức, kỹ năng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và các thông tin thiết yếu khác.

    2. Phạm vi, địa điểm thực hiện:

    a) Phạm vi: Thực hiện tại các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; xã đảo, huyện đảo;

    b) Địa điểm: Tại điểm cung cấp dịch vụ bưu chính thuộc mạng bưu chính công cộng.

    3. Nội dung hoạt động của các điểm cung cấp dịch vụ thông tin công cộng:

    a) Tiếp nhận các xuất bản phẩm, báo chí in từ dự án và các chương trình, đề án khác để phục vụ nhân dân trên địa bàn;

    b) Phục vụ (miễn phí) người dân đọc sách, báo, tạp chí (bao gồm xuất bản phẩm điện tử và báo điện tử);

    c) Cung cấp dịch vụ phục vụ truy nhập internet băng rộng để người dân khai thác các thông tin thiết yếu, đọc các xuất bản phẩm điện tử, báo điện tử, sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

    4. Điều kiện điểm cung cấp dịch vụ thông tin công cộng được hỗ trợ cung cấp dịch vụ:

    a) Có hệ thống bàn, ghế phục vụ người dân đọc sách, báo, tạp chí;

    b) Có ít nhất 01 máy vi tính được kết nối internet băng rộng để phục vụ người dân truy nhập;

    c) Có ít nhất 01 tủ/giá/kệ để trưng bày, giới thiệu các xuất bản phẩm in, báo in;

    d) Đảm bảo duy trì hệ thống điện chiếu sáng, internet băng rộng phục vụ người dân sử dụng dịch vụ thuận lợi;

    đ) Thời gian phục vụ: Tăng thêm tối thiểu 02 giờ/ngày làm việc và phục vụ thêm 06 giờ/ngày thứ 7 hàng tuần so với quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch vụ bưu chính công ích và dịch vụ công ích trong hoạt động phát hành báo chí (không bao gồm ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của Nhà nước). Thời gian phục vụ phải được niêm yết công khai tại nơi dễ nhìn để người dân biết.

    5. Tổ chức thực hiện:

    a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm:

    – Tổ chức, chỉ đạo triển khai thực hiện cung cấp dịch vụ thông tin công cộng tại địa phương;

    – Chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu công tác quản lý, xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện sau khi được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;

    – Giao cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phối hợp các cơ quan, tổ chức có liên quan tại địa phương xây dựng đề xuất mức hỗ trợ duy trì, vận hành hoạt động của các điểm cung cấp dịch vụ thông tin công cộng trên địa bàn, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định;

    – Tổ chức cung cấp các sản phẩm, dịch vụ thông tin, tuyên truyền thuộc dự án và của các chương trình, dự án khác (nếu có) do địa phương thực hiện phục vụ nhân dân tại các điểm cung cấp dịch vụ thông tin công cộng.

    b) Đơn vị cung cấp dịch vụ thông tin công cộng chịu trách nhiệm:

    – Đảm bảo cơ sở vật chất, bố trí nhân lực và duy trì, vận hành điểm cung cấp dịch vụ theo các điều kiện tại khoản 4 Điều này.

    – Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông lập kế hoạch, triển khai cung cấp dịch vụ, đề xuất mức hỗ trợ duy trì, vận hành hoạt động của các điểm cung cấp dịch vụ thông tin công cộng.

    – Tiếp nhận, bảo quản, khai thác xuất bản phẩm in, báo in của Chương trình này và các chương trình, dự án khác (nếu có) để phục vụ nhân dân tại các địa bàn:

    + Đối với xuất bản phẩm in: Đảm bảo thời gian khai thác ít nhất đến hết thời gian thực hiện Chương trình. Kết thúc thời gian thực hiện Chương trình, căn cứ điều kiện, nhu cầu thực tế, đơn vị cung cấp dịch vụ chủ động tiếp tục khai thác các xuất bản phẩm in phục vụ nhân dân trên địa bàn hoặc đề xuất với Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển giao các xuất bản phẩm này để tiếp tục phục vụ người dân tại các thiết chế văn hóa – thông tin trên địa bàn;

    + Đối với các ấn phẩm của báo in và các ấn phẩm truyền thông in khác: Thời gian khai thác ít nhất 12 tháng.

    – Báo cáo tình hình cung cấp dịch vụ theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông và của địa phương.

    c) Các cơ quan báo chí, nhà xuất bản tham gia thực hiện dự án căn cứ mục đích, đối tượng phục vụ có trách nhiệm cung cấp sản phẩm báo in, xuất bản phẩm in đến các điểm cung cấp thông tin công cộng phù hợp.

    Khuyến khích các cơ quan, tổ chức cung cấp sản phẩm báo chí, xuất bản phẩm và các sản phẩm truyền thông khác thuộc các chương trình, dự án khác đến các điểm cung cấp dịch vụ thông tin công cộng để phục vụ nhu cầu thông tin của nhân dân.

    d) Người sử dụng dịch vụ tại điểm cung cấp dịch vụ thông tin công cộng có trách nhiệm:

    – Sử dụng máy tính kết nối internet đọc sách, báo điện tử, tra cứu thông tin, sử dụng dịch vụ công trực tuyến và phục vụ các hoạt động khác phù hợp với quy định của pháp luật;

    – Bảo quản an toàn tài sản, xuất bản phẩm in, báo in và các sản phẩm truyền thông khác khi sử dụng tại điểm cung cấp dịch vụ thông tin công cộng; giữ gìn an ninh trật tự, vệ sinh chung tại các điểm cung cấp dịch vụ thông tin công cộng.”

    3. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1, điểm b khoản 2, khoản 4, điểm b khoản 5  Điều 7 như sau:

    a) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 7 như sau:

    “a) Các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ”.

    b) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 7 như sau:

    “b) Nâng cấp hoạt động của đài truyền thanh xã để đáp ứng nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền, bao gồm:

    – Mở rộng cụm thu phát thanh ứng dụng công nghệ thông tin – viễn thông đối với các thôn (theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31/8/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố) để đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin thiết yếu đến các hộ dân trong xã;

    – Thay thế cụm loa có dây, không dây FM bị hỏng, không còn sử dụng được sang cụm thu phát thanh ứng dụng công nghệ thông tin – viễn thông”.

    c) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 7 như sau:

    “4. Việc thiết lập mới, nâng cấp đài truyền thanh xã thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau:

    a) Thiết lập mới đài truyền thanh đối với xã chưa có đài truyền thanh;

    b) Nâng cấp hoạt động của đài truyền thanh xã.”

    d) Sửa đổi, bổ sung điểm b, khoản 5 Điều 7 như sau:

    “b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm:

    – Tổ chức, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ tại địa phương;

    – Giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu lập kế hoạch thiết lập mới, nâng cấp hoạt động của đài truyền thanh xã tại địa phương, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, gửi Bộ Thông tin và Truyền thông tổng hợp, theo dõi thực hiện nhiệm vụ đặc thù của Tiểu dự án;

    – Đảm bảo các điều kiện cần thiết để duy trì hoạt động thường xuyên của đài truyền thanh xã (bao gồm phí sử dụng dịch vụ truy nhập internet, thuê bao của cụm thu phát thanh ứng dụng công nghệ thông tin – viễn thông; chi phí bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị; sản xuất, phát nội dung chương trình trên đài truyền thanh).”

    4. Sửa đổi, bổ sung điểm a, khoản 2; điểm a ,b, c khoản 3; khoản 4 Điều 11 như sau:

    a) Sửa đổi, bổ sung điểm a, khoản 2 Điều 11 như sau:

    “a) Về nội dung: Đề tài xuất bản phẩm thuộc một hoặc một số chủ đề sau:

    – Phổ biến, tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước;

    – Phổ biến kiến thức khoa học, kỹ thuật, công nghệ, kinh nghiệm áp dụng trong sản xuất, những mô hình sinh kế bền vững phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và phòng, chống biến đổi khí hậu;

    – Phổ biến, giới thiệu kiến thức về văn hóa, văn học, nghệ thuật, di sản văn hóa truyền thống của Việt Nam cần quảng bá, lưu giữ và truyền lại cho các thế hệ sau và tạo dựng sản phẩm phục vụ phát triển du lịch;

    – Giới thiệu, tôn vinh những cá nhân điển hình, mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng.”

    b) Sửa đổi, bổ sung điểm a, điểm b, điểm c khoản 3 Điều 11 như sau:

    “3. Quy trình thực hiện

    a) Đăng ký đề tài xuất bản phẩm:

    – Ở Trung ương:

    + Nhà xuất bản, cơ quan, đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện đăng ký đề tài xuất bản phẩm với Bộ, cơ quan ngang bộ.

    + Nhà xuất bản, cơ quan, đơn vị thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp thực hiện đăng ký đề tài xuất bản phẩm với cơ quan chủ quản.

    – Ở địa phương: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức lập kế hoạch, phê duyệt đề tài xuất bản phẩm, bảo đảm phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của Tiểu dự án.

    – Thông tin đăng ký đề tài xuất bản phẩm gồm những nội dung sau: Tên đề tài; Tóm tắt nội dung; Thể loại; Ngôn ngữ xuất bản (trường hợp thực hiện bằng tiếng dân tộc thiểu số thì ghi rõ tiếng dân tộc nào); Hình thức xuất bản phẩm thực hiện (xuất bản phẩm in, xuất bản phẩm điện tử thông thường, xuất bản phẩm điện tử dưới dạng âm thanh và xuất bản phẩm đa phương tiện); Thời hạn mua bản quyền tác phẩm (đối với xuất bản phẩm điện tử); Đối tượng phát hành (đối với xuất bản phẩm in), tên miền internet Việt Nam để thực hiện xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử (đối với xuất bản phẩm điện tử); Thời gian dự kiến thực hiện xuất bản; Kinh phí thực hiện, bao gồm kinh phí của Tiểu dự án, đóng góp của nhà xuất bản (nếu có).

    b) Xét chọn đề tài:

    – Ở Trung ương: Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan chủ quản tổ chức lựa chọn danh mục đề tài xuất bản phẩm trên cơ sở đăng ký của nhà xuất bản, cơ quan đơn vị trực thuộc.

    – Ở địa phương: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lựa chọn danh mục đề tài xuất bản phẩm theo phân cấp quản lý trên cơ sở đăng ký của nhà xuất bản, cơ quan, đơn vị trực thuộc.

    c) Tổ chức xuất bản và phát hành:

    – Căn cứ đề tài đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, Nhà xuất bản tổ chức biên tập, xuất bản và phát hành theo quy định pháp luật;

    – Nhà xuất bản phải ghi rõ thời hạn (từ ngày, đến ngày) xuất bản phẩm điện tử được đọc miễn phí trên các nền tảng công nghệ cung cấp xuất bản phẩm điện tử và phải thông báo bằng văn bản cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả biết ngày phát hành xuất bản phẩm để tính thời hạn chuyển nhượng theo thỏa thuận (Mẫu thông báo tại Phụ lục 3 kèm theo), đồng thời gửi thông báo đến cơ quan chủ quản, cơ quan quản lý nhà nước về thông tin và truyền thông cùng cấp để theo dõi, quản lý;

    – Việc thỏa thuận chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan đối với tác phẩm thực hiện theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và các quy định pháp luật có liên quan.

    – Về địa chỉ phát hành xuất bản phẩm:

    + Đối với xuất bản phẩm in:

    Ở Trung ương: Xuất bản phẩm được phát hành đến Điểm Bưu điện – Văn hóa xã thuộc mạng lưới bưu chính công cộng; Tủ sách pháp luật được thành lập theo quy định tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Hệ thống thư viện công cộng. Ưu tiên địa bàn thuộc huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo.

    Ở địa phương: Xuất bản phẩm được phát hành đến Điểm Bưu điện – Văn hóa xã thuộc mạng lưới bưu chính công cộng; Tủ sách pháp luật được thành lập theo quy định tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Hệ thống thư viện công cộng trong phạm vi quản lý của địa phương. Ưu tiên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo.

    + Đối với xuất bản phẩm điện tử: Được phát hành trên nền tảng công nghệ cung cấp sách, báo điện tử thiết yếu do Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý và nền tảng công nghệ phát hành xuất bản phẩm điện tử của nhà xuất bản (nếu có).”

    c. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 11 như sau:

    “4. Tổ chức thực hiện

    a) Các Bộ, cơ quan ngang bộ; Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp ở Trung ương và địa phương có nhu cầu thực hiện xuất bản phẩm mới từ nguồn kinh phí của Tiểu dự án tiến hành lập kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan, đồng thời gửi Kế hoạch về Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Xuất bản, In và Phát hành) để tổng hợp.

    b) Nhà xuất bản chịu trách nhiệm:

    – Đảm bảo xuất bản phẩm mới theo tiêu chí quy định tại khoản 2 Điều này, không trùng lặp với đề tài xuất bản phẩm đã có.

    – Thực hiện xuất bản xuất bản phẩm, tổ chức phát hành xuất bản phẩm (cả xuất bản phẩm in và xuất bản phẩm điện tử) đến các địa chỉ theo quy định.

    – Đảm bảo xuất bản phẩm được thực hiện theo quy định của Luật Xuất bản và Luật Sở hữu trí tuệ.

    – Sử dụng kinh phí thực hiện Tiểu dự án được giao đúng quy định của pháp luật.”

    5. Sửa đổi, bổ sung Điều 13 như sau:

    Điều 13. Lựa chọn xuất bản phẩm in đã phát hành để thực hiện xuất bản dưới hình thức xuất bản phẩm điện tử

    1. Yêu cầu chung: Xuất bản phẩm in đã phát hành được lựa chọn để xuất bản dưới hình thức xuất bản phẩm điện tử là các tác phẩm, có giá trị nội dung lâu dài, cung cấp thông tin thiết yếu phục vụ nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế – xã hội.

    2. Tiêu chí lựa chọn xuất bản phẩm in để xuất bản điện tử:

    – Xuất bản phẩm in được lựa chọn xuất bản phải bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật về xuất bản và sở hữu trí tuệ;

    – Xuất bản phẩm điện tử phải đáp ứng các tiêu chí về chủ đề nội dung, hình thức, bản quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 11 của Thông tư này.”

    3. Quy trình thực hiện

    a) Đăng ký đề tài xuất bản phẩm: Thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 11 của Thông tư này.

    b) Xét chọn đề tài:

    – Ở Trung ương: Các bộ, cơ quan ngang bộ, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị, xã hội – nghề nghiệp tổ chức lựa chọn danh mục đề tài xuất bản phẩm đã được xuất bản dưới hình thức xuất bản phẩm in và lưu hành hợp pháp để xuất bản dưới hình thức xuất bản phẩm điện tử theo phân cấp quản lý, đảm bảo phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của Tiểu dự án.

    – Ở địa phương: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lựa chọn danh mục đề tài xuất bản phẩm đã được xuất bản dưới hình thức xuất bản phẩm in và lưu hành hợp pháp để xuất bản dưới hình thức xuất bản phẩm điện tử theo phân cấp quản lý, đảm bảo phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của Tiểu dự án.

    c) Tổ chức xuất bản và phát hành: Thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 11 của Thông tư này.

    4. Tổ chức thực hiện: Việc tổ chức thực hiện xuất bản phẩm điện tử từ xuất bản in được theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Thông tư này”.

    Điều 2. Điều khoản thi hành

    1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày     tháng     năm 2025.

    2. Đối với các nhiệm vụ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thực hiện trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thì tiếp tục thực hiện theo quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền và các quy định của pháp luật có liên quan.

    3. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật trích dẫn tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật khác thì áp dụng quy định tại văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế.

    4. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Thông tin và Truyền thông để nghiên cứu, giải quyết./.

     

    Nơi nhận:
    – Ban Bí thư Trung ương Đảng;
    – Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
    – Văn phòng Tổng Bí thư;
    – Văn phòng Chủ tịch nước;
    – Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
    – Văn phòng Quốc hội;
    – Tòa án nhân dân tối cao;
    – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
    – Kiểm toán nhà nước;
    – Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
    – HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
    – Bộ trưởng và các Thứ trưởng Bộ TTTT;
    – Sở TTTT, Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
    – Văn phòng Quốc gia về Giảm nghèo – Bộ LĐTBXH;
    – Các đơn vị thuộc Bộ; Cổng Thông tin điện tử Bộ;
    – Cục Kiểm tra văn bản QPPL – Bộ Tư pháp;
    – Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ;
    – Lưu: VT, KHTC.

    BỘ TRƯỞNG

     

     

    Nguyễn Mạnh Hùng

     

        

     

  • Thông tư 04/2025/TT-BLĐTBXH

    THÔNG TƯ

    QUY ĐỊNH MÃ SỐ, TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP; TIÊU CHUẨN, ĐIỀU KIỆN XÉT THĂNG HẠNG VIÊN CHỨC NGHIỆP VỤ CHUYÊN NGÀNH LĨNH VỰC VIỆC LÀM

    Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25 tháng 11 năm 2019;

    Căn cứ Luật Việc làm ngày 16 tháng 11 năm 2013;

    Căn cứ Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;

    Căn cứ Nghị định số 23/2021/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết khoản 3 Điều 37 và Điều 39 của Luật Việc làm về trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm;

    Căn cứ Nghị định số 62/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

    Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Việc làm;

    Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng viên chức nghiệp vụ chuyên ngành lĩnh vực việc làm.

    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

    1. Thông tư này quy định:

    a) Mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức nghiệp vụ chuyên ngành lĩnh vực việc làm;

    b) Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Tư vấn viên dịch vụ việc làm hạng II.

    2. Thông tư này áp dụng đối với viên chức nghiệp vụ chuyên ngành lĩnh vực việc làm làm việc trong các Trung tâm dịch vụ việc làm và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

    Điều 2. Mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp viên chức nghiệp vụ chuyên ngành lĩnh vực việc làm

    Chức danh nghề nghiệp viên chức nghiệp vụ chuyên ngành lĩnh vực việc làm bao gồm:

    1. Tư vấn viên dịch vụ việc làm hạng II

    Mã số: V.09.06.01

    2. Tư vấn viên dịch vụ việc làm hạng III

    Mã số: V.09.06.02

    3. Nhân viên tư vấn dịch vụ việc làm hạng IV

    Mã số: V.09.06.03

    Điều 3. Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của viên chức nghiệp vụ chuyên ngành lĩnh vực việc làm

    1. Trung thực, khách quan, tận tụy, trách nhiệm với công việc được giao, tuân thủ quy định của pháp luật và thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp.

