Category: Văn bản pháp luật

  • Thông tư liên tịch 03/2025/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC

    THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

    1/01/clip_image001.gif” width=”177″ />Quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở
    cai nghiện bắt buộc và biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
    đối với người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi
    khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước

     

    Căn cứ Nghị quyết số 190/2025/QH15 ngày 19 tháng 02 năm 2025 của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước;

    Bộ trưởng Bộ Công an, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành Thông tư liên tịch quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc và biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.

     

    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

    1. Phạm vi điều chỉnh

    Thông tư liên tịch này quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc và biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi khi không tổ chức Công an cấp huyện và tiếp nhận nhiệm vụ quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện ma túy về Bộ Công an.

    2. Đối tượng áp dụng

    a) Công an xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Công an cấp xã); Công an các đơn vị, địa phương;

    b) Viện Kiểm sát nhân dân;

    c) Tòa án nhân dân;

    d) Người có thẩm quyền của các cơ quan, đơn vị quy định tại các điểm a, b và c khoản này;

    đ) Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

    Điều 2. Áp dụng pháp luật

    1. Việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc và biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 khi không tổ chức Công an cấp huyện và tiếp nhận nhiệm vụ quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện ma túy về Bộ Công an được thực hiện theo Thông tư liên tịch này và quy định của các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành trước ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực mà không trái với nội dung của Thông tư liên tịch này.

    2. Quan hệ phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân trong việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc và biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi được thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành.

    Điều 3. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng

    1. Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với đối tượng quy định tại Điều 92 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) (sau đây gọi chung là Luật Xử lý vi phạm hành chính) được thực hiện như sau:

    a) Đối với người dưới 18 tuổi vi phạm có nơi cư trú ổn định thì Trưởng Công an cấp xã nơi người đó cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.

    Hồ sơ đề nghị gồm có: bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người vi phạm; biện pháp giáo dục đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm, ý kiến của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ, ý kiến của nhà trường, cơ quan, tổ chức nơi người dưới 18 tuổi đang học tập hoặc làm việc (nếu có) và các tài liệu khác có liên quan;

    b) Đối với người dưới 18 tuổi vi phạm không có nơi cư trú ổn định thì Trưởng Công an cấp xã nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.

    Hồ sơ đề nghị gồm có: biên bản vi phạm; bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; bản trích lục tiền án, tiền sự; biện pháp giáo dục đã áp dụng (nếu có); bản tường trình của người vi phạm, ý kiến của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ.

    2. Trường hợp người dưới 18 tuổi vi phạm do cơ quan, đơn vị thuộc Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thuộc đối tượng đưa vào trường giáo dưỡng theo quy định tại Điều 92 của Luật Xử lý vi phạm hành chính thì cơ quan, đơn vị đang thụ lý vụ việc, vụ án hoàn thiện hồ sơ vi phạm và chuyển cho Công an cấp xã có thẩm quyền để lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với người đó. Trường hợp hồ sơ vi phạm do cơ quan, đơn vị thuộc Công an cấp tỉnh chuyển chưa đầy đủ thì Trưởng Công an cấp xã đề nghị cơ quan, đơn vị đó bổ sung; thời hạn bổ sung là 02 ngày làm việc. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tài liệu bổ sung, Trưởng Công an cấp xã hoàn thiện hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.

    Hồ sơ đề nghị gồm có: Bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; biện pháp giáo dục đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm, ý kiến của cha, mẹ hoặc của người đại diện hợp pháp của họ.

    3. Cơ quan, đơn vị thuộc Công an cấp tỉnh quy định tại khoản 2 Điều này, Công an cấp xã lập hồ sơ đề nghị phải chịu trách nhiệm về tính pháp lý của tài liệu, hồ sơ đề nghị. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị, Công an cấp xã lập hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho người bị đề nghị áp dụng, cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ về việc lập hồ sơ. Những người này có quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo.

    Điều 4. Xem xét, quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng

    1. Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn đọc hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư liên tịch này, Trưởng Công an cấp xã quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện để quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.

    2. Hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng bao gồm:

    a) Hồ sơ quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch này và các quy định khác của Điều 13 Nghị định số 140/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc;

    b) Văn bản của Trưởng Công an cấp xã về việc đề nghị xem xét áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.

    Điều 5. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc

    1. Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với đối tượng quy định tại Điều 94 của Luật Xử lý vi phạm hành chính được thực hiện như sau:

    a) Đối với người vi phạm có nơi cư trú ổn định thì Trưởng Công an cấp xã nơi người đó cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.

    Hồ sơ đề nghị gồm có: bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ; các tài liệu khác có liên quan;

    b) Đối với người không cư trú tại nơi có hành vi vi phạm pháp luật thì Trưởng Công an cấp xã phải xác minh; trường hợp xác định được nơi cư trú thì có trách nhiệm chuyển người đó kèm theo biên bản vi phạm về địa phương để xử lý; trường hợp không xác định được nơi cư trú thì Trưởng Công an cấp xã nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.

    Hồ sơ đề nghị gồm có: biên bản vi phạm; bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; bản trích lục tiền án, tiền sự; biện pháp giáo dục đã áp dụng (nếu có); bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ.

    2. Trường hợp Trưởng cơ sở cai nghiện bắt buộc tiến hành lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc theo quy định tại khoản 3 Điều 118 của Luật Xử lý vi phạm hành chính thì hồ sơ bao gồm: hồ sơ cai nghiện bắt buộc hiện có; biên bản về hành vi vi phạm mới; văn bản của Trưởng cơ sở cai nghiện bắt buộc gửi Trưởng Công an cấp xã đề nghị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.

    3. Trường hợp người vi phạm do cơ quan, đơn vị thuộc Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc theo quy định tại Điều 94 của Luật Xử lý vi phạm hành chính thì cơ quan, đơn vị đang thụ lý vụ việc, vụ án hoàn thiện hồ sơ vi phạm và chuyển cho Công an cấp xã có thẩm quyền để lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với người đó.

    Hồ sơ đề nghị gồm có: bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ.

    4. Trưởng cơ sở cai nghiện bắt buộc quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan, đơn vị thuộc Công an cấp tỉnh quy định tại khoản 3 Điều này và Công an cấp xã lập hồ sơ đề nghị phải chịu trách nhiệm về tính pháp lý của tài liệu, hồ sơ đề nghị. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị, Công an cấp xã lập hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho người bị đề nghị áp dụng hoặc người đại diện hợp pháp của họ về việc lập hồ sơ. Những người này có quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo.

    Điều 6. Xem xét, quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc

    1. Trường hợp Trưởng Công an cấp xã lập hồ sơ thì trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn đọc hồ sơ quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư liên tịch này, Trưởng Công an cấp xã quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.

    2. Trường hợp Trưởng cơ sở cai nghiện bắt buộc lập hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư liên tịch này thì trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản về hành vi vi phạm mới quy định tại khoản 3 Điều 118 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Trưởng cơ sở cai nghiện bắt buộc gửi hồ sơ cho Trưởng Công an cấp xã nơi có cơ sở cai nghiện bắt buộc.

    Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Trưởng Công an cấp xã quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì Trưởng Công an cấp xã chuyển lại hồ sơ cho Trưởng cơ sở cai nghiện bắt buộc để bổ sung hồ sơ; thời hạn bổ sung hồ sơ là 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận lại hồ sơ.

    Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung, Trưởng Công an cấp xã quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.

    3. Hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc gồm có:

    a) Hồ sơ quy định tại Điều 5 Thông tư liên tịch này và các quy định khác của Điều 27 Nghị định số 140/2021/NĐ-CP;

    b) Văn bản của Trưởng Công an cấp xã về việc đề nghị xem xét áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.