    2. Thông tin chính xác, đầy đủ và tuân thủ các quy định về trình tự, thủ tục trong thực hiện cung ứng các dịch vụ công về việc làm; có thái độ khiêm tốn, đúng mực khi tiếp xúc với các tổ chức và cá nhân.

    3. Tôn trọng quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc; quyền được đảm bảo an sinh xã hội của mọi công dân; có ý thức cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ về việc làm.

    4. Có tinh thần đoàn kết, tích cực, chủ động phối hợp với đồng nghiệp thực hiện nhiệm vụ được giao.

    5. Giữ bí mật thông tin, tài liệu của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

    Điều 4. Tư vấn viên dịch vụ việc làm hạng II – Mã số: V.09.06.01

    1. Nhiệm vụ

    Thực hiện theo Bản mô tả công việc và khung năng lực vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành lĩnh vực việc làm được quy định tại Phụ lục V.4 kèm theo Thông tư số 11/2023/TT-BLĐTBXH ngày 17 tháng 10 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn về vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp chuyên ngành, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.

    2. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

    a) Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chiến lược phát triển thị trường lao động, dịch vụ việc làm và bảo hiểm thất nghiệp;

    b) Có kiến thức kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ về tư vấn, giới thiệu việc làm, cung ứng lao động, thông tin thị trường lao động, thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp; nắm vững các quy định của Việt Nam về lao động việc làm; kịp thời cập nhật các thông tin về thị trường lao động Việt Nam;

    c) Có năng lực quản lý, hướng dẫn, kiểm tra trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động nghiệp vụ về tư vấn, giới thiệu việc làm, cung ứng lao động, thông tin thị trường lao động, thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp;

    d) Có năng lực tổ chức thực hiện nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư vấn, giới thiệu việc làm, cung ứng lao động, thông tin thị trường lao động, thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp;

    đ) Có năng lực phân tích, tổng hợp các hoạt động liên quan đến nghiệp vụ chuyên môn, để có những đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, cung ứng lao động, thông tin thị trường lao động, thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp;

    e) Có kỹ năng xây dựng, soạn thảo, thuyết trình, tổ chức và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về tư vấn, giới thiệu việc làm, cung ứng lao động, thông tin thị trường lao động, thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp;

    g) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, quản trị cơ sở dữ liệu theo yêu cầu của vị trí việc làm.

    3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

    a) Tốt nghiệp đại học trở lên có ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với lĩnh vực công tác;

    b) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành lĩnh vực việc làm hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn về dịch vụ việc làm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

    Điều 5. Tư vấn viên dịch vụ việc làm hạng III – Mã số: V.09.06.02

    1. Nhiệm vụ

    Thực hiện theo Bản mô tả công việc và khung năng lực vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành lĩnh vực việc làm được quy định tại Phụ lục V.4 kèm theo Thông tư số 11/2023/TT-BLĐTBXH ngày 17 tháng 10 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn về vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp chuyên ngành, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.

    2. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

    a) Thực hiện đúng đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước và những quy định của ngành;

    b) Nắm vững các quy định của pháp luật, chế độ chính sách về lao động – việc làm, bảo hiểm thất nghiệp và các kiến thức cơ bản về tư vấn, giới thiệu việc làm, cung ứng lao động, thông tin thị trường lao động, thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp;

    c) Hiểu được tính chất, đặc điểm của khách hàng có nhu cầu về tư vấn, giới thiệu việc làm, cung ứng lao động, thông tin thị trường lao động và thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp;

    d) Nắm rõ quy trình và có khả năng độc lập, thực hiện các kỹ năng, nghiệp vụ tư vấn, giới thiệu việc làm, cung ứng lao động, thông tin thị trường lao động và thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp;

    đ) Có năng lực tổ chức, phối hợp hiệu quả với các cơ quan, đơn vị và cá nhân liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ về tư vấn, giới thiệu việc làm, cung ứng lao động, thông tin thị trường lao động, giải quyết các chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định;

    e) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, khai thác cơ sở dữ liệu theo yêu cầu vị trí việc làm.

    3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

    a) Tốt nghiệp đại học trở lên có ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với lĩnh vực công tác;

    b) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành lĩnh vực việc làm hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn về dịch vụ việc làm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

    Điều 6. Nhân viên tư vấn dịch vụ việc làm hạng IV – Mã số: V.09.06.03

    1. Nhiệm vụ

    Thực hiện theo Bản mô tả công việc và khung năng lực vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành lĩnh vực việc làm được quy định tại Phụ lục V.4 kèm theo Thông tư số 11/2023/TT-BLĐTBXH ngày 17 tháng 10 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn về vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp chuyên ngành, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.

    2. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

    a) Nắm được cơ bản các chính sách và hướng dẫn nghiệp vụ về tư vấn, giới thiệu việc làm, cung ứng lao động, thông tin thị trường lao động, chính sách bảo hiểm thất nghiệp;

    b) Hiểu được tính chất, đặc điểm của người lao động đến đăng ký cung ứng dịch vụ công về việc làm, giải quyết chính sách bảo hiểm thất nghiệp;

    c) Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện nhiệm vụ được giao;

    d) Sử dụng thành thạo các phương tiện, thiết bị kỹ thuật phục vụ yêu cầu nhiệm vụ.

    3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

    a) Tốt nghiệp trung cấp trở lên có ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với lĩnh vực công tác;

    b) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành lĩnh vực việc làm hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn về dịch vụ việc làm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

    Điều 7. Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Tư vấn viên dịch vụ việc làm hạng II

    Viên chức được xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Tư vấn viên dịch vụ việc làm hạng III lên Tư vấn viên dịch vụ việc làm hạng II khi đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện sau:

    1. Các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 16 Điều 1 Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.

    2. Có vị trí việc làm còn thiếu theo cơ cấu hạng chức danh nghề nghiệp viên chức đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

    3. Được cấp có thẩm quyền cử dự xét thăng hạng.

    4. Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp Tư vấn viên dịch vụ việc làm hạng III và tương đương từ đủ 09 (chín) năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc). Trường hợp có thời gian tương đương với chức danh nghề nghiệp Tư vấn viên dịch vụ việc làm hạng III thì thời gian giữ chức danh Tư vấn viên dịch vụ việc làm hạng III tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký xét thăng hạng.

    5. Đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

    a) Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp Tư vấn viên dịch vụ việc làm hạng III và tương đương được cấp có thẩm quyền cử dự xét thăng hạng xác nhận bằng văn bản (kèm theo hồ sơ) có một trong các nhiệm vụ khoa học sau:

    Tham gia xây dựng quy chế, quy định, quy trình kỹ thuật thuộc ngành, lĩnh vực, cơ quan, đơn vị nơi công tác đã được ban hành và được người đứng đầu cơ quan, đơn vị được giao thực hiện xác nhận;

    Tham gia nhiệm vụ khoa học và công nghệ từ cấp cơ sở trở lên đã được nghiệm thu và đánh giá đạt yêu cầu;

    Tham gia xây dựng đề án, văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành và được người đứng đầu cơ quan, đơn vị được giao thực hiện xác nhận.

    b) Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp Tư vấn viên dịch vụ việc làm hạng III và tương đương có thành tích trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được tặng bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh trở lên.

    Điều 8. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức

    1. Thông tư này là căn cứ để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý đội ngũ viên chức nghiệp vụ chuyên ngành lĩnh vực việc làm.

    2. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trực tiếp quản lý, sử dụng viên chức nghiệp vụ chuyên ngành lĩnh vực việc làm có trách nhiệm:

    a) Rà soát vị trí việc làm của đơn vị, lập phương án bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức nghiệp vụ chuyên ngành lĩnh vực việc làm tương ứng trong đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền;

    b) Quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với viên chức vào chức danh nghề nghiệp viên chức nghiệp vụ chuyên ngành lĩnh vực việc làm theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định bổ nhiệm sau khi phương án bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

    3. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập trực tiếp quản lý, sử dụng viên chức nghiệp vụ chuyên ngành lĩnh vực việc làm có trách nhiệm:

    a) Phê duyệt phương án bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức nghiệp vụ chuyên ngành lĩnh vực việc làm trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý; giải quyết theo thẩm quyền những vướng mắc trong quá trình bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức nghiệp vụ chuyên ngành lĩnh vực việc làm trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý;

    b) Quyết định bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức thuộc diện quản lý vào các chức danh nghề nghiệp viên chức nghiệp vụ chuyên ngành lĩnh vực việc làm tương ứng trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo thẩm quyền;

    c) Báo cáo kết quả bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức nghiệp vụ chuyên ngành lĩnh vực việc làm trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý về cơ quan có thẩm quyền theo quy định.

    Điều 9. Điều khoản chuyển tiếp

    1. Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án, kế hoạch tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo đề án, kế hoạch đã được phê duyệt trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành. Sau thời hạn này nếu không hoàn thành thì thực hiện theo Thông tư này.

    2. Viên chức đã có chứng chỉ bồi dưỡng dịch vụ việc làm, bảo hiểm thất nghiệp do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực được xác định là đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành lĩnh vực việc làm.

    3. Viên chức thực hiện nhiệm vụ cung ứng dịch vụ công về việc làm đã được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khác thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trực tiếp quản lý, sử dụng đội ngũ viên chức nghiệp vụ chuyên ngành lĩnh vực việc làm quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định việc xét chuyển chức danh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.

    Điều 10. Hiệu lực thi hành

    1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2025.

    2. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật trích dẫn tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật khác thì áp dụng quy định tại văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

    Điều 11. Trách nhiệm thi hành

    1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

    2. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vướng mắc, đề nghị các cá nhân, tổ chức phản ánh về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để tổng hợp, xem xét, giải quyết./.

  • Thông tư 13/2025/TT-BQP

    THÔNG TƯ

    BÃI BỎ TOÀN BỘ MỘT SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT THUỘC THẨM QUYỀN BAN HÀNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG

    Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015, được sửa đổi, bổ sung một số điều ngày 18 tháng 6 năm 2020;

    Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020, Nghị định số 59/2024/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ;

    Căn cứ Nghị định số 01/2022/NĐ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;

    Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng;

    Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư bãi bỏ toàn bộ một số văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

    Điều 1. Bãi bỏ toàn bộ 38 văn bản quy phạm pháp luật về quân sự, quốc phòng, cơ yếu thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, chi tiết tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

    Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07 tháng 4 năm 2025.

    Điều 3. Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng; cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

     

     

     

    PHỤ LỤC

    DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT DO BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG BAN HÀNH BÃI BỎ TOÀN BỘ
    (Kèm theo Thông tư số 13/2025/TT-BQP ngày 20 tháng 02 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)

    STT

    Hình thức văn bản

    Số văn bản Thời gian ban hành

    Trích yếu nội dung văn bản

    1. Lĩnh vực công tác quân sự, quốc phòng

    1

    Quyết định

    3033/2001/QĐ-QP 15/11/2001

    Ban hành Quy chế Quản lý nhà nước về Công nghiệp quốc phòng trong QĐND Việt Nam

    2

    Quyết định

    587/QĐ-QP 31/8/1993

    Cho phép Trung tâm Giáo dục hướng nghiệp kỹ thuật chuyên ngành thuộc Trường sĩ quan Lục quân 2 được mang thêm tên Trung tâm xúc tiến việc làm

    3

    Quyết định

    645/QĐ-QP 25/10/1994

    Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của các trung tâm xúc tiến việc làm trong Quân đội

    4

    Chỉ thị

    907/CT-QP 25/7/1998

    Về quy hoạch xây dựng các công trình trên các đảo

    5

    Chỉ thị

    1411/CT-QP 21/10/1998

    Về triển khai kế hoạch xây dựng Sở chỉ huy cơ quan Bộ Quốc phòng

    6

    Quyết định

    614/QĐ-QP 11/5/1999

    Ban hành Bộ tổng Danh mục vật tư hàng hóa chủ yếu của Bộ Quốc phòng

    7

    Quyết định

    2033/2001/QĐ 30/8/2001

    Ban hành Quy chế thực tập tốt nghiệp đối với học viên các học viện, trường đại học, cao đẳng và trung học trong Quân đội

    8

    Quyết định

    123/2002/QĐ-BQP 16/9/2002

    Về củng cố, kiện toàn tổ chức và hoạt động của các tổ, đội công tác tăng cường cho các cơ sở trên địa bàn Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ

    9

    Quyết định

    117/2004/QĐ-BQP 30/8/2004

    Ban hành Danh mục giáo trình đào tạo Chỉ huy trưởng quân sự xã, phường, thị trấn vùng cao, miền núi và Tây nguyên

    10

    Quyết định

    50/2002/QĐ-QP 10/4/2002

    Ban hành Quy định về nhà giáo kiêm nhiệm và thỉnh giảng trong nhà trường Quân đội

    11

    Quyết định

    107/2005/QĐ-BQP 29/7/2005

    Kiện toàn Hội đồng thẩm định chương trình, giáo dục quốc phòng

    12

    Chỉ thị

    36/2006/CT-BQP 28/02/2006

    Triển khai thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị động viên công nghiệp

    13

    Quyết định

    26/2007/QĐ-BQP 13/02/2007

    Ban hành quy định thời hạn hoàn thành di chuyển dây chuyền đông viên công nghiệp của các doanh nghiệp công nghiệp thuộc diện di chuyển

    14

    Quyết định

    151/2007/QĐ-BQP 24/9/2007

    Ban hành Tiêu chuẩn kỹ thuật đường tuần tra biên giới

    2. Lĩnh vực công tác cơ yếu

    15

    Thông tư

    144/2014/TT-BQP 28/10/2014

    Hướng dẫn việc tuyển chọn người để đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cơ yếu và người vào làm công tác cơ yếu

    16

    Thông tư

    185/2019/TT-BQP 14/12/2019

    Hướng dẫn việc cung cấp, quản lý, sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ

    3. Lĩnh vực công tác chính sách

    17

    Thông tư

    106/2015/TT-BQP 18/9/2015

    Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 26/2015/NĐ-CP ngày 09/3/2015 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội và các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của BQP

    18

    Thông tư

    154/2016/TT-BQP 12/10/2016

    Hướng dẫn thực hiện chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu trong BQP

    4. Lĩnh vực công tác Kỹ thuật

    19

    Quyết định

    1255/QĐ-QP 25/9/1997

    Ban hành Quy định chế độ, tiêu chuẩn trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động thuộc lĩnh vực quân sự

    20

    Chỉ thị

    28/2007/CT-BQP 14/02/2007

    Về tăng cường công tác kiểm tra, quản lý xe – máy quân sự

    21

    Quyết định

    67/2007/QĐ-BQP 09/4/2007

    Bổ sung Quyết định số 1255/QĐ-QP ngày 25/9/1997 của Bộ trưởng BQP về việc ban hành quy định, chế độ, tiêu chuẩn, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động thuộc lĩnh vực quân sự

    22

    Thông tư

    02/2017/TT-BQP 05/01/2017

    Quy định hoạt động huấn luyện an toàn vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng

    5. Lĩnh vực công tác Hậu cần

    23

    Quyết định

    257/QĐ-QP 07/7/1992

    Thành lập Ban bảo vệ sức khỏe cán bộ cao cấp các Tổng cục, Quân khu, Quân đoàn, Quân chủng, Binh chủng, Học viện, nhà trường

    24

    Quyết định

    570/QĐ-QP 19/8/1993

    Ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Hội đồng y học dân tộc BQP

    25

    Quyết định

    1636/QĐ-QP 05/10/1996

    Kiện toàn hệ thống, ban hành quy chế nhiệm vụ và tổ chức của Hội đồng giám định y khoa các cấp trong Quân đội

    6. Lĩnh vực Tài chính

    26

    Thông tư

    19/2010/TT-BQP 23/02/2010

    Phê duyệt Quy chế quản lý tài chính của Tổng công ty Xăng dầu quân đội hoạt động theo hình thức công ty mẹ – công ty con

    27

    Thông tư

    131/2015/TT-BQP 25/11/2015

    Hướng dẫn lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí kiểm soát thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Quốc phòng

    28

    Thông tư

    225/2017/TT-BQP 18/9/2017

    Quy định áp dụng Hệ thống mục lục ngân sách nhà nước trong Bộ Quốc phòng

    7. Lĩnh vực công tác Khoa học công nghệ và môi trường

    29

    Chỉ thị

    97/2005/CT-BQP 11/7/2005

    Thực hiện công tác bảo vệ môi trường thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

    30

    Quyết định

    05/2006/QĐ-BQP 09/01/2006

    Thành lập quỹ phát triển khoa học công nghệ và môi trường

    31

    Quyết định

    52/2006/QĐ-BQP 01/4/2006

    Phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường của BQP đến năm 2010 và định hướng đến 2020

    32

    Quyết định

    105/2006/QĐ-BQP 06/6/2006

    Phê duyệt chiến lược phát triển KHCN trong lĩnh vực quân sự và quốc phòng tới năm 2010, định hướng tới năm 2020

    8. Lĩnh vực công tác công nghệ thông tin

    33

    Quyết định

    07/2008/QĐ-BQP 25/01/2008

    Ban hành Quy chế hoạt động mạng Thông tin KH-CN-MT quân sự

    34

    Quyết định

    118/2008/QĐ-BQP 19/8/2008

    Ban hành Quy chế quản lý, sử dụng thiết bị gây nhiễu thông tin di động tế bào phục vụ nhiệm vụ quân sự

    9. Lĩnh vực công tác Thanh tra – chống tham nhũng, buôn lậu

    35

    Chỉ thị

    291/CT-QP 06/4/1995

    Về kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ chống tham nhũng, buôn lậu; nghiêm cấm việc tùy tiện cho bộ đội đi làm kinh tế, cho thuê bến bãi, kho tàng, sử dụng phương tiện vận tải quân sự chở hàng buôn lậu, trốn thuế

    36

    Chỉ thị

    66/CT-QP 20/01/1996

    Về giải quyết các trường hợp vi phạm chế độ trong quản lý, sử dụng nhà ở, đất ở trong Quân đội

    37

    Chỉ thị

    307/CT-QP 20/3/1996

    Về phối hợp với UBND thành phố Hồ Chí Minh thực hiện Nghị định số 60, 61/CP đối với quỹ nhà ở, đất ở do Quân đội quản lý trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

    38

    Quyết định

    100/2006/QĐ-BQP 31/5/2006

    Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Thanh tra quốc phòng Quân khu, Thanh tra BTTM; TCCT và các Tổng cục; Quân chủng; Bộ đội Biên phòng; Quân đoàn; Binh chủng và tương đương

     

     

  • Thông tư 01/2025/TT-BTP

    THÔNG TƯ

    Sửa đổi, bổ sungmột số điều của Thông tư số 21/2011/TT-BTP     ngày 21 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc quản lý Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Namđã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Thông tư số 11/2021/TT-BTP ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp

    ___________

     

    Căn cứ Luật Nuôi con nuôi ngày 17 tháng 6 năm 2010;

    Căn cứ Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi; Nghị định số 24/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi; Nghị định số06/2025/NĐ-CP ngày 08 tháng01 năm 2025 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về nuôi con nuôi;

    Căn cứ Nghị định số 98/2022/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

    Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Con nuôi;

    Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2011/TT-BTP ngày 21 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc quản lý Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Namđã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Thông tư số 11/2021/TT-BTP ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

    Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2011/TT-BTP ngày 21 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc quản lý Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Namđã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Thông tư số 11/2021/TT-BTP ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp

    1. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 2 của Thông tư số 21/2011/TT-BTP như sau:

    “1. Theo quy định tại Điều 37 của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP, căn cứ vào số lượng và nhu cầu của trẻ em Việt Nam cần tìm gia đình thay thế ở nước ngoài, điều kiện và năng lực của tổ chức con nuôi nước ngoài có nhu cầu hoạt động tại Việt Nam, sau khi trao đổi với Cơ quan Trung ương về con nuôi quốc tế của nước ngoài có liên quan, Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và Bộ Công an quyết định số lượng tổ chức con nuôi nước ngoài được cấp phép hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi là tổ chức con nuôi nước ngoài).”

    2. Sửa đổi, bổ sung Điều 3 của Thông tư số 21/2011/TT-BTP như sau:

    “Điều 3. Tham gia thực hiện thủ tục giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài

    Văn phòng con nuôi nước ngoài được tham gia vào việc thực hiện các thủ tục giải quyết cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi nước ngoài theo quy định của pháp luật về nuôi con nuôi.

    3. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 21/2011/TT-BTP như sau:

    “2. Hồ sơ của tổ chức con nuôi nước ngoài xin cấp, gia hạn, sửa đổi Giấy phép hoạt động nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam phải được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định tại Điều 30 của Luật Nuôi con nuôi, được lập thành 02 bộ và dịch ra tiếng Việt. Bản dịch phải được chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật Việt Nam.”

    4. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 5 của Thông tư số 21/2011/TT-BTP như sau:

    “a) Sau khi nhận được văn bản trả lời của Bộ Công an theo quy định tại khoản 2 Điều 33, khoản 4 Điều 34 của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP và khoản 2 Điều 35 của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 06/2025/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2025 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về nuôi con nuôi, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét quyết định việc cấp, gia hạn, sửa đổi Giấy phép hoạt động nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam cho tổ chức con nuôi nước ngoài.”

    5. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 6 của Thông tư số 21/2011/TT-BTP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 11/2021/TT-BTP như sau:

    “3. Trường hợp tổ chức con nuôi nước ngoài bị thu hồi Giấy phép hoạt động nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều 36 của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP, Bộ Tư pháp trao đổi với Cơ quan Trung ương về con nuôi quốc tế của nước ngoài có liên quan về:

    a) Biện pháp hỗ trợ hoàn tất việc giải quyết đối với những hồ sơ đã được chuyển cho Sở Tư pháp;

    b) Cách thức tiếp tục thực hiện trách nhiệm báo cáo tình hình phát triển của trẻ em Việt Nam được nhận làm con nuôi ở nước ngoài theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 43 của Luật Nuôi con nuôi.”

    6. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 10 của Thông tư số 21/2011/TT-BTP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 của Thông tư số 11/2021/TT-BTP   như sau:

    “1. Văn phòng con nuôi nước ngoài có trách nhiệm gửi Bộ Tư pháp báo cáo 6 tháng và báo cáo hằng năm về tình hình hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài được cấp phép hoạt động tại Việt Nam.”

    7. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 11 của Thông tư số 21/2011/TT-BTP   như sau:

    “1. Bộ Tư pháp thực hiện quản lý, kiểm tra đối với các Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.”

    8. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 13 của Thông tư số 21/2011/TT-BTP như sau:

    “4. Chậm nhất 30 ngày sau khi kết thúc kiểm tra, Bộ Tư pháp thông báo cho Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam và tổ chức con nuôi nước ngoài có liên quan về kết luận kiểm tra.”

    9. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 15 của Thông tư số 21/2011/TT-BTP   như sau:

    “1. Văn phòng con nuôi nước ngoài, người đứng đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam nghiêm chỉnh chấp hành Thông tư này và các quy định pháp luật liên quan khác, có thành tích xuất sắc trong hoạt động hỗ trợ tìm gia đình thay thế cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt hoặc giúp đỡ trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo tại Việt Nam thì được khen thưởng. Chế độ khen thưởng được thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành.”  

    10. Sửa đổi, bổ sung Điều 18 của Thông tư số 21/2011/TT-BTP như sau:

    Điều 18. Tổ chức thực hiện Thông tư

    1. Bộ Tư pháp tổ chức thực hiện Thông tư này và phối hợp với Bộ Công an, Bộ Ngoại giao thực hiện quản lý Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.

    2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc phát sinh những việc mới, các cơ quan có liên quan thông tin cho Bộ Tư pháp để kịp thời hướng dẫn./.”

    Điều 2. Thay thế một số cụm từ của Thông tư số 21/2011/TT-BTPđã được sửa đổi, bổ sung một số điềutheo Thông tư số 11/2021/TT-BTP

    1. Thay thế cụm từ “Cục Con nuôi” bằng cụm từ “Bộ Tư pháp” tại điểm b, điểm c và điểm e khoản 1 Điều 6, khoản 1 và khoản 2 Điều 8, khoản 4 Điều 9, khoản 2 Điều 13 của Thông tư số 21/2011/TT-BTP.

    2. Thay thế cụm từ “Cục Con nuôi” bằng cụm từ “Bộ Tư pháp” tại: điểm d khoản 1 Điều 6 của Thông tư số 21/2011/TT-BTP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 11/2021/TT-BTP; khoản 2 Điều 9 của Thông tư số 21/2011/TT-BTP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 11/2021/TT-BTP; khoản 3 Điều 9 của Thông tư số 21/2011/TT-BTP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 2 của Thông tư số 11/2021/TT-BTP.

    Điều 3. Điều khoản thi hành

    Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày  08 tháng 4 năm 2025.

  • Thông tư 05/2025/TT-BLĐTBXH

    THÔNG TƯ

    BAN HÀNH ĐỊNH MỨC KINH TẾ – KỸ THUẬT THỰC HIỆN DỊCH VỤ GIÁM ĐỊNH ADN XÁC ĐỊNH DANH TÍNH HÀI CỐT LIỆT SĨ CÒN THIẾU THÔNG TIN

    BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

    Căn cứ Nghị định số 62/2022/NĐ-CP”>62/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

    Căn cứ Nghị định số 131/2021/NĐ-CP”>131/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng;

    Căn cứ Nghị định số 55/2023/NĐ-CP”>55/2023/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2021/NĐ-CP”>75/2021/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng;

    Căn cứ Nghị định số 60/2021/NĐ-CP”>60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập;

    Căn cứ Nghị định số 73/2024/NĐ-CP”>73/2024/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2024 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;

    Căn cứ Thông tư số 23/2023/TT-BTC”>23/2023/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2023 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

    Căn cứ Thông tư số 119/2023/TT-BQP”>119/2023/TT-BQP ngày 22 tháng 12 năm 2023 của Bộ Quốc phòng ban hành Quy trình xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin;

    Căn cứ Quyết định số 1771/QĐ-LĐTBXH ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc ban hành Quy chế quy định việc quản lý định mức kinh tế – kỹ thuật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

    Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Người có công, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư ban hành định mức kinh tế – kỹ thuật thực hiện dịch vụ giám định ADN xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin.

    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

    Thông tư này quy định định mức kinh tế – kỹ thuật thực hiện dịch vụ giám định ADN xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin.

    Điều 2. Đối tượng áp dụng

    Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đặt hàng thực hiện dịch vụ giám định ADN mẫu hài cốt liệt sĩ và mẫu thân nhân liệt sĩ xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin.

    Điều 3. Giải thích từ ngữ

    1. Dịch vụ giám định ADN là dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực sự nghiệp đảm bảo xã hội;

    2. Định mức kinh tế – kỹ thuật dịch vụ giám định ADN xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin là lượng tiêu hao các yếu tố về lao động, thiết bị, vật tư để hoàn thành việc giám định 01 mẫu ADN (01 mẫu hài cốt liệt sĩ hoặc 01 mẫu thân nhân liệt sĩ).

    Điều 4. Nội dung định mức

    Nội dung định mức kinh tế – kỹ thuật dịch vụ giám định ADN xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin bao gồm định mức kinh tế – kỹ thuật giám định ADN ty thể mẫu hài cốt liệt sĩ và định mức kinh tế – kỹ thuật giám định ADN ty thể mẫu thân nhân liệt sĩ (02 Phụ lục kèm theo).

    Điều 5. Điều khoản thi hành

    Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13 tháng 04 năm 2025.

    Điều 6. Tổ chức thực hiện

    Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc phản ánh kịp thời về Bộ Lao động – Thương binh và xã hội (qua Cục Người có công) để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết./.

     

    PHỤ LỤC I

    ĐỊNH MỨC KINH TẾ – KỸ THUẬT GIÁM ĐỊNH ADN TY THỂ MẪU HÀI CỐT LIỆT SĨ
    (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2025/TT-BLĐTBXH ngày 26/02/2025 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)

    TT

    Nội dung công việc

    Số lượng và đơn vị tính

    Máy móc thiết bị cần thiết

    Công lao động (giờ) không tính thời gian chạy máy

    Ghi chú

    I

    Phân tích mẫu hài cốt liệt sĩ

           

    1

    Bảo quản mẫu hài cốt liệt sĩ

           

    1.1

    Xử lý mẫu trước khi đưa vào bảo quản

       

    2 giờ/1người

    Số người 02 (01 giám định viên + 01 kỹ thuật viên)

     

    Giấy lau

           
     

    Hóa chất làm sạch bề mặt

           
     

    Khay đựng mẫu

           
     

    Găng tay

    02 đôi

         
     

    Khẩu trang

    02 chiếc

         
     

    Kính bảo hộ

    02 cái

         
     

    Quần áo bảo hộ chống hóa chất

    02 bộ

         
     

    Dao mổ

    01 cái

         

    1.2

    Mẫu hài cốt sử dụng ngay bảo quản ở nhiệt độ 4°C đến 10°C

     

    Tủ lạnh

       

    1.3

    Mẫu hài cốt bảo quản lâu dài ở nhiệt độ – 20°C

     

    Tủ lạnh – 20°C đến – 30°C

       

    2

    Tách chiết ADN (QT03.01/HCLS)

     

    08 giờ/1 người

    Số người 04 (02 giám định viên + 02 kỹ thuật viên)

     

    Giấy lau

         

    Có thể sử dụng hóa chất và thiết bị tương tự

     

    Hóa chất làm sạch bề mặt

           
     

    Khay đựng mẫu

           

    2.1

    Xử lý mẫu

         
     

    Ethanol absolute

    40mL

    Bể rửa siêu âm

       
     

    UltraPure™ DNase/RNase-Free Distilled Water

    40mL

    Dremel tool

       
     

    Sodium hypochlorite

    40mL

    Máy nghiền xương

     

    Làm sạch bề mặt, nghiền xương thành dạng bột.

     

    Ống fancol 15mL

    07 cái

         
     

    Găng tay

    04 đôi

         
     

    Khẩu trang

    04 chiếc

         
     

    Kính bảo hộ

    04 cái

         
     

    Quần áo bảo hộ chống hóa chất

    04 bộ

         
     

    Dao mổ

    01 cái

         

    2.2

    Khử khoáng

         

     

    UltraPure™ 0.5M EDTA, pH 8.0

    12.4mL

    Máy Vortex

       
     

    Proteinase K 20mg/ml

    300µL

         
     

    UltraPure™ DNase/RNase-Free Distilled Water

    1.5mL

       

    Loại khoáng, canxi và chất hữu cơ

     

    Tris HCl pH7.5 1M

    400 µL

         
     

    Sodium hypochlorite

    10mL

         
     

    Ethanol absolute

    02mL

         
     

    Găng tay

    04 đôi

         
     

    Khẩu trang

    04 chiếc

         
     

    Kính bảo hộ

    04 cái

         
     

    Quần áo bảo hộ chống hóa chất

    01 bộ

         
     

    Ống fancol 15mL

    02 cái

         
     

    Đầu tip 1000

    04 cái

         
     

    Đầu tip 200

    10 cái

         
     

    Ống eppendorft 2.0mL

    04 cái

         

    2.3

    Loại bỏ protein và tạp chất

         
     

    Phenol:Chloroform:lsoamyl Alcohol (25:24:1)

    03 mL

    Máy ly tâm

     

    Tách chiết ADN từ các mẫu bột xương

     

    Chloroform: Isoamyl Alcohol (24:1)

    03mL

    Máy lắc ủ nhiệt

       
     

    Ống eppendorft 2mL

    10 cái

    Vortex

       
     

    Đầu tip 1000

    15 cái

    Tủ lạnh 4°C

       
     

    Găng tay

    04 đôi

         
     

    Khẩu trang

    04 chiếc

         

    2.4

    Tủa cồn

         
     

    Ethanol absolute

    7.5mL

    Tủ lạnh 4°C

       

     

    Sodium acetate solution 3M

    200µl

    Tủ lạnh -80°C

       
     

    Đầu tip 1000

    03 cái

    Tủ lạnh -20°C

       
     

    Đầu tip 200

    03 cái

         
     

    Găng tay

    04 đôi

         
     

    Khẩu trang

    04 chiếc

         
     

    Ống fancol 50mL

    01 cái

         
     

    Ống eppendorft 2mL

    01 cái

         

    2.5

    Tinh sạch thu ADN

         
     

    Ethanol absolute

    500µl

    Tủ lạnh -80°C

       

    Wizard® SV Gel and PCR Clean-up System

    01 mẫu

    Tủ lạnh -20°C

       

    UltraPure™ DNase/RNase-Free Distilled Water

    200µl

         

    Ống eppendorft 1.5mL

    04 cái

         

    Đầu tip 1000

    02 cái

         

    Đầu tip 200

    14 cái

         

    3

    PCR Amplify (QT03.04/HCLS)

     

    04 giờ/ 1 người

    Số người 02 (01 giám định viên + 01 kỹ thuật viên)

     

    Hotstar taq

    16 phản ứng

    Tủ an toàn sinh học cấp 2

     

    Nhân đoạn/vùng gen mục tiêu/ số lượng cặp mồi

     

    Primer (06 cặp)

    12 phản ứng

    Máy PCR

       
     

    MgCl2

    120µl

    Máy spin

       
     

    Ống eppendorft 0.5mL

    20 cái

    Máy vortex

       

    Ống eppendorft 0.2mL

    48 cái

    Tủ lạnh 4°C

       

     

    Đầu tip 1000

    06 cái

    Tủ lạnh -80°C

       
     

    Đầu tip 200

    24 cái

    Tủ lạnh -20°C

       

    Đầu tip 10

    36 cái

         

    Găng tay

    02 đôi

         

    Khẩu trang

    02 chiếc

         

    Kính bảo hộ

    02 cái

         

    Quần áo bảo hộ chống hóa chất

    02 bộ

         
     

    Giấy lau

           
     

    Hóa chất làm sạch bề mặt

           
     

    Khay đựng mẫu

           

    4

    Điện di (QT03.05/HCLS)

     

    0,5 giờ/1người

    Số người 02 (01 giám định viên+01 kỹ thuật viên)

     

    Redsafe

    5µl

       

    Quan sát kết quả phản ứng PCR trên bản gel và tinh sạch thôi gel nếu phản ứng PCR đạt yêu cầu

     

    Agarose

    1g

    Bể điện di

       
     

    100bp DNA ladder

    10µL

    Máy soi gel

       
     

    TBE 10X

    120ml

    Máy vortex

       
     

    DNA Loading Dye (6X)

    20µl

    Máy lắc ủ nhiệt

       
     

    Đầu tip 200

    6 cái

    Cân phân tích

       
     

    Đầu tip 10

    18 cái

    Máy khuấy từ

       
     

    Găng tay

    02 đôi

    Tủ lạnh 4°C

       
     

    Kính bảo hộ

    02 cái

    Tủ lạnh -20°C

       

     

    Quần áo bảo hộ chống hóa chất

    0.1 bộ

    Máy ảnh

       
     

    Khẩu trang

    0,2 chiếc

         
     

    Giấy lau

           
     

    Hóa chất làm sạch bề mặt

           
     

    Khay đựng mẫu

           

    5

    Tinh sạch (QT03.06/HCLS)

     

    1 giờ/1 người

    Số người 02 (01 giám định viên + 01 kỹ thuật viên)

     

    Dụng cụ cắt gel (x-tracta Gel Extraction Tool)

    12

    Máy ly tâm Eppendorf

       
     

    GeneJET Genomic DNA Purification Kit

    12

    Máy vortex

       
     

    TBE 10X

    120ml

    Máy lắc ủ nhiệt

       
     

    DNA Loading Dye (6X)

    24µl

    Cân phân tích

       
     

    Đầu tip 200

    12 cái

         
     

    Đầu tip 1000

    12 cái

    Tủ lạnh 4°C

       
     

    Găng tay

    03 chiếc

    Tủ lạnh -20°C

       
     

    Ống eppendorft 1.5mL

    12 cái

         
     

    Ống fancol 15mL

    01 cái

         
     

    Khẩu trang

    02 chiếc

         
     

    Giấy lau

           
     

    Hóa chất làm sạch bề mặt

           
     

    Khay đựng mẫu

           

    6

    Cycle sequencing (QT.03.07/HCLS)

     

    1 giờ/1 người

    Số người 02 (01 giám định viên + 01 kỹ thuật viên)

     

    BigDye™ Terminator v3.1 Cycle Sequencing Kit

    12 phản ứng

    Tủ lạnh 4°C

       
     

    Primer (12 mồi đơn)

    12 phản ứng

    Tủ lạnh -20°C

       
     

    Đầu tip 200

    12 cái

         
     

    Đầu tip 10

    24 cái

         
     

    Găng tay

    02 đôi

         
     

    Khẩu trang

    02 chiếc

         

    7

    Tinh sạch sản phẩm phản ứng cycle sequencing và giải trình tự (QT03.08/HCLS)

    1 giờ/1 người

    Số người 03 (02 giám định viên + 01 kỹ thuật viên)

     