    Điều 7.Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

    1. Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy quy định tại Điều 96 của Luật Xử lý vi phạm hành chính được thực hiện như sau:

    a) Trường hợp người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định thì Trưởng Công an cấp xã nơi người đó cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

    b) Trường hợp người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định thì Trưởng Công an cấp xã nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

    c) Trường hợp người nghiện ma túy do cơ quan, đơn vị thuộc Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật mà thuộc đối tượng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc quy định tại Điều 96 của Luật Xử lý vi phạm hành chính thì cơ quan, đơn vị đang thụ lý vụ việc, vụ án hoàn thiện hồ sơ vi phạm và chuyển cho Công an cấp xã có thẩm quyền để lập hồ sơ đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người đó theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này;

    d) Hồ sơ đề nghị quy định tại các điểm a, b và c khoản này gồm có: biên bản vi phạm; bản tóm tắt lý lịch; tài liệu chứng minh tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người đó; bản tường trình của người nghiện ma túy hoặc của người đại diện hợp pháp của họ và các tài liệu khác có liên quan;

    đ) Trường hợp người nghiện ma túy tự đến Công an cấp xã để khai báo về tình trạng nghiện của mình và có đơn xin đi cai nghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc thì hồ sơ đề nghị gồm có: đơn tự nguyện xin đi cai nghiện; bản tóm tắt lý lịch; tài liệu chứng minh tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người đó; bản tường trình của người nghiện ma túy hoặc của người đại diện hợp pháp của họ và các tài liệu khác có liên quan.

    Tài liệu chứng minh tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người đó được thực hiện như sau: Nếu người đó có phiếu xác định tình trạng nghiện của cơ quan có thẩm quyền còn trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày cấp thì sử dụng phiếu này; nếu người đó không có phiếu xác định tình trạng nghiện hoặc có phiếu xác định tình trạng nghiện của cơ quan có thẩm quyền cấp đã quá thời hạn 06 tháng kể từ ngày cấp thì Công an cấp xã hướng dẫn họ thực hiện việc xác định tình trạng nghiện.

    2. Cơ quan, đơn vị thuộc Công an cấp tỉnh quy định tại điểm c khoản 1 Điều này, Công an cấp xã lập hồ sơ đề nghị phải chịu trách nhiệm về tính pháp lý của tài liệu, hồ sơ đề nghị. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị, Công an cấp xã lập hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc người đại diện hợp pháp của họ về việc lập hồ sơ. Những người này có quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo.

    Điều 8. Xem xét, quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

    1. Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn đọc hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư liên tịch này, Trưởng Công an cấp xã quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

    2. Hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc gồm có:

    a) Hồ sơ quy định tại Điều 7 Thông tư liên tịch này và các quy định khác của Điều 41 Nghị định số 116/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma túy và Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy;

    b) Văn bản của Trưởng Công an cấp xã về việc đề nghị xem xét áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

    Điều 9. Lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi

    1. Việc lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi được thực hiện như sau:

    a) Trưởng Công an cấp xã nơi người đó cư trú hoặc có hành vi vi phạm trong trường hợp không xác định được nơi cư trú lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

    b) Trường hợp người nghiện ma túy do cơ quan, đơn vị thuộc Công an cấp tỉnh phát hiện đối tượng là người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi thuộc diện đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thì cơ quan, đơn vị đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và chuyển cho Công an cấp xã có thẩm quyền theo quy định tại điểm a khoản này để lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Trường hợp tài liệu vi phạm do cơ quan, đơn vị thuộc Công an cấp tỉnh chuyển chưa đầy đủ thì Trưởng Công an cấp xã đề nghị cơ quan, đơn vị đó bổ sung; thời hạn bổ sung là 02 ngày làm việc.

    Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tài liệu bổ sung, Trưởng Công an cấp xã hoàn thiện hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

    c) Hồ sơ đề nghị gồm có: Bản tóm tắt lý lịch; biên bản vi phạm; tài liệu chứng minh tình trạng nghiện ma túy của người đó; bản tường trình của người nghiện ma túy hoặc của người đại diện hợp pháp của họ; ý kiến của cha, mẹ, người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp.

    2. Cơ quan, đơn vị thuộc Công an cấp tỉnh quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, Công an cấp xã lập hồ sơ đề nghị phải chịu trách nhiệm về tính pháp lý về tài liệu, hồ sơ đề nghị.

    Điều 10. Xem xét, quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi

    1. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị, Công an cấp xã lập hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cha, mẹ, người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp của họ về việc lập hồ sơ. Những người này có quyền đọc hồ sơ và ghi ý kiến về việc lập hồ sơ trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo.

    2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn đọc hồ sơ, Công an cấp xã có thẩm quyền lập hồ sơ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 Thông tư liên tịch này quyết định chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

    3. Hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc gồm có:

    a) Hồ sơ quy định tại Điều 9 Thông tư liên tịch này và các quy định khác của Điều 51 Nghị định số 116/2021/NĐ-CP;

    b) Văn bản của Trưởng Công an cấp xã về việc đề nghị xem xét đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Trong nội dung văn bản của Trưởng Công an cấp xã phải nêu ý kiến về bảo vệ quyền trẻ em.

    Điều 11. Thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

    Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Công an cấp xã tổ chức thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

    Điều 12. Thi hành quyết định buộc chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

    1. Người được hoãn hoặc được tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc có trách nhiệm trình diện với Công an cấp xã nơi họ cư trú.

    2. Quyết định buộc chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được gửi cho Công an cấp xã nơi tổ chức thi hành quyết định. Ngay sau khi nhận được quyết định, Công an cấp xã phải tổ chức áp giải đối tượng.

    Điều 13. Truy tìm đối tượng đã có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong trường hợp bỏ trốn

    1. Trường hợp người đã có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn trước khi được đưa vào trường hoặc cơ sở, thì Công an cấp xã nơi lập hồ sơ ra quyết định truy tìm đối tượng.

    2. Trường hợp người đã có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng quy định tại khoản 1 Điều 132 của Luật Xử lý vi phạm hành chính đủ 18 tuổi tại thời điểm truy tìm được, Công an cấp xã nơi lập hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc nếu có đủ điều kiện thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.

    Điều 14. Báo cáo Công an cấp tỉnh về việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

    Ngay sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi, Công an cấp xã lập hồ sơ phải báo cáo bằng văn bản cho Công an cấp tỉnh để theo dõi.

    Điều 15. Sử dụng các mẫu trong áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi

    Các thành phần hồ sơ quy định tại Thông tư liên tịch này sử dụng các mẫu ban hành kèm theo Nghị định số 140/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc và Nghị định số 116/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy.

    Điều 16. Điều khoản chuyển tiếp

    1. Kể từ ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành, đối với hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc và biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi do Công an cấp huyện, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội đang giải quyết mà chưa chuyển hồ sơ cho Tòa án nhân dân cấp huyện thì bàn giao hồ sơ đó cho Công an cấp xã có thẩm quyền theo quy định Thông tư liên tịch này để tiếp tục giải quyết.

    2. Kể từ ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành, đối với hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi do Tòa án nhân dân cấp huyện đang thụ lý, giải quyết mà cần bổ sung hồ sơ đề nghị thì chuyển hồ sơ đó cho cơ quan đã lập hồ sơ để hoàn thiện hồ sơ theo Thông tư liên tịch này. Trường hợp Công an cấp huyện là cơ quan đã lập hồ sơ thì Tòa án nhân dân đề nghị Công an cấp tỉnh phân công Công an cấp xã chịu trách nhiệm tiếp tục giải quyết.