    ZR DNA Sequencing Clean-up Kit™ (200 Preps) w/ Zymo Spin IB

    12 phản ứng

    Máy điện di mao quản ABI 3500 analyzer

     

    Giải trình tự các đoạn gen đã nhân bản ở bước trên

    Ống eppendorft 2.0mL

    12 cái

    Máy PCR

       

    Đầu tip 200

    24 cái

    Cần phân tích

       

    Đầu tip 1000

    12 cái

    Máy khuấy từ

       

    3500 Genetic Analyzer 8-Capillary Array, 50 cm

    12 phản ứng

    Máy vortex

       
     

    POP-7 Polymer for 3500/3500xL Genetic Analyzers

    12 phản ứng

    Máy ly tâm

       
     

    Đệm điện di – Anode Buffer Container (ABC) 3500 Series, 4packs/ box

    12 phản ứng

    Tủ lạnh 4°C

       
     

    Đệm điện di – Cathode Buffer Container (CBC) 3500 Series, 4packs/ box

    12 phản ứng

         

     

    MicroAmp Optical 96-Well Reaction Plate with Barcode

    12 giếng

         
     

    Găng tay

    03 đôi

         
     

    Khẩu trang

    03 chiếc

         

    8

    Phân tích trình tự (QT03.09/HCLS)

    2 giờ/người

    Số người 02 (01 giám định viên + 01 kỹ thuật viên)

         

    Máy tính phân tích

     

    Phân tích kết quả và so sánh kết quả

         

    Server lưu trữ kết quả

       
         

    Phần mềm phân tích
    Sequencher

       
         

    Phần mềm phân tích
    Variant Reporter 2

       

    9

    Lên kết quả giám định

    2 giờ/người

    Số người 02 giám định viên

    10

    Bảo quản ADN và mẫu hài cốt liệt sĩ sau giám định (sử dụng tủ -20°C)

       

    PHỤ LỤC II

    ĐỊNH MỨC KINH TẾ – KỸ THUẬT GIÁM ĐỊNH ADN TY THỂ MẪU THÂN NHÂN LIỆT SĨ
    (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2025/TT-BLĐTBXH ngày 26/02/2025 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)

    TT

    Nội dung công việc

    Số lượng và đơn vị tính

    Máy móc thiết bị cần thiết

    Công lao động (giờ) Không tính thời gian chạy máy

    Ghi chú

    II

    Phân tích mẫu đối chứng thân nhân liệt sĩ

           

    1

    Bảo quản mẫu đối chứng thân nhân liệt sĩ

       

    0,5 giờ/1 người

    Số người 02 (01 giám định viên + 01 kỹ thuật viên)

     

    Giấy lau

           
     

    Hóa chất làm sạch bề mặt

           
     

    Khay đựng mẫu

           
     

    Găng tay

    02 đôi

         

    1.1

    Mẫu sinh phẩm sử dụng ngay bảo quản ở nhiệt độ 4°C đến 10°C

     

    Tủ lạnh

       

    1.2

    Mẫu sinh phẩm bảo quản lâu dài ở nhiệt độ -20°C

     

    Tủ lạnh – 20°C đến – 30°C

     

    TT 119/2023/TT-BQP

    2

    Tách chiết ADN (QT03.02/HCLS)

     

    2 giờ/1 người

    Số người 04 (02 giám định viên + 02 kỹ thuật viên)

     

    PBS

    01mL

       
     

    Chelex 100

    0.01g

         
     

    Proteinase K 20mg/ml

    10µL

         
     

    Đầu tip 1000

    02 cái

         
     

    Đầu tip 200

    02 cái

         
     

    Ống eppendorft 2.0mL

    02 cái

         
     

    Ống fancol 50mL

    04 cái

         
     

    Găng tay

    04 đôi

         

    Khẩu trang

    04 chiếc

         

    Kính bảo hộ

    04 cái

         

    Quần áo bảo hộ chống hóa chất

    04 bộ

         

    3

    PCR Amplify (QT03.04/HCLS)

     

    02 giờ/1 người

    Số người 02 (01 giám định viên + 01 kỹ thuật viên)

     

    Hotstar taq

    06 phản ứng

    Tủ an toàn sinh học cấp 2

       
     

    Primer (02 cặp)

    06 phản ứng

    Máy PCR

       
     

    Ống eppendorft 0.5mL

    12 cái

    Máy vortex

     

    Nhân đoạn/vùng gen mục tiêu

    Ống eppendorft 0.2mL

    12 cái

         

    Đầu tip 200

    06 cái

         

    Đầu tip 10

    15 cái

         

    Găng tay

    02 đôi

         

    Khẩu trang

    02 chiếc

         

    Kính bảo hộ

    02 cái

         

    Quần áo bảo hộ chống hóa chất

    02 bộ

         

    4

    Điện di (QT03.05/HCLS)

     

    0,5 giờ/1 người

    Số người 02 (01 giám định viên + 01 kỹ thuật viên)

     

    Redsafe

    2,5µl

         

     

    Agarose

    0.5g

    Bể điện di

       
     

    100bp DNA ladder

    10µL

    Máy soi gel

       
     

    TBE 10X

    120ml

    Máy vortex

     

    Quan sát kết quả phản ứng PCR trên bản gel và tinh sạch thôi gel nếu phản ứng PCR đạt yêu cầu

     

    DNA Loading Dye (6X)

    10µl

    Máy lắc ủ nhiệt

       
     

    Đầu tip 200

    2 cái

    Cân phân tích

       
     

    Đầu tip 10

    6 cái

    Máy khuấy từ

       
     

    Găng tay

    01 chiếc

    Tủ lạnh 4°C

       
     

    Kính bảo hộ

    01 cái

    Tủ lạnh -20°C

       
     

    Quần áo bảo hộ chống hóa chất

    0.1 bộ

         
     

    Khẩu trang

    0,2 chiếc

         

    5

    Tinh sạch (QT03.06/HCLS)

     

    1 giờ/1 người

    Số người 02 (01 giám định viên + 01 kỹ thuật viên)

     

    Dụng cụ cắt gel (x-tracta Gel Extraction Tool)

    06 cái

    Máy ảnh

       
     

    GeneJET Genomic DNA Purification Kit

    06 cái

    Máy ly tâm Eppendorf

       
     

    Đầu tip 200

    06 cái

    Cân phân tích

       
     

    Đầu tip 1000

    06 cái

    Máy khuấy từ

       

     

    Găng tay

    02 đôi

    Tủ lạnh 4°C

       
     

    Ống eppendorft 1.5mL

    02 cái

    Tủ lạnh -20°C

       
     

    Ống fancol 15mL

    01 cái

         
     

    Khẩu trang

    02 chiếc

         

    6

    Cycle sequencing (QT.03.07/HCLS)

     

    1 giờ/1 người

    Số người 02 (01 giám định viên + 01 kỹ thuật viên)

     

    BigDye™ Terminator v3.1 Cycle Sequencing Kit

    06 phản ứng

    Tủ lạnh 4°C

       
     

    Primer (06 cặp mồi)

    06 phản ứng

    Tủ lạnh -20°C

     

    Giải trình tự các đoạn gen đã nhân bản ở bước trên

     

    Đầu tip 200

    10 cái

         
     

    Đầu tip 10

    10 cái

         
     

    Găng tay

    02 đôi

         
     

    Khẩu trang

    02 chiếc

         

    7

    Tinh sạch sản phẩm phản ứng cycle sequencing và giải trình tự (QT03.08/HCLS)

     

    1 giờ/1 người

    Số người 04 (02 giám định viên + 02 kỹ thuật viên)

     

    ZR DNA Sequencing Clean-up Kit™ (200 Preps) w/ Zymo Spin IB

    06 phản ứng

    Cân phân tích

       

    UltraPure™ DNase/RNase-Free Distilled Water

    100µl

    Máy khuấy từ

       

     

    Ống eppendorft 2.0mL

    06 cái

    Máy điện di mao quản ABI 3500

       
     

    Đầu tip 200

    10 cái

       

    Đầu tip 1000

    10 cái

       

    3500 Genetic Analyzer 8-Capillary Array, 50 cm

    06 phản ứng

       
     

    POP-7 Polymer for 3500/3500xL Genetic Analyzers

    06 phản ứng

    Máy PCR

       
     

    Đệm điện di – Anode Buffer Container (ABC) 3500 Series, 4packs/ box

    06 phản ứng

    Máy vortex

       
     

    Đệm điện di – Cathode Buffer Container (CBC) 3500 Series, 4packs/ box

    06 phản ứng

    Máy ly tâm

       
     

    MicroAmp Optical 96-Well Reaction Plate with Barcode

    08 giếng

         
     

    Găng tay

    04 đôi

         
     

    Khẩu trang

    04 chiếc

         

    8

    Phân tích trình tự (QT03.09/HCLS)

    2 giờ/1 người

    Số người 03 (02 giám định viên + 01 kỹ thuật viên)

         

    Máy tính phân tích

     

    Phân tích kết quả và so sánh kết quả

         

    Server lưu trữ kết quả

       
         

    Phần mềm phân tích Sequencher

       
         

    Phần mềm phân tích Sequencing analysis

       

    9

    Lên kết quả giám định

    2 giờ/1 người

    Số người 02 giám định viên

     

  • Thông tư 11/2025/TT-BCA

    THÔNG TƯ

    Quy định về tổ chức, bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan điều tra; phân công Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra;

    thẩm quyền điều tra hình sự trong Công an nhân dân

     

     

    Căn cứ Nghị quyết số 190/2025/QH15 ngày 19 tháng 2 năm 2025 của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước;

    Căn cứ Luật Công an nhân dân năm 2018 (sửa đổi, bổ sung năm 2023, năm 2025);

    Căn cứ Nghị định số 02/2025/NĐ-CP ngày 18 tháng 02 năm 2025 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;

    Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp;

    Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định về tổ chức, bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan điều tra; phân công Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra; thẩm quyền điều tra hình sự trong Công an nhân dân.

    Chương I

    QUY ĐỊNH CHUNG

    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

              Thông tư này quy định về tổ chức, bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan điều tra; phân công Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra; thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân; nhiệm vụ, quyền hạn điều tra hình sự của các đơn vị thuộc Cơ quan điều tra các cấp, các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Công an nhân dân.

              Điều 2. Đối tượng áp dụng

    1. Cơ quan điều tra, các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Công an nhân dân.

    2. Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng, Điều tra viên, Cán bộ điều tra của Cơ quan điều tra của Công an nhân dân; cấp trưởng, cấp phó, cán bộ điều tra của các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Công an nhân dân.

    3. Các đơn vị trực thuộc Bộ Công an, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Công an cấp tỉnh), Công an xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Công an cấp xã), Đồn Công an.

    4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

    Điều 3. Nguyên tắc áp dụng

    1. Hoạt động của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Công an nhân dân được thực hiện theo quy định của Thông tư này và theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật khác đã ban hành trước ngày Thông tư này có hiệu lực không trái với quy định của Thông tư này nhằm bảo đảm hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả; phân công, phân cấp rành mạch, rõ ràng, tránh chồng chéo; điều tra kịp thời, nhanh chóng, khách quan, toàn diện.

    2. Các trường hợp đủ điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn theo quy định tại Chương XXXI Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021) thì Cơ quan Cảnh sát điều tra phải thực hiện trình tự, thủ tục rút gọn, không để kéo dài thời gian giải quyết vụ án.

    Chương II

    TỔ CHỨC, BỘ MÁY, THẨM QUYỀN, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA

    CƠ QUAN ĐIỀU TRA; NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CÁC CƠ QUAN

    ĐƯỢC GIAO NHIỆM VỤ TIẾN HÀNH MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG

    ĐIỀU TRA CỦA CÔNG AN NHÂN DÂN

    Mục 1

    CƠ QUAN CẢNH SÁT ĐIỀU TRA BỘ CÔNG AN

              Điều 4. Tổ chức, bộ máy, thẩm quyền, nhiệm vụ, quyền hạn; phân công Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng

    1. Tổ chức, bộ máy của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an gồm có:

    a) Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra;

    b) Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (gọi tắt là Cục Cảnh sát hình sự);

    c) Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (gọi tắt là Cục Cảnh sát kinh tế);

    d) Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy.

              2. Phân công Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an:

              a) 01 Thứ trưởng Bộ Công an phụ trách công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm là Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an; 01 Thứ trưởng Bộ Công an là Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Công an;

              b) Chánh Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an là Phó Thủ trưởng Thường trực Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an;

              c) Cục trưởng Cục Cảnh sát kinh tế, 01 Phó Chánh văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, Cục trưởng và 01 Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự, Cục trưởng và 01 Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy là Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an.

              3. Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an thực hiện thẩm quyền, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự và tố tụng hình sự.

    Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an

    1. Tổ chức công tác trực ban hình sự của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an; tiếp nhận nguồn tin về tội phạm, hồ sơ vụ việc, vụ án hình sự do cơ quan khác chuyển đến để phân loại, báo cáo, đề xuất Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an phân công giải quyết hoặc chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

    2. Thực hiện chế độ báo cáo về công tác điều tra hình sự theo quy định của pháp luật; giúp Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an thống kê, báo cáo về công tác điều tra hình sự.

    3. Tiến hành giải quyết nguồn tin về tội phạm và điều tra vụ án hình sự đã rõ cá nhân hoặc pháp nhân thương mại thực hiện hành vi phạm tội (sau đây gọi chung là người thực hiện hành vi phạm tội) thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an về tội phạm quy định tại các chương XIV, XV, XVI, XVII, XXI, XXII và XXIV của Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) (trừ trường hợp thuộc thẩm quyền điều tra của Cục Cảnh sát kinh tế).

    4. Điều tra vụ án hình sự đặc biệt nghiêm trọng thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy để điều tra lại theo sự phân công của Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an.

    5. Theo dõi, hướng dẫn, chỉ đạo giải quyết các vụ án hình sự do Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh xin ý kiến.

    6. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thẩm định vụ án hình sự theo phân công của Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an.

    7. Tham mưu, giúp Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an:

    a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều 52 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015;

    b) Hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ điều tra và kiểm tra việc chấp hành pháp luật, nghiệp vụ điều tra trong công tác tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm và công tác điều tra, xử lý tội phạm đối với Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh;

    c) Hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ điều tra đối với các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của lực lượng Cảnh sát nhân dân; hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ điều tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận, phân loại, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm của Công an cấp xã, Đồn Công an;

    d) Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm và công tác giữ người, bắt người, tạm giữ, tạm giam, điều tra, xử lý tội phạm của Cơ quan Cảnh sát điều tra các cấp trong Công an nhân dân;

    đ) Giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi tố tụng hoặc kết luận nội dung tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của Phó Thủ trưởng, Điều tra viên, Cán bộ điều tra thuộc Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

    8. Theo dõi, đề xuất, trực tiếp thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự, dẫn độ đối với những trường hợp thuộc chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an; phối hợp với các đơn vị có liên quan thuộc Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an thực hiện hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự.

    9. Quản lý con dấu của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an.

    10. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an phân công.

    Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Cảnh sát hình sự

    1. Tổ chức công tác trực ban hình sự (trường hợp không cùng trụ sở với Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an); tiếp nhận nguồn tin về tội phạm, hồ sơ vụ việc, vụ án hình sự do cơ quan khác chuyển đến để phân loại, báo cáo, đề xuất Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an phân công giải quyết hoặc chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

    2. Thực hiện chế độ báo cáo Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (qua Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an) về công tác điều tra hình sự theo quy định của pháp luật.

    3. Tiến hành giải quyết nguồn tin về tội phạm và điều tra vụ án hình sự thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an về tội phạm quy định tại các chương XIV, XV, XVI, XVII, XXI, XXII và XXIV của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) (trừ những trường hợp thuộc thẩm quyền điều tra của Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an và Cục Cảnh sát kinh tế).

    4. Tiến hành điều tra vụ án hình sự đặc biệt nghiêm trọng thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy để điều tra lại theo sự phân công của Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an.

    5. Theo dõi, hướng dẫn, chỉ đạo giải quyết các chuyên án, vụ án hình sự do Phòng Cảnh sát hình sự Công an cấp tỉnh xin ý kiến.

    6. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an phân công.

    Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Cảnh sát kinh tế

    1. Tổ chức công tác trực ban hình sự (trường hợp không cùng trụ sở với Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an); tiếp nhận nguồn tin về tội phạm, hồ sơ vụ việc, vụ án hình sự do cơ quan khác chuyển đến để phân loại, báo cáo, đề xuất Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an phân công giải quyết hoặc chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

    2. Thực hiện chế độ báo cáo Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (qua Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an) về công tác điều tra hình sự theo quy định của pháp luật.

    3. Tiến hành giải quyết nguồn tin về tội phạm và điều tra vụ án hình sự thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an về tội phạm quy định tại Chương XVIII, Chương XIX, Chương XXIII, các điều từ Điều 174 đến Điều 180 Chương XVI (trong trường hợp đối tượng lợi dụng tư cách pháp nhân của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ký kết hợp đồng kinh tế để phạm tội) và Điều 324 Chương XXI của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

    4. Tiến hành điều tra vụ án hình sự đặc biệt nghiêm trọng thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy để điều tra lại theo sự phân công của Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an.

    5. Theo dõi, hướng dẫn, chỉ đạo giải quyết các chuyên án, vụ án hình sự do Phòng Cảnh sát kinh tế Công an cấp tỉnh xin ý kiến.

    6. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an phân công.

     

     

    Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý

    1. Tổ chức công tác trực ban hình sự (trường hợp không cùng trụ sở với Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an); tiếp nhận nguồn tin về tội phạm, hồ sơ vụ việc, vụ án hình sự do cơ quan khác chuyển đến để phân loại, báo cáo, đề xuất Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an phân công giải quyết hoặc chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

    2. Thực hiện chế độ báo cáo Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (qua Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an) về công tác điều tra hình sự theo quy định của pháp luật.

    3. Tiến hành giải quyết nguồn tin về tội phạm, điều tra vụ án hình sự thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an về tội phạm quy định tại Chương XX của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

    4. Tiến hành điều tra vụ án hình sự đặc biệt nghiêm trọng thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy để điều tra lại theo sự phân công của Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an.

    5. Theo dõi, hướng dẫn, chỉ đạo giải quyết các chuyên án, vụ án hình sự do Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an cấp tỉnh xin ý kiến.

    6. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an phân công.

    Mục 2

    CƠ QUAN CẢNH SÁT ĐIỀU TRA CÔNG AN CẤP TỈNH

              Điều 9. Tổ chức, bộ máy, thẩm quyền, nhiệm vụ, quyền hạn; phân công Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng

    1. Tổ chức, bộ máy của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh gồm có:

    a) Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra;

    b) Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (gọi tắt là Phòng Cảnh sát hình sự);

    c) Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu,  môi trường (gọi tắt là Phòng Cảnh sát kinh tế);

    d) Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy.