    3. Kể từ ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành, đối với hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi do Tòa án nhân dân cấp huyện đang thụ lý, giải quyết mà chưa mở phiên họp xem xét, quyết định thì Tòa án nhân dân cấp huyện yêu cầu Công an cấp xã đã giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã lập hồ sơ đề nghị tham gia khi mở phiên họp.

    Điều 17. Hiệu lực thi hành

    Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2025.

    Điều 18. Trách nhiệm thi hành

    Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức thực hiện thống nhất Thông tư liên tịch này.

    Trong quá trình thực hiện Thông tư liên tịch này, nếu có vướng mắc hoặc phát sinh những vấn đề cần phải hướng dẫn hoặc bổ sung thì kịp thời phản ánh về Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao để có hướng dẫn, giải quyết kịp thời./.

     

  • Thông tư liên tịch 01/2020/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC

    THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

    Quy định về phối hợp thực hiện trích xuất phạm nhân,

    học sinh đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng

    để phục vụ điều tra, truy tố, xét xử

     

     

    Căn cứ Luật Thi hành án hình sự ngày 14 tháng 6 năm 2019;

    Căn cứ Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam ngày 25 tháng 11 năm 2015;

    Căn cứ Bộ luật Tố tụng hình sự ngày 27 tháng 11 năm 2015;

    Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Thông tư liên tịch quy định về phối hợp thực hiện trích xuất phạm nhân, học sinh đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng để phục vụ điều tra, truy tố, xét xử.

     

    Chương I

    QUY ĐỊNH CHUNG

     

    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

    Thông tư này quy định về quan hệ phối hợp trong việc thực hiện trình tự, thủ tục trích xuất phạm nhân ra khỏi trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ; học sinh đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng (sau đây gọi tắt là học sinh) ra khỏi trường giáo dưỡng để phục vụ điều tra, truy tố, xét xử và chế độ quản lý, giam giữ đối với phạm nhân, học sinh được trích xuất trong thời gian trích xuất.

    Điều 2. Đối tượng áp dụng

    1. Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; cơ quan, người có thẩm quyền trong thi hành án phạt tù, thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; cơ quan, người có thẩm quyền trong thi hành tạm giữ, tạm giam; cơ sở giam giữ phạm nhân và phạm nhân; trường giáo dưỡng và học sinh.

    2. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động trích xuất phạm nhân, học sinh.

    Điều 3. Nguyên tắc phối hợp

    1. Bảo đảm tuân thủ đúng nguyên tắc thi hành án hình sự theo quy định tại Điều 4 của Luật Thi hành án hình sự.

    2. Bảo đảm thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan theo quy định của pháp luật.

    3. Chủ động, kịp thời, tạo điều kiện để cơ quan, người có thẩm quyền liên quan đến hoạt động trích xuất hoàn thành nhiệm vụ theo quy định pháp luật.

    4. Bảo đảm chế độ bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật.

     

    Chương II

    TRÌNH TỰ, THỦ TỤC TRÍCH XUẤT, GIAO  NHẬN VÀ QUẢN LÝ

    PHẠM NHÂN ĐƯỢC TRÍCH XUẤT

     

    Điều 4. Gửi văn bản yêu cầu trích xuất

    1. Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Viện kiểm sát nhân dân tối cao khi có yêu cầu trích xuất phạm nhân để phục vụ điều tra, truy tố thì việc gửi văn bản yêu cầu trích xuất phạm nhân được thực hiện như sau:

    a) Trường hợp phạm nhân đang chấp hành án tại trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an thì gửi văn bản yêu cầu trích xuất đến Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an; phạm nhân đang chấp hành án tại trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng thì gửi văn bản yêu cầu trích xuất đến Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng để ra lệnh trích xuất;

    b) Trường hợp phạm nhân đang chấp hành án tại trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh hoặc phạm nhân do cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện trực tiếp quản lý thì gửi văn bản yêu cầu trích xuất đến Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh để ra lệnh trích xuất;

    c) Trường hợp phạm nhân đang chấp hành án tại trại giam, trại tạm giam cấp quân khu và tương đương (gọi chung là cấp quân khu) thì gửi văn bản yêu cầu trích xuất đến Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu để ra lệnh trích xuất.

    2. Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự Trung ương, Viện kiểm sát quân sự Trung ương, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao khi có yêu cầu trích xuất phạm nhân để phục vụ xét xử thì gửi văn bản yêu cầu trích xuất đến cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, Cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi sẽ tiến hành xét xử hoặc nơi Tòa án đã xét xử sơ thẩm có trụ sở để ra lệnh trích xuất hoặc đề nghị ra lệnh trích xuất phạm nhân.

    3. Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thuộc Công an nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân cấp tỉnh hoặc cấp huyện khi có yêu cầu trích xuất phạm nhân để phục vụ yêu cầu điều tra, truy tố, xét xử thì gửi văn bản yêu cầu trích xuất đến Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi cơ quan yêu cầu trích xuất có trụ sở để ra lệnh trích xuất hoặc đề nghị ra lệnh trích xuất phạm nhân.

    4. Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thuộc cấp quân khu, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thuộc cấp khu vực khi có yêu cầu trích xuất phạm nhân thì gửi văn bản đến Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi cơ quan yêu cầu trích xuất có trụ sở để ra lệnh trích xuất hoặc đề nghị ra lệnh trích xuất.

    5. Các trường hợp phạm nhân bị khởi tố bị can về tội phạm khác, Cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can đối với phạm nhân đó phải có văn bản yêu cầu trích xuất phạm nhân gửi đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này để ra lệnh trích xuất hoặc đề nghị ra lệnh trích xuất phạm nhân về trại tạm giam, nhà tạm giữ phục vụ điều tra.

    6. Văn bản yêu cầu trích xuất phạm nhân của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có các nội dung sau đây:

    a) Cơ quan yêu cầu trích xuất; họ, tên, chức vụ, chức danh, chữ ký của người có thẩm quyền yêu cầu trích xuất và đóng dấu;

    b) Họ, tên; ngày, tháng, năm sinh; nơi đăng ký thường trú của phạm nhân; ngày bị bắt; tội danh; thời hạn bị phạt tù; bản án số, ngày, tháng, năm, của Tòa án; Quyết định thi hành án số, ngày, tháng, năm của Tòa án và nơi phạm nhân đang chấp hành án phạt tù; tư cách tham gia tố tụng của phạm nhân được trích xuất trong vụ án do cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu trích xuất phạm nhân đang thụ lý theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự;

    c) Mục đích và thời hạn trích xuất; cơ quan, đơn vị được phân công nhận và áp giải phạm nhân được trích xuất; cơ sở giam giữ nơi nhận, quản lý phạm nhân trong thời gian trích xuất.

    Điều 5. Gửi văn bản đề nghị ra lệnh trích xuất phạm nhân

    1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu trích xuất phạm nhân, nếu không thuộc thẩm quyền ra lệnh trích xuất, cơ quan thi hành án hình sự phải gửi văn bản đề nghị trích xuất phạm nhân kèm theo bản sao văn bản yêu cầu trích xuất của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đến cơ quan có thẩm quyền ra lệnh trích xuất phạm nhân để ra lệnh trích xuất. Khi gửi văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền ra lệnh trích xuất, cơ quan thi hành án hình sự phải thông báo cho cơ quan có yêu cầu trích xuất biết.

    2. Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu khi nhận được văn bản yêu cầu trích xuất phạm nhân của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng nếu không thuộc thẩm quyền ra lệnh trích xuất thì thực hiện việc đề nghị ra lệnh trích xuất như sau:

    a) Trường hợp phạm nhân đang chấp hành án tại trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an thì gửi văn bản đề nghị trích xuất đến Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an;

    b) Trường hợp phạm nhân đang chấp hành án tại trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng thì gửi văn bản yêu cầu trích xuất đến Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng;

    c) Trường hợp phạm nhân đang chấp hành án tại trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện thuộc Công an cấp tỉnh khác quản lý thì gửi văn bản đề nghị trích xuất đến Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh đó ra lệnh trích xuất;

    d) Trường hợp phạm nhân đang chấp hành án tại trại giam, trại tạm giam cấp quân khu khác thì gửi văn bản yêu cầu trích xuất đến Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu đó để ra lệnh trích xuất.

    3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu trích xuất phạm nhân, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải gửi văn bản đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã yêu cầu trích xuất gửi văn bản yêu cầu trích xuất phạm nhân đến Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh để ra lệnh trích xuất hoặc đề nghị ra lệnh trích xuất phạm nhân theo thẩm quyền.

    4. Trường hợp nhận được yêu cầu trích xuất đối với phạm nhân nữ có con dưới 36 tháng tuổi ở cùng nơi chấp hành án, cơ quan nhận được yêu cầu trích xuất phải có văn bản thông báo lại cho cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã yêu cầu trích xuất biết về việc phạm nhân đó có con dưới 36 tháng tuổi ở cùng nơi chấp hành án để xem xét, cân nhắc việc trích xuất phạm nhân. 

    Điều 6. Ra lệnh trích xuất phạm nhân

    1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu hoặc văn bản đề nghị trích xuất, cơ quan có thẩm quyền ra lệnh trích xuất phải ra lệnh trích xuất gửi cho cơ quan đã đề nghị ra lệnh trích xuất, cơ quan giao và cơ quan nhận phạm nhân được trích xuất để thực hiện, đồng thời gửi đến cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng để theo dõi.

    2. Lệnh trích xuất phải có các nội dung quy định tại khoản 4 Điều 40 của Luật Thi hành án hình sự.

    Điều 7. Gia hạn trích xuất phạm nhân

    1. Chậm nhất 05 ngày làm việc trước khi hết thời hạn trích xuất, căn cứ yêu cầu, mục đích trích xuất của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc để bảo đảm thủ tục thi hành án phạt tù khi trả lại phạm nhân được trích xuất để tiếp tục thi hành án, cơ quan đã đề nghị trích xuất phạm nhân phải gửi văn bản đề nghị cơ quan đã ra lệnh trích xuất để ra lệnh gia hạn trích xuất đối với các trường hợp sau:

    a) Phạm nhân được trích xuất là bị can, bị cáo trong vụ án do cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có yêu cầu trích xuất đang thụ lý, khi hết thời hạn trích xuất cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng vẫn đang tiến hành một trong các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử đối với phạm nhân đó;

    b) Trong thời gian trích xuất, phạm nhân được trích xuất đã bị Tòa án xét xử, khi hết thời hạn trích xuất bản án mới chưa có hiệu lực pháp luật hoặc bản án đó đã có hiệu lực pháp luật nhưng cơ quan nhận phạm nhân được trích xuất chưa nhận được quyết định thi hành án của Tòa án;

    c) Trường hợp phạm nhân được trích xuất không phải là bị can, bị cáo trong vụ án do cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có yêu cầu trích xuất đang thụ lý, khi hết thời hạn trích xuất, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng chưa đạt mục đích trích xuất và vẫn có nhu cầu tiếp tục trích xuất phạm nhân đó để giải quyết vụ án.

    2. Văn bản đề nghị gia hạn trích xuất phạm nhân phải nêu rõ lý do, mục đích gia hạn, thời hạn gia hạn trích xuất.

    3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị gia hạn trích xuất, cơ quan có thẩm quyền phải ra lệnh gia hạn trích xuất. Lệnh gia hạn trích xuất phải gửi cho cơ quan nhận phạm nhân được trích xuất, cơ quan đã giao phạm nhân được trích xuất để thực hiện.

    4. Trường hợp trong thời gian trích xuất, nếu Toà án có thẩm quyền ra quyết định huỷ toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án hoặc hủy phần hình phạt tù trong bản án, quyết định của Tòa án mà phạm nhân đang chấp hành để điều tra, truy tố, xét xử lại thì cơ quan nhận phạm nhân được trích xuất thực hiện việc giam giữ phạm nhân theo quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền và không làm thủ tục đề nghị gia hạn trích xuất nhưng phải gửi văn bản thông báo kèm theo bản sao quyết định hủy bản án, quyết định của Tòa án đến cơ quan đã ra lệnh trích xuất và cơ quan đã giao phạm nhân được trích xuất.

    Sau khi Tòa án xét xử lại mà phạm nhân được trích xuất bị xử phạt tù, có quyết định thi hành án phạt tù của Tòa án thì cơ quan nhận phạm nhân được trích xuất thực hiện thi hành quyết định thi hành án phạt tù theo quy định tại Điều 23 của Luật Thi hành án hình sự.

    5. Trường hợp trong thời gian trích xuất, phạm nhân được trích xuất bị kết án tử hình thì khi hết thời hạn trích xuất, cơ quan nhận phạm nhân được trích xuất tiếp tục giam giữ người đó theo quy định về giam giữ người bị kết án tử hình và không làm thủ tục đề nghị gia hạn trích xuất nhưng phải gửi văn bản thông báo kèm theo bản sao bản án đến cơ quan đã ra lệnh trích xuất, cơ quan đã giao phạm nhân được trích xuất và cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng để theo dõi.

    Điều 8. Phối hợp thực hiện lệnh trích xuất, lệnh gia hạn trích xuất

    1. Sau khi nhận được lệnh trích xuất phạm nhân, cơ quan nhận phạm nhân được trích xuất phải cử cán bộ mang giấy giới thiệu, giấy chứng nhận Điều tra viên hoặc chứng minh Công an nhân dân, chứng minh sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc Quân đội nhân dân kèm theo lệnh trích xuất đến nơi phạm nhân được trích xuất đang chấp hành án để nhận và áp giải phạm nhân về cơ sở giam giữ theo lệnh trích xuất; trường hợp lệnh trích xuất gửi qua đường cơ yếu thì lệnh đó phải có xác nhận (ký tên, đóng dấu) của Thủ trưởng cơ quan nhận văn bản qua đường cơ yếu hoặc xác nhận của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu.

    2. Trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi giao phạm nhân được trích xuất có trách nhiệm kiểm tra, lập biên bản giao, nhận phạm nhân được trích xuất, ghi sổ theo dõi trích xuất và bàn giao phạm nhân được trích xuất cho cơ quan có thẩm quyền nhận, áp giải, quản lý phạm nhân được trích xuất trong thời gian trích xuất.

    3. Trường hợp thời hạn trích xuất từ 02 tháng trở lên và thời gian trích xuất bằng thời gian chấp hành án phạt tù còn lại của phạm nhân được trích xuất thì cơ quan giao phạm nhân được trích xuất bàn giao phạm nhân cùng với hồ sơ và giấy tờ, đồ vật, tiền, tài sản khác (nếu có) của phạm nhân được trích xuất theo quy định tại khoản 5 Điều 40 của Luật Thi hành án hình sự. 

    4. Trường hợp trích xuất phạm nhân nữ có con dưới 36 tháng tuổi ở cùng tại nơi chấp hành án thì khi tiến hành giao, nhận phạm nhân được trích xuất, cơ quan giao phạm nhân được trích xuất phải tổ chức khám sức khỏe cho con của phạm nhân và bàn giao con của phạm nhân kèm theo giấy khai sinh hoặc các giấy tờ khác quy định tại khoản 2 Điều 26 của Luật Thi hành án hình sự cho cơ quan nhận phạm nhân được trích xuất để bố trí ở cùng mẹ và thực hiện chế độ, chính sách đối với phạm nhân và con của phạm nhân trong thời gian trích xuất theo quy định của pháp luật.