    2. Phân công Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh:

    a) 01 Phó Giám đốc phụ trách công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm là Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh;

    b) Chánh Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh là Phó Thủ trưởng Thường trực Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh;

    c) 01 Phó Chánh Văn phòng, Trưởng phòng và 01 Phó Trưởng phòng Phòng Cảnh sát hình sự, Trưởng phòng Phòng Cảnh sát kinh tế, Trưởng phòng Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy là Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh.

    Tùy tình hình thực tiễn tại địa phương, để bảo đảm hoạt động của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh trên địa bàn cần phải bố trí thêm Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh thì Công an cấp tỉnh báo cáo Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (qua Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an) để xem xét, quyết định số lượng tăng thêm Phó Thủ trưởng của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh; việc bổ nhiệm Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh được thực hiện theo quy định của pháp luật.

    3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh

    a) Tổ chức công tác trực ban hình sự, tiếp nhận nguồn tin về tội phạm; phân loại và giải quyết nguồn tin về tội phạm thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết;

    b) Tiến hành điều tra vụ án hình sự về tội phạm quy định tại các chương từ Chương XIV đến Chương XXIV của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Cơ quan An ninh điều tra của Công an nhân dân;

    c) Hướng dẫn các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của lực lượng Cảnh sát nhân dân thuộc Công an cấp tỉnh thực hiện hoạt động điều tra; hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ điều tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận, phân loại, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm của Công an cấp xã, Đồn Công an;

    d) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật tổ chức điều tra hình sự và tố tụng hình sự.

    Điều 10. Nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh

    1. Tổ chức công tác trực ban hình sự của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh; tiếp nhận nguồn tin về tội phạm, hồ sơ vụ việc, vụ án hình sự do các cơ quan khác chuyển đến để phân loại, giải quyết theo thẩm quyền hoặc chuyển đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết. Trường hợp có tranh chấp về thẩm quyền giải quyết giữa các đơn vị thuộc Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh thì báo cáo Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh quyết định phân công giải quyết.

    2. Thực hiện chế độ báo cáo về công tác điều tra hình sự theo quy định của pháp luật; giúp Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh báo cáo Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (qua Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an) về công tác điều tra hình sự.

    3. Quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo chung về nghiệp vụ điều tra đối với Điều tra viên, Cán bộ điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh bố trí tại Công an cấp xã; hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ điều tra đối với vụ việc, vụ án cụ thể về tội phạm quy định tại khoản 4 Điều này khi Điều tra viên, Cán bộ điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh bố trí tại Công an cấp xã được phân công thụ lý, giải quyết.

    4. Tiến hành giải quyết nguồn tin về tội phạm, điều tra vụ án hình sự đã rõ người thực hiện hành vi phạm tội thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh về tội phạm quy định tại các chương XIV, XV, XVI, XVII, XXI, XXII và XXIV của Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) (trừ các trường hợp thuộc thẩm quyền điều tra của Phòng Cảnh sát kinh tế và Phòng Cảnh sát hình sự).

    5. Tham mưu, giúp Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh:

    a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều 52 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015;

    b) Hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ điều tra đối với cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của lực lượng Cảnh sát nhân dân thuộc Công an cấp tỉnh; hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ điều tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận, phân loại, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm của Công an cấp xã, Đồn Công an;

    c) Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác tiếp nhận, phân loại, giải quyết nguồn tin về tội phạm và công tác giữ người, bắt người, tạm giữ, tạm giam, điều tra, xử lý tội phạm của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh;

    d) Giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi tố tụng hoặc kết luận nội dung tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của Phó Thủ trưởng, Điều tra viên, Cán bộ điều tra thuộc Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

    6. Thẩm định vụ án hình sự thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh theo phân công của Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh.

    7. Trực tiếp thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự, dẫn độ đối với những trường hợp thuộc chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh.

    8. Quản lý con dấu của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh.

    9. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân công của Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh.

              Điều 11. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Cảnh sát hình sự

    1. Tổ chức công tác trực ban hình sự (trong trường hợp không cùng trụ sở với Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh); tiếp nhận nguồn tin về tội phạm, hồ sơ vụ việc, vụ án hình sự do cơ quan khác chuyển đến để phân loại, giải quyết theo thẩm quyền hoặc chuyển đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết. Trường hợp có tranh chấp về thẩm quyền giải quyết giữa các đơn vị thuộc Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh thì báo cáo Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh quyết định phân công đơn vị giải quyết.

    2. Thực hiện chế độ báo cáo Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh (qua Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh) về công tác điều tra hình sự theo quy định của pháp luật.

    3. Tiến hành giải quyết nguồn tin về tội phạm, điều tra vụ án hình sự thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh về tội phạm quy định tại các chương XIV, XV, XVI, XVII, XXI, XXII và XXIV của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) (trừ những trường hợp thuộc thẩm quyền điều tra của Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh và Phòng Cảnh sát kinh tế) trong các trường hợp sau:

    a) Chưa rõ đối tượng thực hiện hành vi phạm tội;

    b) Đã rõ đối tượng thực hiện hành vi phạm tội do trực tiếp phát hiện;

    c) Đã rõ đối tượng thực hiện hành vi phạm tội đối với các vụ trọng án. Trọng án bao gồm nguồn tin, vụ án hình sự về tội phạm quy định tại các điều 123, 125, 126, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại các điều 134, 141, 142, 143, 144, 168, 169, 170 và 171 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); nguồn tin về tội phạm, vụ án hình sự có đủ các điều kiện: có tính chất băng, ổ nhóm (hoặc phạm tội có tổ chức), sử dụng vũ khí quân dụng để thực hiện hành vi phạm tội.

    4. Hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ điều tra đối với vụ việc, vụ án cụ thể về tội phạm quy định tại khoản 3 Điều này khi Điều tra viên, Cán bộ điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh bố trí tại Công an cấp xã được phân công thụ lý, giải quyết.

    5. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân công của Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh.

    Điều 12. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Cảnh sát kinh tế

    1. Tổ chức công tác trực ban hình sự (trong trường hợp không cùng trụ sở với Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh); tiếp nhận nguồn tin về tội phạm, hồ sơ vụ việc, vụ án hình sự do các cơ quan khác chuyển đến để phân loại, giải quyết theo thẩm quyền hoặc chuyển đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết. Trường hợp có tranh chấp về thẩm quyền giải quyết giữa các đơn vị thuộc Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh thì báo cáo Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh quyết định phân công đơn vị giải quyết.

    2. Thực hiện chế độ báo cáo Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh (qua Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh) về công tác điều tra hình sự theo quy định của pháp luật.

    3. Tiến hành giải quyết nguồn tin về tội phạm, điều tra vụ án hình sự thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh về  tội phạm quy định tại các chương XVIII, XIX, XXIII, các điều từ Điều 174 đến Điều 180 Chương XVI (trong trường hợp đối tượng lợi dụng tư cách pháp nhân của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ký kết hợp đồng kinh tế để phạm tội) và Điều 324 Chương XXI của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

    4. Hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ điều tra đối với vụ việc, vụ án cụ thể về tội phạm quy định tại khoản 3 Điều này khi Điều tra viên, Cán bộ điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh bố trí tại Công an cấp xã được phân công thụ lý, giải quyết.

    5. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân công của Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh.

    Điều 13. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý

    1. Tổ chức công tác trực ban hình sự (trong trường hợp không cùng trụ sở với Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh); tiếp nhận nguồn tin về tội phạm, hồ sơ vụ việc, vụ án hình sự do các cơ quan ngoài Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh chuyển đến để phân loại, giải quyết theo thẩm quyền hoặc chuyển đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết. Trường hợp có tranh chấp về thẩm quyền giải quyết giữa các đơn vị thuộc Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh thì báo cáo Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh quyết định phân công đơn vị giải quyết.

    2. Thực hiện chế độ báo cáo Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh (qua Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh) về công tác điều tra hình sự theo quy định của pháp luật.

    3. Tiến hành giải quyết nguồn tin về tội phạm, điều tra vụ án hình sự thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh về tội phạm quy định tại Chương XX của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

    4. Hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ điều tra đối với vụ việc, vụ án cụ thể về tội phạm quy định tại khoản 3 Điều này khi Điều tra viên, Cán bộ điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh bố trí tại Công an cấp xã được phân công thụ lý, giải quyết.

    5. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân công của Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh.

    Điều 14. Ủy quyền, phân công nhiệm vụ cho các Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh

    1. Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh có thể:

    a) Ủy quyền cho Phó Thủ trưởng là Chánh Văn phòng, Trưởng phòng các phòng quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư này thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Khi được ủy quyền, Phó Thủ trưởng là Chánh Văn phòng, Trưởng phòng có thể phân công Phó Thủ trưởng là Phó Chánh Văn phòng, Phó Trưởng phòng thuộc quyền để thụ lý, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra vụ án hình sự về các tội phạm rất nghiêm trọng, nghiêm trọng, ít nghiêm trọng thuộc thẩm quyền và các thẩm quyền khác theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021);

    b) Ủy quyền cho Phó Thủ trưởng là Phó Chánh Văn phòng, Phó Trưởng phòng các phòng quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư này thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự về các tội phạm rất nghiêm trọng, nghiêm trọng, ít nghiêm trọng do các tổ công tác ở địa bàn thụ lý. Khi được ủy quyền, các Phó Thủ trưởng là Phó Chánh Văn phòng, Phó Trưởng phòng có nhiệm vụ, quyền hạn trong tổ chức, chỉ đạo, phân công Điều tra viên, Cán bộ điều tra thuộc quyền để thụ lý, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra vụ án hình sự, trừ thẩm quyền quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021);

    c) Khi được ủy quyền, Phó Thủ trưởng chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được ủy quyền.

    2. Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh có thể ủy quyền cho Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh trong giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với quyết định, hành vi tố tụng của Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh, Điều tra viên, Cán bộ điều tra thuộc quyền. Thủ trưởng không được ủy quyền cho Phó Thủ trưởng giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các quyết định, hành vi tố tụng trong vụ việc, vụ án mà Phó Thủ trưởng đó thụ lý, giải quyết.

    Mục 3

    PHÂN CÔNG THỦ TRƯỞNG, PHÓ THỦ TRƯỞNG

    CƠ QUAN AN NINH ĐIỀU TRA CÁC CẤP

    Điều 15. Phân công Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an

    1. 01 Thứ trưởng Bộ Công an phụ trách lực lượng An ninh là Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an.

    2. Cục trưởng Cục An ninh điều tra là Phó Thủ trưởng Thường trực Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an.

    3. Các Phó Cục trưởng Cục An ninh điều tra là Phó Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an.

    Điều 16. Phân công Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh

    1. 01 Phó Giám đốc Công an cấp tỉnh phụ trách lực lượng An ninh là Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh.

    2. Trưởng phòng Phòng An ninh điều tra Công an cấp tỉnh là Phó Thủ trưởng Thường trực Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh.

    3. Các Phó Trưởng phòng Phòng An ninh điều tra Công an cấp tỉnh là Phó Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh.

    Điều 17. Tiến hành điều tra vụ án hình sự về tội phạm khác liên quan đến an ninh quốc gia hoặc để bảo đảm khách quan theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Công an

    Đối với những vụ án hình sự về tội phạm khác liên quan đến an ninh quốc gia hoặc để bảo đảm khách quan theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Công an quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 thì Giám đốc Công an cấp tỉnh báo cáo Bộ trưởng Bộ Công an (qua Cục An ninh điều tra) quyết định phân công Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh tiến hành điều tra.

     

    Mục 4

    NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CƠ QUAN ĐƯỢC GIAO

    NHIỆM VỤ TIẾN HÀNH MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA

    Điều 18. Nhiệm vụ, quyền hạn điều tra của Cục Cảnh sát giao thông, Phòng Cảnh sát giao thông Công an cấp tỉnh

    1. Cục Cảnh sát giao thông trong khi làm nhiệm vụ mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm quy định tại các điều từ Điều 260 đến Điều 276 và Điều 281 Mục 1 Chương XXI của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) hoặc sự việc xảy ra trên đường thủy có dấu hiệu tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra thì Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 38 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 đối với các tội phạm này.

    2. Phòng Cảnh sát giao thông Công an cấp tỉnh trong khi làm nhiệm vụ mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm quy định tại các điều từ Điều 260 đến Điều 276 và Điều 281 Mục 1 Chương XXI của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) hoặc sự việc xảy ra trên đường thủy có dấu hiệu tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra thì Trưởng phòng Phòng Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 38 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 đối với các tội phạm này.

    Điều 19. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh

    Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh trong khi làm nhiệm vụ mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm quy định tại các điều 305, 307, 311, 312 và 313 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì Cục trưởng, Trưởng phòng phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 38 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 đối với các tội phạm này.

    Điều 20. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường

    Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường trong khi làm nhiệm vụ mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm quy định tại Chương XIX và các điều 193, 194, 195, 227, 228, 229, 232, 233, 234, 315 và 317 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 38 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 đối với các tội phạm này.

    Điều 21. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an cấp tỉnh

    Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an cấp tỉnh trong khi làm nhiệm vụ mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm quy định tại Chương XIII, Chương XXVI, Mục 2 Chương XXI, tội phạm quy định tại các điều 207, 208, 282, 283, 284, 299, 300, 303, 304, 305, 309, 337, 338; 174, 206, 217a, 225, 321, 326 và 328 (trường hợp hành vi phạm tội có liên quan đến sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử) của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì Cục trưởng, Trưởng phòng an ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 37 và Điều 38 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 đối với các tội phạm này.

    Điều 22. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh và các cục nghiệp vụ an ninh khác ở Bộ, các phòng nghiệp vụ an ninh khác thuộc Công an cấp tỉnh và trại giam thuộc Bộ Công an

    1. Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh trong khi làm nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm quy định tại các điều từ Điều 347 đến Điều 350 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì Cục trưởng, Trưởng phòng quản lý xuất nhập cảnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 37 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 đối với các tội phạm này.

    2. Các cục nghiệp vụ an ninh ở Bộ Công an, các phòng nghiệp vụ an ninh thuộc Công an cấp tỉnh trực tiếp đấu tranh phòng, chống tội phạm (trừ các cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 1 Điều này và Điều 21 Thông tư này) trong khi làm nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm quy định tại Chương XIII, Chương XXVI và những tội phạm quy định tại các điều 207, 208, 282, 283, 284, 299, 300, 303, 304, 305, 309, 337 và 338 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì Cục trưởng, Trưởng phòng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 37 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 đối với các tội phạm này.

    3. Trại giam thuộc Bộ Công an trong khi làm nhiệm vụ mà phát hiện tội phạm liên quan đến công tác quản lý giam giữ hoặc phát hiện người đang chấp hành án phạt tù có hành vi phạm tội thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra thì Giám thị Trại giam thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 38 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 đối với các tội phạm này.

    Chương III

    ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

    Điều 23. Hiệu lực thi hành

    Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2025 và thay thế Thông tư số 56/2017/TT-BCA ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về phân công Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, thẩm quyền điều tra hình sự trong Công an nhân dân và các đội điều tra thuộc Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện và Thông tư số 26/2018/TT-BCA”>26/2018/TT-BCA ngày 10 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công an sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 56/2017/TT-BCA.

    Điều 24. Điều khoản chuyển tiếp

    1. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện chủ động tiến hành rà soát, thống kê, tổng hợp, chốt danh sách hồ sơ vụ việc, vụ án, tài liệu, vật chứng, tài sản đang thụ lý, quản lý, giải quyết, bàn giao cho Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh khi không tổ chức Công an cấp huyện để tiếp tục tiến hành các hoạt động tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật, Thông tư này và thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện.

    2. Đối với những vụ việc, vụ án Cơ quan Cảnh sát điều tra cấp huyện đang tạm đình chỉ thì khi có căn cứ phục hồi, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh có thẩm quyền quyết định phục hồi và tiến hành các thủ tục tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật.

    Điều 25. Tổ chức thực hiện

    1. Cục An ninh điều tra Bộ Công an, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an chịu trách nhiệm phối hợp với các đơn vị có liên quan theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện Thông tư này.

    2. Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Công an cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.

    Trong quá trình thực hiện Thông tư nếu có vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương kịp thời báo cáo về Bộ (qua Cục An ninh điều tra Bộ Công an, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp Bộ Công an) để có hướng dẫn./.

     

  • Thông tư 13/2025/TT-BCA

    THÔNG TƯ

    Sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư quy định về trật tự,

    an toàn giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa

     

     
      1/01/clip_image001.gif” width=”184″ />

     

     

     

    Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;

    Căn cứ Luật Đường sắt ngày 16 tháng 6 năm 2017;

    Căn cứ Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ ngày 27 tháng 6 năm 2024;

    Căn cứ Nghị định số 02/2025/NĐ-CP ngày 18 tháng 2 năm 2025 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;

    Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông;

    Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư quy định về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa.

    Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 34/2018/TT-BCA ngày 15 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định trình tự điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường sắt của lực lượng Cảnh sát giao thông

    1. Sửa đổi, bổ sung Điều 4 như sau:

    Điều 4. Biểu mẫu sử dụng trong công tác giải quyết tai nạn giao thông đường sắt

    1. Biểu mẫu sử dụng trong công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường sắt thực hiện theo quy định của Chính phủ về biểu mẫu sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính, quy định của Bộ trưởng Bộ Công an về biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự và biểu mẫu quy định tại khoản 2 Điều này.

    2. Ban hành kèm theo Thông tư này các biểu mẫu sau đây:

    a) Sổ theo dõi vụ tai nạn giao thông đường sắt (Mẫu số 01/TNĐS);

    b) Biên bản vụ việc (Mẫu số 02/TNĐS);

    c) Biên bản xác định chỉ tiêu kỹ thuật đường sắt, đường ngang, cầu chung, cầu, hầm, ghi liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường sắt (Mẫu số 03/TNĐS);

    d) Đề nghị trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản (Mẫu số 04/TNĐS);

    đ) Quyết định phân công cán bộ điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường sắt (Mẫu số 05/TNĐS);

    e) Kế hoạch điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường sắt (Mẫu số 06/TNĐS);

    g) Biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông đường sắt (Mẫu số 07/TNĐS);

    h) Sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông đường sắt (Mẫu số 08/TNĐS);

    i) Báo cáo kết quả khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông đường sắt (Mẫu số 09/TNĐS);

    k) Biên bản khám nghiệm phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường sắt (Mẫu số 10/TNĐS);

    l) Báo cáo đề xuất, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường sắt (Mẫu số 11/TNĐS);

    m) Biên bản ghi nhận dấu vết trên thân thể người bị nạn (Mẫu số 12/TNĐS);

    n) Sơ đồ vị trí, dấu vết thương tích trên thân thể người bị nạn (Mẫu số 13/TNĐS);

    o) Thông báo kết quả điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường sắt (Mẫu số 14/TNĐS);

    p) Biên bản giải quyết vụ tai nạn giao thông đường sắt (Mẫu số 15/TNĐS);

    q) Kế hoạch dựng lại hiện trường vụ tai nạn giao thông đường sắt (Mẫu số 16/TNĐS);

    r) Biên bản ghi lời khai (Mẫu số 17/TNĐS).”.