    5. Trường hợp thời hạn gia hạn trích xuất từ 02 tháng trở lên và thời gian gia hạn trích xuất bằng thời gian chấp hành án phạt tù còn lại của phạm nhân được trích xuất thì sau khi nhận được lệnh gia hạn trích xuất, cơ quan nhận phạm nhân được trích xuất phải cử cán bộ mang theo lệnh gia hạn trích xuất và các giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến cơ quan đang quản lý hồ sơ phạm nhân được trích xuất để nhận hồ sơ phạm nhân và giấy tờ, đồ vật, tiền, tài sản khác (nếu có) của phạm nhân được trích xuất.

    6. Trường hợp phạm nhân được trích xuất đang trong thời gian được Tòa án có thẩm quyền xem xét, quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù; tha tù trước thời hạn có điều kiện hoặc khi đã có quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù; tha tù trước thời hạn có điều kiện của Tòa án nhưng chưa có hiệu lực pháp luật thì ngay sau khi bàn giao phạm nhân được trích xuất, cơ quan giao phạm nhân được trích xuất phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao lệnh trích xuất cho Tòa án có thẩm quyền đang xem xét hoặc đã ra quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, tha tù trước thời hạn có điều kiện cho phạm nhân được trích xuất và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp với Tòa án đó biết.

    7. Trường hợp không thực hiện được việc giao, nhận phạm nhân có tên trong lệnh trích xuất vì một trong các lý do: phạm nhân bị bệnh nặng đang điều trị tại cơ sở chữa bệnh; đã chết; đã được tạm đình chỉ chấp hành án; đã trốn khỏi cơ sở giam giữ; đã điều chuyển đến cơ sở giam giữ khác hoặc đã được trả tự do theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền thì cơ quan nhận phạm nhân được trích xuất phải thông báo ngay bằng văn bản cho cơ quan yêu cầu trích xuất, cơ quan ra lệnh trích xuất và cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng.

    Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày cơ sở chữa bệnh xác nhận phạm nhân đã điều trị sức khỏe ổn định; phạm nhân trốn trại bị bắt lại hoặc ra đầu thú, cơ quan có thẩm quyền giao phạm nhân được trích xuất phải gửi thông báo cho cơ quan có thẩm quyền nhận phạm nhân được trích xuất để thông báo cho cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã yêu cầu trích xuất xem xét, quyết định việc tiếp tục yêu cầu trích xuất hoặc tiến hành các thủ tục tố tụng liên quan đến phạm nhân được trích xuất theo thẩm quyền.

    Điều 9.Phối hợp thực hiện quản lý phạm nhân được trích xuất và trao đổi thông tin trong thời gian trích xuất

    1. Trường hợp phạm nhân được trích xuất là bị can, bị cáo trong vụ án đang điều tra, truy tố, xét xử thì cơ quan nhận phạm nhân được trích xuất phải bảo đảm thực hiện chế độ quản lý giam giữ, chế độ ăn, ở, sinh hoạt đối với phạm nhân được trích xuất theo quy định của Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam và văn bản pháp luật có liên quan trong thời gian trích xuất.

    2. Trường hợp phạm nhân được trích xuất không phải là bị can, bị cáo trong vụ án đang điều tra, truy tố, xét xử thì cơ quan nhận phạm nhân được trích xuất bố trí giam giữ và thực hiện chế độ đối với phạm nhân được trích xuất theo quy định của Luật Thi hành án hình sự và các quy định của pháp luật có liên quan, đồng thời sau khi hoàn thành việc xếp loại chấp hành án phạt tù phải gửi ngay kết quả xếp loại hoặc bản nhận xét kết quả chấp hành nội quy cơ sở giam giữ của phạm nhân được trích xuất cho cơ quan đang quản lý hồ sơ phạm nhân để xem xét, lập hồ sơ đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, tha tù trước thời hạn có điều kiện cho phạm nhân được trích xuất nếu họ đủ điều kiện.

    3. Chậm nhất 07 ngày làm việc trước khi hết thời hạn trích xuất, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều 10 Thông tư liên tịch này, cơ sở giam giữ đang quản lý giam giữ phạm nhân được trích xuất phải thông báo ngày hết thời hạn trích xuất cho cơ quan đã đề nghị trích xuất để làm thủ tục gia hạn trích xuất đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư liên tịch này.

    4. Trường hợp phạm nhân được trích xuất để xét xử về tội khác mà bản án mới bị xét xử chưa có hiệu lực pháp luật thì cơ quan nhận phạm nhân được trích xuất tiếp tục giam giữ đến khi có quyết định thi hành án mới của Tòa án. Trong thời gian chờ quyết định thi hành án mới của Tòa án mà thời hạn trích xuất đã hết thì làm thủ tục đề nghị gia hạn trích xuất theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 7 Thông tư liên tịch này.

    5. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn trích xuất, gia hạn trích xuất, cơ quan đã giao phạm nhân trích xuất chưa nhận được phạm nhân trích xuất trả lại để tiếp tục thi hành án theo quy định tại khoản 8 Điều 40 của Luật Thi hành án hình sự và không nhận được lệnh gia hạn trích xuất hoặc thông báo của cơ quan đã nhận phạm nhân được trích xuất về lý do phạm nhân được trích xuất chưa trả lại để tiếp tục thi hành án thì cơ quan đã giao phạm nhân trích xuất có trách nhiệm gửi thông báo đến cơ quan đã nhận phạm nhân được trích xuất, cơ quan đã ra lệnh trích xuất trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 40 của Luật Thi hành án hình sự.

    6. Trường hợp trong thời gian trích xuất, phạm nhân được trích xuất trốn khỏi nơi giam hoặc chết thì cơ quan nhận phạm nhân được trích xuất phải thông báo ngay cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền để phối hợp tiến hành các thủ tục giải quyết theo quy định của pháp luật và thông báo bằng văn bản cho cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đang thụ lý vụ án, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, cơ quan đã ra lệnh trích xuất, nơi giao phạm nhân trích xuất và cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng.

    Điều 10. Cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù cho phạm nhân được trích xuất

    1. Cơ quan đang quản lý hồ sơ phạm nhân được trích xuất có trách nhiệm thông báo ngày phạm nhân được trích xuất chấp hành xong án phạt tù theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật Thi hành án hình sự và gửi thông báo cho cơ quan nhận phạm nhân được trích xuất để thông báo cho cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đang thụ lý vụ án.

    2. Trường hợp đến ngày phạm nhân được trích xuất chấp hành xong án phạt tù của bản án đang chấp hành mà phạm nhân đó vẫn đang là bị can, bị cáo trong vụ án khác thì chậm nhất 05 ngày làm việc trước ngày phạm nhân được trích xuất chấp hành xong án phạt tù, cơ quan nhận phạm nhân được trích xuất thông báo bằng văn bản cho cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền để xem xét, giải quyết việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với phạm nhân đó.

    3. Vào ngày cuối cùng của thời hạn chấp hành án phạt tù theo bản án mà phạm nhân được trích xuất đang chấp hành, việc cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù cho phạm nhân được trích xuất được thực hiện như sau:

     a) Cơ quan đã giao phạm nhân được trích xuất và đang quản lý hồ sơ phạm nhân có trách nhiệm làm thủ tục cấp giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù cho phạm nhân được trích xuất và phối hợp cơ quan nhận phạm nhân được trích xuất tiến hành trả tự do cho người đó theo quy định tại khoản 2 Điều 46 của Luật Thi hành án hình sự nếu người đó không bị tạm giam về tội phạm khác theo quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền;

    b) Cơ quan nhận phạm nhân trích xuất có trách nhiệm thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù, trả tự do cho phạm nhân được trích xuất mà thời gian trích xuất hoặc thời gian gia hạn trích xuất từ 02 tháng trở lên và thời gian trích xuất hoặc thời gian gia hạn trích xuất bằng thời gian chấp hành án phạt tù còn lại theo quy định tại khoản 3 Điều 46 của Luật Thi hành án hình sự.