    2. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 6 như sau:

    “1. Cục Cảnh sát giao thông nhận được tin báo về vụ tai nạn giao thông đường sắt phải thông báo cho Phòng Cảnh sát giao thông và cử cán bộ đến hiện trường phối hợp tổ chức cấp cứu người bị nạn, bảo vệ hiện trường, bảo vệ tài sản của người bị nạn, xác định người biết việc.

    2. Phòng Cảnh sát giao thông nhận được tin báo về vụ tai nạn giao thông đường sắt phải cử cán bộ đến hiện trường để thụ lý, điều tra, giải quyết theo thẩm quyền. Trường hợp vụ tai nạn giao thông đường sắt thuộc khoản 3 Điều này thì thực hiện phối hợp tổ chức cấp cứu người bị nạn, bảo vệ hiện trường, bảo vệ tài sản, xác định người biết việc.

    3. Trường hợp vụ tại nạn giao thông đường sắt có một trong các dấu hiệu về hậu quả: có người chết tại hiện trường, chết trên đường đi cấp cứu, đang cấp cứu mà chết, có nguy cơ chết; có người bị thương dập, nát, đứt, rời tay, chân; chấn thương sọ não; có từ 03 người trở lên bị thương gãy tay, chân trở lên hoặc có căn cứ xác định tổn hại cho sức khỏe với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên hoặc có căn cứ xác định thiệt hại tài sản từ 100 triệu đồng trở lên thì cán bộ Phòng Cảnh sát giao thông báo cáo Trưởng phòng để chuyển ngay cho Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết.”.

    3. Sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 7 như sau:

    “6. Huy động người, phương tiện, thiết bị dân sự trong trường hợp cấp bách

    Trong trường hợp cấp bách để đưa người bị nạn đi cấp cứu, truy bắt người phạm tội, người gây tai nạn giao thông đường sắt bỏ chạy, cứu nạn, cứu hộ, chữa cháy hoặc nhiệm vụ khẩn cấp khác để bảo đảm trật tự, an toàn xã hội thì thực hiện quyền huy động người, phương tiện, thiết bị dân sự theo quy định tại Điều 68 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ năm 2024.”.

    4. Sửa đổi, bổ sung khoản 8 Điều 7 như sau:

    “8. Trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này:

    a) Trường hợp vụ tai nạn giao thông đường sắt không thuộc khoản 3 Điều 6 Thông tư này thuộc trách nhiệm điều tra, giải quyết của Phòng Cảnh sát giao thông nếu xác định vụ tai nạn giao thông có khả năng có dấu hiệu tội phạm được quy định tại một trong các điều 267, 268, 269, 270, 271 và 281 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì cán bộ Phòng Cảnh sát giao thông báo cáo Trưởng phòng để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn điều tra theo quy định tại Điều 38 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021) và Điều 40 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021);

    b) Đối với vụ tai nạn giao thông đường sắt không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này thì Trưởng phòng Cảnh sát giao thông phân công cán bộ Cảnh sát giao thông đảm bảo tiêu chuẩn để tiến hành điều tra, xác minh, giải quyết theo quy định của Thông tư này.”.

    5. Bổ sung khoản 9 vào sau khoản 8 Điều 7 như sau:

    “9. Trong quá trình điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường sắt, nếu có người bị thương đang điều trị mà chết hoặc có cơ sở xác định nguyên nhân chết do vụ tai nạn giao thông đường sắt gây ra thì cán bộ Phòng Cảnh sát giao thông báo cáo Trưởng phòng để chuyển cho Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh có thẩm quyền điều tra, giải quyết.”.

    6. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 15 như sau:

    “1. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề của người điều khiển phương tiện đường bộ liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường sắt được thực hiện theo quy định tại Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) và các quy định khác có liên quan.

    Đối với trường hợp các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện giao thông đã được tích hợp trong căn cước điện tử, tài khoản định danh điện tử trên Ứng dụng định danh quốc gia, khi tạm giữ giấy tờ, Cảnh sát giao thông thực hiện việc tạm giữ giấy tờ trên môi trường điện tử.

    Việc xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề của người điều khiển phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường sắt được thực hiện theo quy định tại Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) và các quy định khác có liên quan.”.

    7. Sửa đổi, bổ sung khoản 11 Điều 15 như sau:

    “11. Giám  định chuyên môn, định giá thiệt hại tài sản:

    a) Trường hợp cần giám định tỷ lệ tổn thương cơ thể người bị nạn hoặc giám định dấu vết, giám định chuyên môn kỹ thuật phương tiện, cầu, đường, phà, chất lượng công trình giao thông liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông đường sắt để làm căn cứ giải quyết vụ tai nạn giao thông theo quy định tại khoản 1 Điều 59 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), định giá thiệt hại về tài sản thì cán bộ Cảnh sát giao thông được giao nhiệm vụ điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường sắt báo cáo lãnh đạo có thẩm quyền ra quyết định trưng cầu giám định, yêu cầu định giá thiệt hại tài sản để yêu cầu, đề nghị cơ quan có chức năng giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật;

    b) Cán bộ Phòng Cảnh sát giao thông trong quá trình xác minh, giải quyết các vụ tai nạn giao thông đường sắt theo nhiệm vụ, quyền hạn điều tra của Cơ quan thuộc lực lượng Cảnh sát trong Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra xét thấy cần phải thực hiện thủ tục trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 205 hoặc Điều 215 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021) thì báo cáo Trưởng phòng Cảnh sát giao thông có văn bản đề nghị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh tiến hành trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản theo Mẫu số 04/TNĐS ban hành kèm theo Thông tư này. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ban hành văn bản đề nghị Cơ quan Cảnh sát điều tra ra quyết định trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản thì Phòng Cảnh sát giao thông phải gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp với Cơ quan Cảnh sát điều tra được đề nghị;

    c) Trường hợp người bị nạn, người đại diện của người bị nạn trong vụ tai nạn giao thông đường sắt từ chối giám định thương tích mà không có lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì vận động, thuyết phục, giải thích quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định của pháp luật; nếu họ cương quyết từ chối thì lập biên bản ghi rõ lý do từ chối, có xác nhận của họ và người chứng kiến. Chủ động thu thập hồ sơ, bệnh án tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để phối hợp với các đơn vị có chức năng giám định qua hồ sơ đối với trường hợp việc yêu cầu người bị nạn trực tiếp đi giám định gặp khó khăn. Nếu người bị nạn, người đại diện của người bị nạn tiếp tục cản trở, chống đối thì tuỳ theo tính chất, mức độ xem xét xử lý theo quy định của pháp luật.”.

    8. Bổ sung Điều 15a vào sau Điều 15 như sau:

    Điều 15a. Xem xét kết quả điều tra, xác minh vụ tai nạn giao thông đường sắt

    Cán bộ Cảnh sát giao thông trong khi thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại các điều 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14 và 15 Thông tư này, xác định:

    1. Vụ tai nạn giao thông đường sắt không có dấu hiệu tội phạm thì báo cáo kết quả và đề xuất giải quyết vụ tai nạn giao thông đường sắt theo Mẫu số 11/TNĐS ban hành kèm theo Thông tư này đến lãnh đạo có thẩm quyền ra Thông báo kết quả điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường sắt theo Mẫu số 14/TNĐS ban hành kèm theo Thông tư này. Việc giải quyết vụ tai nạn giao thông đường sắt được thực hiện theo Điều 16 Thông tư này.

    2. Vụ tai nạn giao thông đường sắt có dấu hiệu tội phạm thì cán bộ Phòng Cảnh sát giao thông báo cáo Trưởng phòng để chỉ đạo việc điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường sắt theo Điều 17 Thông tư này;

    3. Trường hợp phát hiện cá nhân, tổ chức có hành vi cố ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác hoặc cố ý gây ra vụ tai nạn giao thông đường sắt để che giấu hành vi phạm tội khác thì cán bộ Cảnh sát giao thông báo cáo lãnh đạo có thẩm quyền ra quyết định chuyển hồ sơ, tang vật, phương tiện cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 62 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020).”.

    9. Bổ sung Điều 15b vào trước Điều 16 như sau:

    “Điều 15b. Thời hạn điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường sắt

    1. Vụ tai nạn giao thông đường sắt không có dấu hiệu tội phạm thì thời hạn điều tra, xác minh, giải quyết như sau: nhận được tin báo về vụ tai nạn giao thông đường sắt thì Cảnh sát giao thông phải tiến hành điều tra, xác minh, giải quyết trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc; trường hợp vụ tai nạn giao thông đường sắt có nhiều tình tiết phức tạp cần xác minh thêm hoặc phải thông qua giám định chuyên môn thì có thể được kéo dài nhưng không quá 01 tháng kể từ ngày nhận được tin báo về vụ tai nạn giao thông đường sắt; trường hợp cần phải có thêm thời gian để xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ thì tiếp tục được kéo dài, thời hạn kéo dài không quá 02 tháng kể từ ngày nhận được tin báo về vụ tai nạn giao thông đường sắt. Việc kéo dài phải được báo cáo bằng văn bản với người có thẩm quyền theo Mẫu số 11/TNĐS ban hành kèm theo Thông tư này.

     2. Vụ tai nạn giao thông đường sắt quy định tại điểm a khoản 8 Điều 7 Thông tư này hoặc trong quá trình điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường sắt quy định tại điểm b khoản 8 Điều 7 Thông tư này nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm, thì Phòng Cảnh sát giao thông thực hiện xác minh, giải quyết theo thời hạn quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 147 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021) và Điều 9, Điều 11 Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao quy định về việc phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố (sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2021/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC ngày 29 tháng 11 năm 2021) và Điều 12 Thông tư số 28/2020/TT-BCA ngày 26 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định trình tự, thủ tục tiếp nhận, phân loại, xử lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố của lực lượng Công an nhân dân (sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Thông tư số 129/2021/TT-BCA ngày 31 tháng 12 năm 2021).”.

    10. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 như sau:

    Điều 16. Giải quyết vụ tai nạn giao thông đường sắt theo thủ tục hành chính

    Căn cứ vào hồ sơ, tài liệu của hoạt động điều tra, xác minh, cán bộ Cảnh sát giao thông báo cáo lãnh đạo có thẩm quyền để giải quyết vụ tai nạn giao thông đường sắt như sau:

    1. Mời các bên liên quan đến trụ sở đơn vị để thông báo kết quả điều tra, xác minh (kết luận nguyên nhân, diễn biến vụ tai nạn giao thông đường sắt, xác định lỗi của những người có liên quan trong vụ tai nạn giao thông đường sắt và hình thức xử lý vi phạm hành chính), đồng thời lập biên bản giải quyết vụ tai nạn giao thông đường sắt theo Mẫu số 15/TNĐS, biên bản vi phạm hành chính (nếu có) theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020).

    Nếu một trong các bên liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường sắt vắng mặt có lý do chính đáng, thì phải lập biên bản ghi nhận việc vắng mặt và hẹn thời gian đến giải quyết.

    2. Báo cáo lãnh đạo có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường sắt (nếu có); khi áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, Cảnh sát giao thông thực hiện việc tước giấy tờ trên môi trường điện tử trong trường hợp các giấy tờ này đã được tích hợp trong căn cước điện tử, tài khoản định danh điện tử trên Ứng dụng định danh quốc gia; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe theo quy định (nếu có).

    3. Hướng dẫn cho các bên liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường sắt tự giải quyết bồi thường thiệt hại dân sự.

    Trường hợp các bên liên quan trong vụ tai nạn giao thông đường sắt không tự thỏa thuận giải quyết bồi thường thiệt hại dân sự thì phải lập biên bản, đồng thời hướng dẫn các bên liên hệ với Tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

    4. Sau khi hoàn thành việc điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường sắt, cán bộ Cảnh sát giao thông thụ lý hoàn chỉnh hồ sơ và báo cáo lãnh đạo đơn vị kết thúc việc điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường sắt; thực hiện chế độ thống kê, báo cáo tai nạn giao thông đường sắt, đăng ký, lưu hồ sơ theo quy định của Bộ Công an và pháp luật có liên quan.

    5. Đối với vụ tai nạn giao thông đường sắt do Cơ quan điều tra thụ lý, giải quyết nhưng sau đó lại có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án, nhưng hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính thuộc trường hợp chuyển hồ sơ, tang vật, phương tiện của vụ tai nạn giao thông đường sắt cho cơ quan, đơn vị Cảnh sát giao thông bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên tuyến, địa bàn để xử lý vi phạm hành chính thì cán bộ Cảnh sát giao thông được giao tiếp nhận thụ lý báo cáo người có thẩm quyền thực hiện theo quy định tại Điều 63 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) và căn cứ vào từng vụ tai nạn giao thông đường sắt cụ thể thực hiện quy định tại khoản 2 Điều này.

    6. Kết thúc việc điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường sắt, nếu cơ quan, đơn vị thụ lý vụ tai nạn giao thông đường sắt phát hiện những tồn tại, bất cập, thiếu sót trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hạ tầng giao thông đường sắt, việc quản lý người điều khiển phương tiện, quản lý phương tiện thì có văn bản kiến nghị với cơ quan quản lý, ngành chủ quản để có biện pháp khắc phục.

    7. Việc thống kê tai nạn giao thông đường sắt phải được cập nhật thông tin vụ tai nạn giao thông đường sắt vào Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông, Phần mềm Tổng hợp, đồng bộ dữ liệu và xử lý tai nạn giao thông, Phần mềm Điều tra hình sự theo quy định.”.

    11. Sửa đổi, bổ sung Điều 17 như sau:

    “Điều 17. Giải quyết vụ tai nạn giao thông đường sắt phát hiện có dấu hiệu tội phạm theo chức năng của Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra

    1. Trong quá trình thực hiện việc điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường sắt quy định tại khoản 8 Điều 7 Thông tư này nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm không thuộc trường hợp phải chuyển Cơ quan điều tra hình sự trong Quân đội nhân dân có thẩm quyền thì cán bộ được phân công điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường sắt thuộc Phòng Cảnh sát giao thông báo cáo Trưởng phòng để thực hiện hoặc phân công cấp phó, cán bộ điều tra hoặc thay đổi cấp phó, cán bộ điều tra thực hiện như sau:

    a) Phòng Cảnh sát giao thông thông báo đến Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh về việc tiếp nhận nguồn tin tội phạm; xem xét việc quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự theo quy định pháp luật;

    b) Phối hợp thực hiện trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản theo quy định tại khoản 11 Điều 15 Thông tư này và Hướng dẫn liên ngành số 02/HDLN-BCA-VKSNDTC ngày 31 tháng 01 năm 2024 về phối hợp thực hiện thủ tục trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản của các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Công an nhân dân;

    c) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn điều tra theo quy định tại Điều 38 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021), Điều 40 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021), Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao quy định việc phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố (sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Thông tư số 01/2021/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC ngày 29 tháng 11 năm 2021) và Thông tư số 28/2020/TT-BCA ngày 26 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định trình tự, thủ tục tiếp nhận, phân loại, xử lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố của lực lượng Công an nhân dân (sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Thông tư số 129/2021/TT-BCA ngày 31 tháng 12 năm 2021).

    2. Hồ sơ vụ án tai nạn giao thông đường sắt chuyển cho Cơ quan Cảnh sát điều tra:

    a) Các tài liệu dùng cho cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra được ban hành kèm theo Thông tư số 119/2021/TT-BCA;

    b) Biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông đường sắt; sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông đường sắt; bản ảnh hiện trường; thiết bị lưu trữ hình ảnh động (nếu có);

    c) Biên bản khám nghiệm phương tiện; biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện; quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện; các giấy tờ của phương tiện, người điều khiển phương tiện và hàng hóa trên phương tiện (nếu có);

    d) Biên bản ghi lời khai và bản tường trình của những người có liên quan trong vụ tai nạn giao thông đường sắt;

    đ) Biên bản ghi nhận dấu vết trên thân thể người bị nạn, sơ đồ vị trí dấu vết thương tích trên cơ thể người bị nạn, biên bản về việc dựng lại hiện trường vụ tai nạn giao thông đường sắt (nếu có);

    e) Kết luận giám định thiệt hại về người và tài sản; các tài liệu khác liên quan (nếu có);

    g) Tang vật, phương tiện, vật chứng liên quan đến vụ tai nạn (nếu có);

    h) Biên bản giao, nhận hồ sơ vụ án.”.

    12. Bổ sung cụm từ “Việt Nam” sau cụm từ “Đường sắt” tại khoản 4 Điều 6, cụm từ “thiết bị tín hiệu đuôi tàu” sau cụm từ “hệ thống xả cát” tại điểm b khoản 2 Điều 10.

    13. Bỏ một số cụm từ tại các điểm, khoản thuộc các điều như sau:

    a) Bỏ cụm từ “và khoản 3” tại khoản 4 Điều 6, cụm từ “tố tụng hình sự” tại khoản 1, khoản 3 Điều 10 và khoản 2 Điều 14;

    b) Bỏ cụm từ “đề nghị người tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền” tại khoản 2 và cụm từ “đề nghị người tiến hành tố tụng có thẩm quyền” tại khoản 4 Điều 14;

    c) Bỏ cụm từ “Tham gia” tại tên Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14.

    14. Bãi bỏ khoản 5 Điều 6 và khoản 7 Điều 7.

    Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 64/2020/TT-BCA ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường thủy của lực lượng Cảnh sát giao thông

    1. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều 5 như sau:

    “b) Phòng Cảnh sát giao thông;”.

    2. Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 5 như sau:

    “5. Các cơ quan, đơn vị khác trong Công an nhân dân nhận được tin báo về vụ tai nạn giao thông có trách nhiệm báo tin cho cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 1 Điều này để tiếp nhận tin báo về tai nạn giao thông đường thuỷ nội địa.

    Tất cả các vụ tai nạn giao thông phải được thông báo cho Phòng Cảnh sát giao thông và Công an cấp xã nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông để giải quyết theo thẩm quyền hoặc phối hợp khi có yêu cầu.”.

    3. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 6 như sau:

    “b) Nếu tin báo vụ tai nạn giao thông không xảy ra trên tuyến đường thủy nội địa được giao nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thì thông báo cho trực ban Phòng Cảnh sát giao thông nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông để xử lý tin báo và phối hợp khi có yêu cầu.”.

    4. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 6 như sau:

    “4. Trường hợp vụ tai nạn giao thông có tình tiết phức tạp làm từ 03 người chết hoặc mất tích trở lên; gây ùn tắc giao thông kéo dài liên tuyến, liên địa bàn, liên tỉnh; gây thảm họa hoặc cần thiết phải có sự phối hợp cứu nạn, cứu hộ, điều tiết, giải tỏa ùn tắc giao thông của Công an nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo ngay Giám đốc Công an cấp tỉnh (qua Phòng Tham mưu hoặc Phòng Cảnh sát giao thông), đồng thời báo cáo Bộ Công an (qua Cục Cảnh sát giao thông) để chỉ đạo giải quyết.”.

    5. Sửa đổi, bổ sung khoản 6, khoản 7 Điều 6 như sau:

    “6. Phòng Cảnh sát giao thông nhận được tin báo vụ tai nạn giao thông theo quy định tại khoản 4 Điều này hoặc vụ tai nạn giao thông liên quan đến người nước ngoài; liên quan đến cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân báo cáo vụ việc theo quy định tại Thông tư số 66/2022/TT-BCA ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về chế độ báo cáo trong Công an nhân dân.

    7. Trường hợp cán bộ Cảnh sát giao thông khi đến nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông nhưng các bên liên quan đã rời khỏi hiện trường (không còn hiện trường) thì phải lập Biên bản vụ việc theo Mẫu số 02/TNĐT ban hành kèm theo Thông tư này.”.

    6. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 7 Điều 7 như sau:

    “a) Nếu phát hiện vụ tai nạn giao thông có một trong các dấu hiệu về hậu quả: có người chết tại hiện trường, chết trên đường đi cấp cứu, đang cấp cứu mà chết, có nguy cơ chết; có người bị thương dập, nát, đứt, rời tay, chân; chấn thương sọ não; có từ 03 người trở lên bị thương gãy tay, chân trở lên hoặc có căn cứ xác định tổn hại cho sức khỏe với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên hoặc có căn cứ xác định thiệt hại tài sản từ 100 triệu đồng trở lên thì cán bộ Phòng Cảnh sát giao thông báo cáo Trưởng phòng để chuyển cho Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết;”.

    7. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 8 như sau:

    “2. Cán bộ Cảnh sát giao thông được phân công đến hiện trường tiến hành các biện pháp điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông, phải lập Biên bản vụ việc theo Mẫu số 02/TNĐT ban hành kèm theo Thông tư này. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi lập Biên bản vụ việc hành chính, cán bộ Cảnh sát giao thông lập biên bản báo cáo lãnh đạo có thẩm quyền ra quyết định phân công cán bộ điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông theo Mẫu số 04/TNĐT ban hành kèm theo Thông tư này và lập Kế hoạch xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông theo Mẫu số 03/TNĐT ban hành kèm theo Thông tư này được lãnh đạo có thẩm quyền phê duyệt; việc lập biên bản vi phạm hành chính được tiến hành ngay khi xác định tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm.”.

    8. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 3 Điều 9 như sau:

    “c) Xác định thành phần khám nghiệm:

    Tùy theo tính chất, mức độ của vụ tai nạn giao thông để mời thành phần khám nghiệm cho phù hợp như: cán bộ kỹ thuật hình sự; Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an ở huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông; đại diện đơn vị đăng kiểm phương tiện giao thông đường thủy nội địa hoặc cá nhân, tổ chức có chuyên môn (liên quan đến việc khám phương tiện thủy nội địa); đại diện đơn vị quản lý đường thủy nội địa; đại diện đơn vị chuyên môn kỹ thuật liên quan đến công trình thủy, công trình vượt sông; người chứng kiến, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; đại diện chính quyền cấp xã nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông; đại diện cơ sở, doanh nghiệp (người có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực giá, lĩnh vực định giá tài sản) để xác định giá trị thiệt hại ban đầu về tài sản;”.

    9. Sửa đổi, bổ sung Điều 10 như sau:

    Điều 10. Tạm giữ, xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính

    1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn và giấy phép, chứng chỉ hành nghề khác (sau đây gọi chung là giấy phép, chứng chỉ hành nghề) của thuyền viên liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường thuỷ nội địa được thực hiện theo quy định tại Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) và các quy định khác có liên quan.

    Đối với trường hợp các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện giao thông đã được tích hợp trong căn cước điện tử, tài khoản định danh điện tử trên Ứng dụng định danh quốc gia khi tạm giữ giấy tờ, Cảnh sát giao thông thực hiện việc tạm giữ giấy tờ trên môi trường điện tử.

    2. Trước khi kéo dài thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề của thuyền viên, cán bộ được phân công điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa báo cáo, đề xuất lãnh đạo có thẩm quyền kéo dài thời hạn tạm giữ theo Mẫu số 14B/TNĐT ban hành kèm theo Thông tư này.

    3. Việc xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề của thuyền viên liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường thuỷ nội địa được thực hiện theo quy định tại Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) và các quy định khác có liên quan.

    4. Sau khi kết thúc khám nghiệm phương tiện giao thông, xác định người điều khiển phương tiện không có lỗi và không vi phạm các quy định khác của pháp luật thì phương tiện giao thông được trả ngay cho chủ sở hữu hoặc người điều khiển phương tiện.”.

    10. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 14 như sau:

    “1. Trường hợp cần giám định tỷ lệ tổn thương cơ thể người bị nạn, định giá thiệt hại về tài sản, giám định dấu vết; giám định chuyên môn kỹ thuật phương tiện, cầu, phà, công trình vượt sông, công trình ngầm, cảng, bến thủy nội địa, tổ chức giao thông, chất lượng công trình giao thông để làm căn cứ giải quyết vụ tai nạn giao thông theo quy định của pháp luật hành chính thì cán bộ Cảnh sát giao thông báo cáo lãnh đạo có thẩm quyền ra quyết định trưng cầu giám định theo quy định của Chính phủ về biểu mẫu sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính để yêu cầu, đề nghị cơ quan có chức năng giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật.”.

    11. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 4 Điều 15 như sau:

    “c) Việc kiểm tra, xác minh phương tiện, người điều khiển phương tiện; hành khách, hàng hóa vận chuyển, tải trọng trên phương tiện và các giấy tờ có liên quan phải mời đại diện cơ sở, doanh nghiệp (người có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực giá, lĩnh vực định giá tài sản) để xác định giá trị thiệt hại về tài sản và được lập Biên bản xác minh theo quy định của Chính phủ về biểu mẫu sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính.”.

    12. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 17 như sau:

    “2. Vụ tai nạn giao thông có dấu hiệu tội phạm được quy định tại một trong các điều 272, 273, 274, 275, 276 và 281 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì cán bộ Phòng Cảnh sát giao thông báo cáo, đề xuất Trưởng phòng để chỉ đạo, điều tra giải quyết vụ tai nạn giao thông theo Điều 20 của Thông tư này.”.

    13. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 20 như sau:

    “a) Các tài liệu dùng cho cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra được ban hành kèm theo Thông tư số 119/2021/TT-BCA ngày 08 tháng 12 tháng 2021 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định biểu mẫu, giấy tờ sổ sách về điều tra hình sự (sau đây viết gọn là Thông tư số 119/2021/TT-BCA);”.

    14. Sửa đổi, bổ sung điểm g khoản 2 Điều 20 như sau:

    “g) Biên bản giao, nhận hồ sơ vụ án theo Mẫu số 240 ban hành kèm theo Thông tư số 119/2021/TT-BCA.”.

    15. Sửa đổi, bổ sung Điều 23 như sau:

    Điều 23. Kiểm tra công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông

    1. Việc kiểm tra công tác điều tra, xác minh, giải quyết tai nạn giao thông đường thuỷ được thực hiện theo Thông tư này và Thông tư số 35/2024/TT-BCA ngày 02 tháng 8 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về kiểm tra công tác trong Công an nhân dân.

    2. Khi xảy ra vụ tai nạn giao thông theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Thông tư này hoặc theo chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, Cục Cảnh sát giao thông có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị có liên quan và Công an địa phương nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông tiến hành kiểm tra công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông để đánh giá nguyên nhân, xem xét trách nhiệm của cá nhân, tổ chức có liên quan để xảy ra vụ tai nạn giao thông.”.

    16. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 Điều 24 như sau:

    “1. Phòng Cảnh sát giao thông trong quá trình điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa nếu phát hiện vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa có dấu hiệu tội phạm thì sử dụng biểu mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 119/2021/TT-BCA.

    2. Điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường thuỷ nội địa theo thủ tục hành chính thì sử dụng biểu mẫu theo quy định của Chính phủ về biểu mẫu sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính và các biểu mẫu quy định tại khoản 3 Điều này.”.

    17. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 3 Điều 24 như sau:

    “b) Biên bản vụ việc (Mẫu số 02/TNĐT);”.

    18. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 26 như sau:

    “2. Đối với những vụ tai nạn giao thông qua công tác điều tra, xác minh ban đầu xác định có dấu hiệu tội phạm thì Phòng Cảnh sát giao thông bàn giao toàn bộ hồ sơ, tài liệu, phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn giao thông cho Cơ quan điều tra hình sự trong Quân đội nhân dân có thẩm quyền để giải quyết và sao lưu hồ sơ để theo dõi. Sau khi bàn giao cho Cơ quan điều tra hình sự trong Quân đội nhân dân, Phòng Cảnh sát giao thông có trách nhiệm tiếp tục phối hợp theo đề nghị của Cơ quan điều tra hình sự trong Quân đội nhân dân.”.

    19. Thay thế cụm từ “Công an cấp huyện” bằng cụm từ “Công an cấp tỉnh” tại khoản 8 Điều 7 và Điều 29; thay thế cụm từ “bàn giao cho Công an cấp huyện” bằng cụm từ “Phòng Cảnh sát giao thông” tại Điều 29.

    20. Bỏ một số cụm từ tại các điểm, khoản thuộc các điều như sau:

    a) Bỏ cụm từ “Cảnh sát đường thuỷ” tại Điều 1;

    b) Bỏ cụm từ “Công an cấp tỉnh hoặc đơn vị Cảnh sát đường thuỷ” tại khoản 1 Điều 6;

    c) Bỏ cụm từ “đồng thời thông báo cho Công an cấp huyện nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông biết hoặc yêu cầu phối hợp điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông theo quy định” tại điểm a khoản 2 Điều 6;

    d) Bỏ cụm từ “với Công an cấp huyện nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông” tại khoản 5 Điều 6.

    21. Bãi bỏ điểm a khoản 1 Điều 5, khoản 3 Điều 6, điểm c khoản 1 Điều 22.

    Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2023/TT-BCA ngày 02 tháng 8 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định quy trình tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính của Cảnh sát đường thủy

    1. Bổ sung điểm c vào sau điểm b khoản 4 Điều 6 như sau:

    “c) Xây dựng kế hoạch tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên tuyến, địa bàn theo Kế hoạch đã được Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông phê duyệt.”.

    2. Sửa đổi, bổ sung khoản 7 Điều 6 như sau:

    “7. Trưởng Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an ở huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã (sau đây viết gọn là Trưởng Công an cấp xã): thực hiện công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và an ninh, trật tự đối với người, phương tiện ở các bến khách ngang sông và các vùng nước chưa được công bố thuộc phạm vi địa giới hành chính cấp xã.”.

    3. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 16 như sau:

    “c) Gửi thông báo (theo Mẫu số 02/36) yêu cầu chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính đến trụ sở cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm hành chính hoặc đến trụ sở Công an cấp xã, Phòng Cảnh sát giao thông nơi cư trú, đóng trụ sở để giải quyết vụ việc vi phạm hành chính nếu việc đi lại gặp khó khăn và không có điều kiện trực tiếp đến trụ sở cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 135/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định về danh mục, việc quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và quy trình thu thập, sử dụng dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để phát hiện vi phạm hành chính (sau đây viết gọn là Nghị định số 135/2021/NĐ-CP).”.

    4. Thay thế một số cụm từ tại các điểm, khoản thuộc các điều như sau:

    a) Thay thế cụm từ “Trưởng Công an cấp huyện” bằng cụm từ “Trưởng phòng Cảnh sát giao thông” tại khoản 2 Điều 16;

    b) Thay thế cụm từ “Công an cấp huyện” bằng cụm từ “Phòng Cảnh sát giao thông” tại khoản 3 và khoản 4 Điều 16.

    5. Bỏ một số cụm từ tại các điểm, khoản thuộc các điều như sau:

    a) Bỏ cụm từ “Trưởng phòng cảnh sát đường thuỷ” và cụm từ “(sau đây viết gọn là Trưởng phòng Cảnh sát giao thông); Trưởng Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Trưởng Công an quận, huyện, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết gọn là Trưởng Công an cấp huyện)” tại khoản 5 Điều 6;

    b) Bỏ cụm từ “Trưởng Công an cấp huyện” tại điểm a và điểm b khoản 6 Điều 6, điểm b khoản 1 Điều 8;

    c) Bỏ cụm từ “lãnh đạo Công an cấp huyện” tại khoản 4 Điều 15;

    d) Bỏ cụm từ “Công an cấp huyện” tại khoản 1 Điều 19 và bỏ cụm từ “Trưởng Công an cấp huyện” tại khoản 3 Điều 19.

    6. Bãi bỏ điểm c khoản 1 Điều 17.

    7. Thay thế các mẫu số 01, 02 và 05 ban hành kèm theo Thông tư số 36/2023/TT-BCA bằng các mẫu số 01/36, 02/36 và 05/36 ban hành kèm theo Thông tư này.

     

     

    Điều 4. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2024/TT-BCA ngày 21 tháng 6 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định thống kê, tổng hợp, xây dựng, quản lý, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông đường bộ, tai nạn giao thông đường sắt, tai nạn giao thông đường thủy nội địa

    1. Bỏ một số cụm từ tại các điểm, khoản thuộc các điều như sau:

    a) Bỏ cụm từ “Đội Cảnh sát giao thông, trật tự Công an cấp huyện” tại điểm a khoản 1 Điều 10;

    b) Bỏ cụm từ “sử dụng tại Công an cấp huyện” tại khoản 4 Điều 29.

    2. Bãi bỏ khoản 2 Điều 30 và điểm g khoản 3 Điều 30.

    Điều 5. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 63/2024/TT-BCA ngày 12 tháng 11 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường sắt của Cảnh sát giao thông

    1. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều 18 như sau:

    “b) Gửi thông báo yêu cầu chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính đến trụ sở cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm hành chính hoặc đến trụ sở các đội, trạm Cảnh sát giao thông thuộc Phòng Cảnh sát giao thông nơi cư trú, đóng trụ sở để giải quyết vụ việc vi phạm hành chính nếu việc đi lại gặp khó khăn và không có điều kiện trực tiếp đến trụ sở cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 135/2021/NĐ-CP. Việc gửi thông báo vi phạm được thực hiện bằng văn bản giấy hoặc bằng phương thức điện tử (khi đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, thông tin).”.

    2. Bỏ một số cụm từ tại các điểm, khoản thuộc các điều như sau:

    a) Bỏ cụm từ “Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết gọn là Trưởng Công an cấp huyện)” tại khoản 3 Điều 6;

    b) Bỏ cụm từ “Trưởng Công an cấp huyện” tại khoản 3 Điều 8;

    c) Bỏ cụm từ “Đội Cảnh sát giao thông – trật tự” tại khoản 4 Điều 8.

    3. Bãi bỏ điểm c khoản 1 Điều 19.

    Điều 6. Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 65/2024/TT-BCA ngày 12 tháng 11 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ để được phục hồi điểm giấy phép lái xe 

    Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 6 như sau:

    “1. Nội dung kiểm tra, bao gồm:

    a) Kiểm tra lý thuyết kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ được thực hiện theo bộ câu hỏi lý thuyết dùng cho sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ do Cục Cảnh sát giao thông xây dựng và ban hành (sau đây viết gọn là kiểm tra lý thuyết kiến thức pháp luật);

    b) Kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo mô phỏng các tình huống giao thông trên máy tính do Bộ Công an phê duyệt, ban hành (sau đây viết gọn là kiểm tra kiến thức pháp luật theo mô phỏng).”.

    Điều 7. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2024/TT-BCA ngày 12 tháng 11 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về đào tạo, sát hạch, cấp Giấy phép lái xe; bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng trong Công an nhân dân

    1. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 26 như sau:

    “1. Tiêu chuẩn của sát hạch viên: là sĩ quan nghiệp vụ công tác trong lực lượng Cảnh sát giao thông; có Giấy phép lái xe tương ứng với hạng xe sát hạch từ 03 năm trở lên kể từ ngày cấp, còn điểm, còn thời hạn sử dụng; đã tham gia tập huấn về nghiệp vụ sát hạch và được Cục Cảnh sát giao thông cấp thẻ sát hạch viên.”.

    2. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 26 như sau:

    “a) Thẻ sát hạch viên được cấp cho cán bộ đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này và có thời hạn tương ứng với thời hạn sử dụng của Giấy phép lái xe nhưng không được quá 03 năm kể từ ngày cấp;”.

    3. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 31 như sau:

    “3. Cán bộ, chiến sĩ được cấp Giấy phép lái xe trong Công an nhân dân với 01 số giấy phép riêng biệt gồm 12 chữ số tự nhiên. Trường hợp Giấy phép lái xe đã được cấp, khi đổi, cấp lại thì theo mẫu giấy phép lái xe được quy định tại Thông tư này.”.

    4. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 3 Điều 33 như sau:

    “c) Đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này thì cơ quan Cảnh sát giao thông quản lý Giấy phép lái xe phải thông báo cho cơ quan có  thẩm quyền trong Quân đội nhân dân biết để phối hợp quản lý. Hạng Giấy phép lái xe trong Công an nhân dân sau khi được đổi tương ứng với hạng Giấy phép lái xe được cấp trước đó. Đối với Giấy phép lái xe hạng CX do Bộ Quốc phòng cấp được đổi sang Giấy phép lái xe trong Công an nhân dân hạng C theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 31 Thông tư này. Thời hạn và số của Giấy phép lái xe áp dụng theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 31 Thông tư này.”.