    4. Trường hợp phạm nhân được trích xuất được cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù nhưng đang là bị can, bị cáo trong vụ án khác và cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng quyết định tạm giam người đó thì cơ quan nhận phạm nhân được trích xuất tiếp tục tạm giam người đó tại cơ sở giam giữ. Sau khi Tòa án xét xử, bản án có hiệu lực pháp luật, có quyết định thi hành án phạt tù của Tòa án thì thực hiện thủ tục thi hành quyết định thi hành án phạt tù theo quy định tại Điều 23 của Luật Thi hành án hình sự.

    5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù cho người được trích xuất, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù phải gửi giấy chứng nhận đó và thông báo bằng văn bản cho các cơ quan theo quy định tại khoản 5 Điều 46 của Luật Thi hành án hình sự, cơ quan đã ra lệnh trích xuất, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đang thụ lý vụ án.

    Điều 11. Phối hợp thực hiện việc tha tù trước thời hạn có điều kiện cho phạm nhân được trích xuất

    1. Việc đề nghị xem xét, lập hồ sơ đề nghị tha tù trước thời hạn có điều kiện cho phạm nhân được trích xuất thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 58 của Luật Thi hành án hình sự và các quy định của pháp luật có liên quan.

    2. Trường hợp phạm nhân được trích xuất đủ điều kiện đề nghị tha tù trước thời hạn có điều kiện thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày lập hồ sơ đề nghị tha tù trước thời hạn có điều kiện cho phạm nhân được trích xuất, cơ quan lập hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan nhận phạm nhân được trích xuất biết để kịp thời phối hợp trao đổi thông tin liên quan đến phạm nhân được trích xuất.

    3. Trường hợp phạm nhân được trích xuất đã được đề nghị tha tù trước thời hạn có điều kiện mà vi phạm nội quy cơ sở giam giữ hoặc có hành vi vi phạm pháp luật thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày phạm nhân được trích xuất có hành vi vi phạm, cơ quan nhận phạm nhân được trích xuất phải thông báo bằng văn bản kèm theo quyết định kỷ luật phạm nhân, biên bản vi phạm nội quy cơ sở giam giữ hoặc văn bản về việc vi phạm pháp luật cho cơ quan đã lập hồ sơ đề nghị tha tù trước thời hạn có điều kiện để giải quyết theo quy định tại Điều 70 và khoản 3 Điều 71 của Luật Thi hành án hình sự.

    4. Khi nhận được quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện của Tòa án mà cơ quan nhận phạm nhân được trích xuất vẫn đang quản lý, giam giữ phạm nhân đó thì cơ quan đang quản lý hồ sơ phạm nhân được trích xuất phải gửi ngay thông báo kèm theo quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện đến trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi đang quản lý, giam giữ phạm nhân được trích xuất để tống đạt cho phạm nhân, công bố quyết định, niêm yết danh sách tại cơ sở giam giữ.

    5. Ngay sau khi quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện có hiệu lực pháp luật, nếu cơ quan nhận phạm nhân được trích xuất vẫn đang quản lý, giam giữ phạm nhân đó thì cơ quan đang quản lý hồ sơ phạm nhân được trích xuất có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận tha tù trước thời hạn có điều kiện và phối hợp với cơ quan đang quản lý, giam giữ phạm nhân được trích xuất để tổ chức tha phạm nhân.

    Điều 12. Trả lại phạm nhân được trích xuất để tiếp tục chấp hành án

    1. Hết thời hạn ghi trong lệnh trích xuất, lệnh gia hạn trích xuất hoặc trong thời hạn trích xuất, thời hạn gia hạn trích xuất nếu không có nhu cầu tiếp tục trích xuất và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 4 và 5 Điều 7 Thông tư liên tịch này thì cơ quan nhận phạm nhân được trích xuất phải gửi thông báo cho cơ quan đã ra lệnh trích xuất và áp giải, bàn giao phạm nhân được trích xuất kèm theo phiếu khám sức khỏe, bản nhận xét kết quả chấp hành nội quy cơ sở giam giữ và tài liệu liên quan trong thời gian trích xuất cho cơ quan đã giao phạm nhân được trích xuất để tiếp tục thi hành án.

    2. Trường hợp phạm nhân được trích xuất để xét xử về tội khác thì việc trả lại phạm nhân cho cơ quan đã giao phạm nhân để tiếp tục thi hành án được tiến hành khi bản án mới xét xử có hiệu lực pháp luật và có quyết định thi hành án.

    3. Việc tiếp nhận phạm nhân được trích xuất trả lại cơ quan đã giao phạm nhân được trích xuất để tiếp tục chấp hành án được thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 28 của Luật Thi hành án hình sự.

    4. Trường hợp phạm nhân được trích xuất từ trại tạm giam, nhà tạm giữ để phục vụ điều tra, truy tố, xét xử mà sau khi xét xử phạm nhân đó không còn thuộc đối tượng phục vụ việc tạm giữ, tạm giam theo quy định tại khoản 2 Điều 195 của Luật Thi hành án hình sự thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan nhận phạm nhân được trích xuất bàn giao trả lại phạm nhân để tiếp tục chấp hành án, cơ quan đã giao phạm nhân được trích xuất phải báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu để hoàn chỉnh hồ sơ, lập danh sách báo cáo cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng ra quyết định đưa phạm nhân đến trại giam chấp hành án.

    Chương III

    TRÌNH TỰ, THỦ TỤC TRÍCH XUẤT,

    GIAO NHẬN VÀ QUẢN LÝ HỌC SINH ĐƯỢC TRÍCH XUẤT

     

    Điều 13. Gửi văn bản yêu cầu trích xuất, ra lệnh trích xuất và thực hiện lệnh trích xuất học sinh

    1. Khi có yêu cầu trích xuất, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thuộc Công an nhân dân, Quân đội nhân dân gửi văn bản yêu cầu trích xuất học sinh đến cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an; trường hợp Viện kiểm sát hoặc Tòa án có yêu cầu trích xuất thì gửi văn bản yêu cầu trích xuất đến cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi Viện kiểm sát hoặc Tòa án có trụ sở để làm thủ tục đề nghị cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an ra lệnh trích xuất.

    2. Văn bản yêu cầu trích xuất học sinh của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có các nội dung sau đây:

    a) Cơ quan yêu cầu trích xuất; họ, tên, chức vụ, chức danh, chữ ký của người có thẩm quyền yêu cầu trích xuất và đóng dấu;

    b) Họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi đăng ký thường trú của học sinh, ngày bị bắt, tội danh, thời hạn chấp hành, theo bản án số và quyết định số, ngày, tháng, năm của Tòa án, quyết định đưa người dưới 18 tuổi vào trường giáo dưỡng; tư cách tham gia tố tụng của học sinh được trích xuất;

    c) Mục đích và thời hạn trích xuất; cơ quan, đơn vị được phân công nhận và dẫn giải học sinh được trích xuất; cơ sở giam giữ nơi nhận, quản lý học sinh trong thời gian trích xuất.

    3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu trích xuất, cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an phải ra lệnh trích xuất gửi cho trường giáo dưỡng và nơi nhận học sinh được trích xuất để thực hiện.