    5. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 36 như sau:

    “a) Giấy phép lái xe hết thời hạn sử dụng dưới 03 tháng nhưng do yêu cầu công tác mà có đơn trình bày lý do và có xác nhận của cơ quan, đơn vị công tác thì được xem xét giải quyết đổi Giấy phép lái xe theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 33 Thông tư này. Nếu không có đơn thì phải sát hạch lại lý thuyết đạt yêu cầu mới được đổi Giấy phép lái xe;”.

    6. Sửa đổi, bổ sung khoản 7 Điều 36 như sau:

    “7. Trường hợp cán bộ, chiến sĩ có Giấy phép lái xe trong Công an nhân dân khi thôi làm nhiệm vụ an ninh thì được đổi Giấy phép lái xe đang sử dụng sang mẫu Giấy phép lái xe ban hành kèm theo Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về sát hạch, cấp Giấy phép lái xe; cấp, sử dụng Giấy phép lái xe quốc tế.”.

    7. Thay thế Mẫu số 16 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2024/TT-BCA bằng Mẫu số 16/66 ban hành kèm theo Thông tư này.

    Điều 8. Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 67/2024/TT-BCA ngày 12 tháng 11 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định quy trình quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong Công an nhân dân và dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để phát hiện vi phạm hành chính

    Bỏ cụm từ “Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương” tại điểm b khoản 1 Điều 4.

    Điều 9. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 69/2024/TT-BCA ngày 12 tháng 11 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về chỉ huy, điển khiển giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông

    1. Bỏ cụm từ “Trưởng Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết gọn là Trưởng Công an cấp huyện)” tại điểm a khoản 1 Điều 5.

    2. Thay thế Mẫu số 03A và Mẫu số 03B ban hành kèm theo Thông tư số 69/2024/TT-BCA bằng Mẫu số 03A/69 và Mẫu số 03B/69 ban hành kèm theo Thông tư này.

    Điều 10. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 72/2024/TT-BCA ngày 13 tháng 11 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông

    1. Sửa đổi, bổ sung khoản 10 Điều 4 như sau:

    “10. Các vụ tai nạn giao thông đường bộ phải được thông báo cho Phòng Cảnh sát giao thông và Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an ở huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã (sau đây gọi chung là Công an cấp xã) nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ để giải quyết theo thẩm quyền hoặc phối hợp khi có yêu cầu và theo dõi, thống kê, tổng hợp tai nạn giao thông đường bộ xảy ra trên địa bàn.”.

    2. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều 5 như sau:

    “b) Nếu tin báo vụ tai nạn giao thông đường bộ không xảy ra trên tuyến được giao nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thì thông báo cho trực ban Phòng Cảnh sát giao thông để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Thông tư này.”.

    3. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 5 như sau:

    “b) Nếu tin báo vụ tai nạn giao thông đường bộ không xảy ra trên tuyến được giao nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thì thông báo cho trực ban Cục Cảnh sát giao thông để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Thông tư này.”.

    4. Thay thế một số cụm từ tại các điểm, khoản thuộc các điều như sau:

    a) Thay thế cụm từ “Công an cấp huyện” bằng cụm từ “Phòng Cảnh sát giao thông” tại điểm a khoản 1 Điều 5;

    b) Thay thế cụm từ “Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện” bằng cụm từ “Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh” tại điểm b khoản 7 Điều 6, điểm a khoản 8 Điều 6 và điểm a khoản 9 Điều 6;

    c) Thay thế cụm từ “Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện” bằng cụm từ “Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp” tại điểm b khoản 7 Điều 6.

    5. Bỏ một số từ, cụm từ tại các điểm, khoản thuộc các điều như sau:

    a) Bỏ cụm từ “Công an cấp huyện” tại điểm a khoản 4 Điều 5, khoản 5 và khoản 6 Điều 5;

    b) Bỏ cụm từ “đồng thời thông báo ngay cho Công an cấp huyện nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ để phối hợp giải quyết” tại điểm b khoản 4 Điều 5;

    c) Bỏ cụm từ “Đối với cán bộ Cảnh sát giao thông Công an cấp huyện, báo cáo Trưởng Công an cấp huyện phân công Cảnh sát điều tra tiếp nhận điều tra, giải quyết” tại điểm a khoản 8 Điều 6;

    d) Bỏ từ “Trạm” tại điểm c khoản 3 Điều 8.

    6. Bãi bỏ điểm c khoản 1 Điều 4, khoản 3 Điều 5, điểm c khoản 4 Điều 5, điểm b khoản 9 Điều 6 và điểm b khoản 2 Điều 16.

    Điều 11. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 73/2024/TT-BCA ngày 15 tháng 11 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông

    1. Sửa đổi, bổ sung điểm b, điểm c khoản 1 Điều 24 như sau:

    “b) Trường hợp chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính không cư trú, đóng trụ sở tại địa bàn cấp huyện nơi cơ quan Công an đã phát hiện vi phạm hành chính, nếu xác định vi phạm hành chính đó thuộc thẩm quyền xử phạt của Trưởng Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an ở huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã (sau đây gọi chung là Trưởng Công an cấp xã) thì chuyển kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ đến Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an ở huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã (sau đây gọi chung là Công an cấp xã) nơi chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính cư trú, đóng trụ sở theo Mẫu số 03/73 ban hành kèm theo Thông tư này để giải quyết, xử lý vụ việc vi phạm (khi được trang bị hệ thống mạng kết nối gửi bằng phương thức điện tử).

    Trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt của Trưởng Công an cấp xã hoặc thuộc thẩm quyền xử phạt của Trưởng Công an cấp xã nhưng Công an cấp xã chưa được trang bị hệ thống mạng kết nối thì chuyển kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ đến Phòng Cảnh sát giao thông nơi chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính cư trú, đóng trụ sở theo Mẫu số 03/73 ban hành kèm theo Thông tư này để giải quyết, xử lý vụ việc vi phạm;

    c) Gửi thông báo theo Mẫu số 01/73 ban hành kèm theo Thông tư này yêu cầu chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan vụ việc vi phạm hành chính đến trụ sở cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm hành chính hoặc đến trụ sở các đội, trạm Cảnh sát giao thông thuộc Phòng Cảnh sát giao thông, Công an cấp xã nơi cư trú, đóng trụ sở để giải quyết vụ việc vi phạm hành chính nếu việc đi lại gặp khó khăn và không có điều kiện trực tiếp đến trụ sở cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 135/2021/NĐ-CP. Việc gửi thông báo vi phạm được thực hiện bằng văn bản, bằng phương thức điện tử kết nối, chia sẻ dữ liệu trên App VNeTraffic khi đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, thông tin.

    Đồng thời cập nhật thông tin của phương tiện giao thông vi phạm (loại phương tiện; biển số, màu biển số; thời gian, địa điểm vi phạm, hành vi vi phạm; đơn vị phát hiện vi phạm; đơn vị giải quyết vụ việc, số điện thoại liên hệ) trên Trang thông tin điện tử của Cục Cảnh sát giao thông, App VNeTraffic để chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính biết, tra cứu, liên hệ giải quyết.”.

    2. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều 29 như sau:

    “b) Giám đốc Công an cấp tỉnh quyết định huy động lực lượng khác trong Công an nhân dân thuộc quyền quản lý tham gia phối hợp với Cảnh sát giao thông thực hiện tuần tra, kiểm soát trong phạm vi địa phương mình phụ trách.”.

    3. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 30 như sau:

    “a) Xây dựng kế hoạch tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ

    Trường hợp Bộ trưởng Bộ Công an quyết định việc huy động thì Cục Cảnh sát giao thông có trách nhiệm xây dựng kế hoạch. Trường hợp Giám đốc Công an cấp tỉnh quyết định việc huy động thì Phòng Cảnh sát giao thông có trách nhiệm xây dựng kế hoạch;”.

    4. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 2 Điều 30 như sau:

    “c) Trường hợp không có lực lượng Cảnh sát giao thông đi cùng thì Công an cấp xã chỉ được kiểm tra, xử lý vi phạm trên các tuyến đường thuộc địa bàn quản lý theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền ban hành và báo cáo tình hình kết quả thực hiện cho lực lượng Cảnh sát giao thông; trường hợp phát hiện người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây thì được xử lý theo quy định: không đội mũ bảo hiểm theo quy định; chở quá số người quy định; chở hàng hóa cồng kềnh, quá kích thước giới hạn quy định; dừng, đỗ xe không đúng quy định; lạng lách, đánh võng, điều khiển xe bằng một bánh đối với xe hai bánh; không có gương chiếu hậu ở bên trái theo quy định; sử dụng ô (dù); kéo, đẩy xe khác, vật khác; chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện theo quy định hoặc phát hiện vi phạm nghiêm trọng về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, an ninh, trật tự xã hội.

    Khi giải quyết, xử lý vụ việc vi phạm, nếu phát hiện hành vi vi phạm khác thì được xử lý theo thẩm quyền, nếu vượt quá thẩm quyền xử phạt thì lập biên bản vi phạm hành chính và báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định. Quá trình dừng phương tiện giao thông, kiểm tra, xử lý vi phạm thực hiện theo quy định tại Thông tư này.”.

    5. Thay thế một số cụm từ tại các điểm, khoản thuộc các điều như sau:

    a) Thay thế cụm từ “Trưởng Công an xã, phường, thị trấn” bằng cụm từ “Trưởng Công an cấp xã” khoản 2 Điều 24;

    b) Thay thế cụm từ “Công an xã, phường, thị trấn” bằng cụm từ “Công an cấp xã” tại khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 24; khoản 5 Điều 25;

    c) Thay thế cụm từ “Trưởng Công an cấp huyện” bằng cụm từ “Trưởng phòng Cảnh sát giao thông” tại khoản 2 Điều 24;

    d) Thay thế cụm từ “Công an cấp huyện” bằng cụm từ “Phòng Cảnh sát giao thông” tại khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 24.

    6. Bỏ một số cụm từ tại các điểm, khoản thuộc các điều như sau:

    a) Bỏ cụm từ “Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết gọn là Trưởng Công an cấp huyện)” tại khoản 4 Điều 6;

    b) Bỏ cụm từ “Trưởng Công an cấp huyện” tại điểm a khoản 3 Điều 7, khoản 3 Điều 10;

    c) Bỏ cụm từ “Đội Cảnh sát giao thông, trật tự” tại khoản 4 Điều 10.

    7. Bãi bỏ điểm c khoản 1 Điều 25, điểm c khoản 1 Điều 29.

    8. Thay thế các mẫu số 01, 02, 03 và 05 ban hành kèm theo Thông tư số 73/2024/TT-BCA bằng các mẫu số 01/73, 02/73, 03/73 và 05/73 ban hành kèm theo Thông tư này.

    Điều 12. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 79/2024/TT-BCA ngày 15 tháng 11 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về cấp, thu hồi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng

    1. Sửa đổi, bổ sung khoản 8 Điều 3 như sau:

    “8. Tổ chức, cá nhân trúng đấu giá biển số xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy được lựa chọn đăng ký, cấp biển số xe trúng đấu giá tại Phòng Cảnh sát giao thông nơi tổ chức, cá nhân có trụ sở, cư trú hoặc tại Phòng Cảnh sát giao thông quản lý biển số xe trúng đấu giá đó.”.

    2. Sửa đổi, bổ sung khoản 9 Điều 3 như sau:

    “9. Tổ chức, cá nhân có trụ sở, cư trú tại huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã được lựa chọn đăng ký xe tại Phòng Cảnh sát giao thông hoặc Đồn Công an được giao nhiệm vụ đăng ký xe.”.

    3. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 4 như sau:

    “b) Xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy đăng ký gắn biển số xe trúng đấu giá;”.

    4. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 4 như sau:

    “4. Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an ở huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã (sau đây gọi chung là Công an cấp xã) thực hiện đăng ký xe như sau:

    a) Công an cấp xã đã được phân cấp đăng ký xe mô tô trước ngày Thông tư này có hiệu lực thực hiện đăng ký các loại xe ô tô, xe máy chuyên dùng, xe mô tô của tổ chức, cá nhân trong nước có trụ sở, cư trú tại địa phương (trừ các loại xe quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này);

    b) Công an cấp xã nơi trước đây Công an cấp huyện đặt trụ sở hoặc tổ chức đăng ký xe thực hiện đăng ký các loại xe ô tô, xe máy chuyên dùng, xe mô tô của tổ chức, cá nhân trong nước có trụ sở, cư trú tại địa phương đó và tại các xã, phường, thị trấn thuộc quận, huyện, thị xã, thành phố đó chưa được phân cấp đăng ký xe (trừ các loại xe quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này).”.

    5. Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 4 như sau:

    “5. Đối với cấp xã có địa bàn đặc thù, căn cứ tình hình thực tế số lượng xe đăng ký, tính chất địa bàn, khoảng cách địa lý, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết gọn là Công an cấp tỉnh) thống nhất với Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông quyết định tổ chức đăng ký xe như sau:

    a) Đối với cấp xã có số lượng xe vượt quá khả năng đăng ký thì ngoài Công an cấp xã đó trực tiếp đăng ký xe, giao Công an cấp xã liền kề đã được phân cấp đăng ký xe hỗ trợ tổ chức đăng ký xe theo cụm cho tổ chức, cá nhân trong nước có trụ sở, nơi cư trú tại địa bàn;

    b) Đối với huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, giao Đồn Công an hoặc Phòng Cảnh sát giao thông thực hiện đăng ký xe;

    c) Đối với Công an cấp xã quy định tại điểm b khoản 4 Điều này mà chưa đáp ứng được điều kiện tổ chức đăng ký xe thì giao Công an cấp xã khác thuộc địa bàn huyện thực hiện đăng ký xe;

    d) Tiếp tục thực hiện phân cấp đăng ký xe cho Công an cấp xã chưa được phân cấp, thời gian hoàn thành trước ngày 30 tháng 6 năm 2026.”.

    6. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 3 Điều 11 như sau:

    “b) Hóa đơn bán tài sản công hoặc hóa đơn bán tài sản nhà nước hoặc hóa đơn bán tài sản tịch thu hoặc biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản (trong trường hợp xử lý theo hình thức điều chuyển) theo quy định của pháp luật.”.

    7. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 14 như sau:

    “c) Cán bộ đăng ký xe thực hiện tiếp nhận hồ sơ đăng ký xe lần đầu trực tuyến toàn trình từ cổng dịch vụ công, Ứng dụng định danh quốc gia chuyển về hệ thống đăng ký, quản lý xe để kiểm tra, hiệu chỉnh dữ liệu đăng ký xe (không phải thực hiện việc kiểm tra thực tế xe, chà số máy, số khung của xe, chụp ảnh xe theo quy định); in giấy khai đăng ký xe, chứng nhận đăng ký xe; trình lãnh đạo cấp có thẩm quyền duyệt, ký hồ sơ xe, chứng nhận đăng ký xe và các giấy tờ liên quan; đóng dấu hồ sơ xe. Trả chứng nhận đăng ký xe, biển số xe (dán tem nhận diện vào biển số xe trúng đấu giá hoặc tem biển số xe sử dụng năng lượng sạch, năng lượng xanh, thân thiện môi trường theo quy định) cho chủ xe qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tiếp tại cơ quan đăng ký xe;”.

    8. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 27 như sau:

    “b) Căn cứ danh sách xe ô tô hết niên hạn sử dụng, xe thải bỏ, xe không được phép lưu hành theo quy định của pháp luật do cơ quan đăng ký xe cung cấp, Công an cấp xã thông báo chủ xe hoặc người đang sử dụng xe có trụ sở, nơi cư trú trên địa bàn, tiến hành thu hồi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe và cấp chứng nhận thu hồi (bản giấy hoặc bản điện tử). Trường hợp Công an cấp xã chưa được phân cấp đăng ký xe thì tiến hành thu hồi và bàn giao chứng nhận đăng ký xe, biển số xe cho đơn vị Công an đã được phân cấp đăng ký xe theo cụm quản lý để thực hiện thu hồi trên hệ thống đăng ký, quản lý xe theo quy định;”.

    9. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 34 như sau:

    “3. Biểu mẫu quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, q và r khoản 2 Điều này được in bảo an tại Cục Công nghiệp an ninh. Cục Cảnh sát giao thông có trách nhiệm đặt in theo đề nghị của Công an các đơn vị, địa phương. Căn cứ nhu cầu thực tế của Công an cấp xã và của đơn vị, Phòng Cảnh sát giao thông có văn bản gửi Cục Cảnh sát giao thông, đồng gửi đơn vị sản xuất biểu mẫu để đặt in biểu mẫu và thanh quyết toán theo quy định.”.

    10. Bỏ cụm từ “Công an cấp huyện” tại khoản 1 Điều 10 và cụm từ “công ích” tại khoản 6 Điều 3; điểm a khoản 1 Điều 14; điểm a, điểm d khoản 2 Điều 14; điểm c, điểm d khoản 2 Điều 17; khoản 2 Điều 20; điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 21; điểm b khoản 2 Điều 21; điểm a khoản 1 Điều 26; điểm d khoản 1 Điều 29.

    11. Bãi bỏ khoản 3 Điều 4.

    12. Thay thế các mẫu số ĐKX01, ĐKX02, ĐKX03, ĐKX05, ĐKX06, ĐKX07, ĐKX08, ĐKX09 và ĐKX10 ban hành kèm theo Thông tư số 79/2024/TT-BCA bằng các mẫu số ĐKX01/79, ĐKX02/79, ĐKX03/79, ĐKX05/79, ĐKX06/79, ĐKX07/79, ĐKX08/79, ĐKX09/79 và ĐKX10/79 ban hành kèm theo Thông tư này.

    Điều 13. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2024/TT-BCA ngày 12 tháng 01 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về tài liệu bảo an

    1. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 5 như sau:

    “a) Thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước;”.

    2. Sửa đổi, bổ sung điểm đ khoản 1 Điều 5 như sau:

    “đ) Giấy chứng nhận đăng ký xe; giấy phép lái xe do cơ quan Công an cấp; các loại chứng nhận, chứng chỉ; giấy phép sử dụng phục vụ công tác Công an;”.

    Điều 14. Điều khoản thi hành

    1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2025.

    2. Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông chịu trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Thông tư này.

    3. Thủ trưởng các đơn vị thuộc cơ quan Bộ, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

    4. Trong quá trình triển khai thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương báo cáo về Bộ Công an (qua Cục Cảnh sát giao thông) để kịp thời hướng dẫn./.