    4. Nội dung lệnh trích xuất thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 40 của Luật Thi hành án hình sự.

    5. Khi nhận được lệnh trích xuất, cơ quan được giao tiếp nhận và dẫn giải học sinh được trích xuất phải cử cán bộ mang theo giấy giới thiệu, giấy chứng minh Công an nhân dân, giấy chứng minh sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc Quân đội nhân dân hoặc giấy chứng nhận Điều tra viên kèm theo lệnh trích xuất đến trường giáo dưỡng nơi đang quản lý học sinh đó để nhận và dẫn giải học sinh (trường hợp lệnh trích xuất gửi bằng đường cơ yếu thì phải có xác nhận và đóng dấu của Công an cấp tỉnh hoặc cấp huyện nơi nhận lệnh trích xuất).

    6. Hiệu trưởng trường giáo dưỡng có trách nhiệm kiểm tra, bàn giao, lập biên bản giao nhận học sinh được trích xuất kèm theo đồ vật, tiền, tài sản khác (nếu có) của học sinh đó cho cơ quan có thẩm quyền nhận, dẫn giải quản lý học sinh trong thời gian trích xuất.

    Trường hợp thời hạn trích xuất, gia hạn trích xuất bằng thời hạn chấp hành quyết định còn lại của học sinh được trích xuất thì trường giáo dưỡng có trách nhiệm làm thủ tục theo quy định tại khoản 2 Điều 156 của Luật Thi hành án hình sự.

    Điều 14. Gia hạn trích xuất học sinh

    1. Trường hợp hết thời hạn trích xuất học sinh nhưng cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp tục yêu cầu trích xuất thì chậm nhất 05 ngày trước khi hết thời hạn trích xuất, căn cứ yêu cầu, mục đích cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã yêu cầu trích xuất học sinh phải gửi văn bản đề nghị cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an ra lệnh gia hạn trích xuất học sinh.

    2. Văn bản đề nghị gia hạn trích xuất học sinh phải nêu rõ lý do, mục đích, thời hạn gia hạn trích xuất.

    3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị gia hạn trích xuất, cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an phải ra lệnh gia hạn trích xuất. Lệnh gia hạn trích xuất được gửi cho các cơ quan theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Thông tư liên tịch này.

    Thời hạn gia hạn trích xuất không được quá thời gian còn lại của quyết định chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng.

    Điều 15. Phối hợp thực hiện quản lý và trao đổi thông tin học sinh trong thời gian thực hiện lệnh trích xuất, lệnh gia hạn trích xuất

    1. Trường hợp Tòa án có thẩm quyền ra quyết định hủy toàn bộ bản án, quyết định áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng để điều tra, truy tố, xét xử lại thì cơ quan nhận học sinh được trích xuất phải gửi văn bản thông báo kèm theo bản sao quyết định hủy toàn bộ bản án, quyết định áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng cho cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an và trường giáo dưỡng nơi học sinh được trích xuất. Sau khi Tòa án xét xử lại mà học sinh được trích xuất bị xử phạt tù thì thời gian chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng của học sinh được tính vào thời gian chấp hành án phạt tù. Trường hợp học sinh được trích xuất để điều tra, truy tố, xét xử theo một vụ án khác nếu tòa án xét xử học sinh được trích xuất bị xử phạt tù thì thời gian còn lại của biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng được miễn chấp hành.  

    2. Trường hợp học sinh được trích xuất đang trong thời gian được Tòa án có thẩm quyền xem xét, quyết định chấm dứt trước thời hạn việc chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng thì ngay sau khi bàn giao học sinh được trích xuất, trường giáo dưỡng phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao lệnh trích xuất cho Tòa án có thẩm quyền đang xem xét, quyết định việc chấm dứt trước thời hạn việc chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng biết được học sinh đó đã được trích xuất đến cơ sở giam giữ.

    3. Trong thời gian trích xuất nếu học sinh được trích xuất chết thì cơ quan nhận học sinh được trích xuất phải thông báo ngay cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền để phối hợp tiến hành các thủ tục giải quyết theo quy định của pháp luật và thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã đề nghị trích xuất học sinh, trường giáo dưỡng nơi giao học sinh, Tòa án đã ra quyết định áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng và gia đình học sinh.

    4. Trong thời gian thi hành lệnh trích xuất học sinh được trích xuất trốn thì cơ quan nhận học sinh được trích xuất có trách nhiệm ra lệnh truy tìm và tổ chức truy tìm đồng thời thông báo cho trường giáo dưỡng nơi giao học sinh được trích xuất. Trường hợp học sinh được trích xuất ra trình diện hoặc bị bắt lại nếu thời hạn theo lệnh trích xuất đã hết thì cơ quan nhận học sinh được trích xuất có trách nhiệm bàn giao học sinh cho trường giáo dưỡng theo quy định; trường hợp cơ quan đã yêu cầu trích xuất có nhu cầu tiếp tục trích xuất thì ngay sau khi học sinh trình diện hoặc bị bắt lại, cơ quan nhận học sinh được trích xuất làm văn bản đề nghị cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an gia hạn trích xuất.

    Điều 16. Trả lại học sinh được trích xuất để tiếp tục chấp hành quyết định biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng.

    Hết thời hạn ghi trong lệnh trích xuất hoặc lệnh gia hạn trích xuất hoặc vẫn trong thời hạn trích xuất, gia hạn trích xuất nếu cơ quan đề nghị trích xuất không còn nhu cầu tiếp tục trích xuất thì cơ quan nhận học sinh được trích xuất phải gửi thông báo cho cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an và dẫn giải, bàn giao học sinh được trích xuất kèm theo bản nhận xét kết quả chấp hành nội quy cơ sở giam giữ và tài liệu có liên quan trong thời gian trích xuất, gia hạn trích xuất cho trường giáo dưỡng nơi giao học sinh để tiếp tục chấp hành quyết định áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng.

    Chương IV

    ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

     

    Điều 17. Hiệu lực thi hành

    1. Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2020.

    2. Thông tư liên tịch này thay thế Thông tư liên tịch số 04/2013/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 30/5/2013 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn trích xuất phạm nhân để phục vụ điều tra, truy tố, xét xử.

    Điều 18. Trách nhiệm thi hành

    Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức thực hiện thống nhất Thông tư liên tịch này.

    Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc thì từng ngành ở địa phương phản ánh cho cơ quan cấp trên là Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao để thống nhất giải thích hoặc hướng dẫn, giải quyết kịp thời./.

     

  • Thông tư liên tịch 02/2020/TTLT-BCA-BQP-BYT-BNG-TANDTC-VKSNDTC

    THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

    Quy định về việc phối hợp tổ chức thi hành án tử hình

    bằng hình thức tiêm thuốc độc

    Căn cứ Bộ luật Tố tụng hình sự ngày 27 tháng 11 năm 2015;

    Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

    Căn cứ Luật Thi hành án hình sự ngày 14 tháng 6 năm 2019;

    Căn cứ Nghị định số 43/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ quy định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc;

    Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao liên tịch quy định về việc phối hợp tổ chức thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc.

    Chương I

    QUY ĐỊNH CHUNG

    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

    Thông tư liên tịch này quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục thi hành án tử hình; tổ chức thực hiện thi hành án tử hình; hoãn thi hành án tử hình; hồ sơ thi hành án tử hình; việc giải quyết cho nhận tử thi, tro cốt, hài cốt, mai táng người đã bị thi hành án tử hình và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc tổ chức thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc.

    Điều 2. Đối tượng áp dụng

    Thông tư liên tịch này áp dụng đối với các cơ quan: Công an, Quân đội, Y tế, Ngoại giao, Tòa án, Viện kiểm sát trong tổ chức thực hiện việc thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc tổ chức thực hiện thi hành án tử hình và người bị thi hành án tử hình.

    Điều 3.Nguyên tắc thi hành án tử hình

    1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và các quy định về thi hành án hình sự; bảo đảm yêu cầu chính trị, pháp luật, đối ngoại và chính sách nhân đạo của Nhà nước trong thi hành án tử hình.

    2. Bảo đảm an toàn, chặt chẽ, đúng pháp luật.

    3. Bảo đảm sự chỉ đạo, chỉ huy tập trung, thống nhất của Hội đồng thi hành án tử hình; thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan, đơn vị đã được pháp luật quy định.

    4. Việc thi hành án tử hình phải được thực hiện tại địa điểm thi hành án tử hình theo quy định của pháp luật.

    Điều 4. Kinh phí thi hành án tử hình

    1. Kinh phí mua thuốc tiêm phục vụ cho thi hành án tử hình và bảo đảm cho thi hành án tử hình do ngân sách nhà nước cấp trong dự toán ngân sách hằng năm của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Công an cấp tỉnh), cơ quan thi hành án hình sự quân khu và tương đương (sau đây gọi chung là cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu) theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

    2. Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm chi trả bồi dưỡng cho những người tham gia thi hành án tử hình theo quy định tại Điều 3 và chi phí mai táng quy định tại Điều 7 của Nghị định số 43/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ quy định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc (sau đây gọi chung là Nghị định số 43/2020/NĐ-CP) và chi phí khác phục vụ công tác thi hành án tử hình.

    Chương II

    TỔ CHỨC THỰC HIỆN VIỆC THI HÀNH ÁN TỬ HÌNH

    Điều 5. Ra quyết định thi hành án tử hình

    1. Sau khi kiểm tra hồ sơ của người bị kết án tử hình gồm các tài liệu quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 80 của Luật Thi hành án hình sự, xác định người bị kết án không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 40 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) và không thuộc trường hợp đang bị điều tra, truy tố, xét xử về một tội phạm khác thì Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm phải ra quyết định thi hành án tử hình theo quy định tại Điều 77 của Luật Thi hành án hình sự.

    2. Trường hợp trong một vụ án có nhiều người bị kết án tử hình thì Chánh án Tòa án có thẩm quyền phải ra quyết định thi hành án tử hình đối với từng người bị kết án tử hình trong vụ án đó.

    Trường hợp một người bị kết án tử hình nhiều lần do các Tòa án khác nhau tuyên án, thì Chánh án Tòa án xét xử sơ thẩm lần cuối cùng đã tuyên án tử hình có trách nhiệm ra quyết định thi hành án tử hình đối với người bị kết án tử hình đó.

    Điều 6. Xây dựng kế hoạch thi hành án tử hình

    1. Ngay sau khi ra quyết định thành lập Hội đồng thi hành án tử hình, Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình phân công cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh hoặc cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu xây dựng kế hoạch thi hành án tử hình. Kế hoạch thi hành án tử hình bao gồm các nội dung chính sau đây:

    a) Tình hình có liên quan đến việc tổ chức thi hành án tử hình;

    b) Mục đích, yêu cầu;

    c) Phân công nhiệm vụ cho các thành viên của Hội đồng thi hành án tử hình;

    d) Thời gian, địa điểm tổ chức thi hành án tử hình;

    đ) Dự trù kinh phí thi hành án tử hình, các điều kiện cần thiết khác bảo đảm cho việc thi hành án;

    e) Tổ chức thực hiện việc thi hành án tử hình.

    2. Kế hoạch thi hành án tử hình phải được gửi ngay cho các thành viên Hội đồng thi hành án tử hình.

    Điều 7. Phiên họp của Hội đồng thi hành án tử hình

    1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định thành lập Hội đồng thi hành án tử hình, Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình phải tổ chức họp Hội đồng. Địa điểm, thời gian họp Hội đồng thi hành án tử hình do Chủ tịch Hội đồng quyết định và chủ trì cuộc họp.

    2. Các thành viên Hội đồng thi hành án tử hình phải tham gia phiên họp của Hội đồng để thống nhất nội dung kế hoạch.

    3. Tại phiên họp, Hội đồng thi hành án tử hình quyết định kế hoạch thi hành án tử hình.

    Điều 8. Triển khai việc thi hành án tử hình

    1. Căn cứ vào kế hoạch thi hành án tử hình của Hội đồng thi hành án tử hình, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh hoặc cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm lập kế hoạch triển khai việc thi hành án tử hình, phân công, bố trí lực lượng, phương tiện cần thiết để bảo đảm cho việc thi hành án tử hình.

    2. Phân công cán bộ chuyên môn thực hiện việc thi hành án tử hình:

    a) Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu phân công cán bộ thi hành án xác định tĩnh mạch; bác sỹ pháp y của Công an cấp tỉnh, đơn vị Quân đội cấp quân khu bộc lộ tĩnh mạch của người bị thi hành án tử hình trong trường hợp không xác định được tĩnh mạch;

    b) Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình có văn bản đề nghị Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án tử hình cử bác sỹ của bệnh viện trực thuộc đến địa điểm thi hành án để hướng dẫn cán bộ thi hành án bộc lộ tĩnh mạch trong trường hợp cần thiết.

    3. Trường hợp người bị thi hành án tử hình là phụ nữ thì ngay sau khi nhận đủ hồ sơ để đưa bản án tử hình ra thi hành, Hội đồng thi hành án tử hình phải yêu cầu Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh hoặc Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu ra lệnh trích xuất người bị kết án tử hình đến bệnh viện thuộc Sở Y tế hoặc bệnh viện cấp quân khu, nơi đang giam giữ người bị kết án tử hình để kiểm tra, xác định xem người bị kết án tử hình có thai hay không. Việc kiểm tra phải được lập thành văn bản và có xác nhận của bệnh viện nơi tiến hành kiểm tra, xác định.

    Điều 9. Hoãn thi hành án tử hình

    1. Việc hoãn thi hành án tử hình theo quy định tại Điều 81 của Luật Thi hành án hình sự.

    2. Hội đồng thi hành án tử hình quyết định hoãn thi hành án tử hình theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 81 của Luật Thi hành án hình sự trong các trường hợp sau:

    a) Trường hợp gặp thiên tai, hỏa hoạn hoặc có trở ngại khách quan khác không thể thực hiện được việc thi hành án tử hình hoặc trên đường áp giải người bị thi hành án tử hình bị tai nạn phải đưa đến bệnh viện;

    b) Trang thiết bị, dụng cụ thi hành án tử hình bị hư hỏng; không xác định được tĩnh mạch; thuốc thi hành án tử hình không đúng chủng loại, chất lượng, số lượng hoặc các điều kiện khác bảo đảm cho việc thi hành án tử hình không đáp ứng được.

    Điều 10. Hồ sơ thi hành án tử hình

    1. Hồ sơ thi hành án tử hình gồm các tài liệu sau:

    a) Trường hợp bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, hồ sơ gồm các tài liệu theo quy định tại các điểm c, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n, o và p khoản 1 Điều 80 của Luật Thi hành án hình sự và các tài liệu:

    – Bản án sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật;

    – Biên bản hoãn thi hành án tử hình (trường hợp hoãn);

    – Thông báo của Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án tử hình cho thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của người bị thi hành án tử hình để làm đơn xin nhận tử thi, tro cốt của người bị thi hành án tử hình;

    – Thông báo của Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án tử hình cho Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan khác được Bộ Ngoại giao ủy quyền để đề nghị cơ quan đại diện của nước mà người bị thi hành án tử hình mang quốc tịch liên hệ với thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của người nước ngoài bị thi hành án tử hình biết để làm đơn nhận tử thi, tro cốt trong trường hợp người bị thi hành án tử hình là người nước ngoài;

    – Thông báo của Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án tử hình cho người có đơn xin nhận tử thi, tro cốt về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận cho nhận tử thi, tro cốt người bị thi hành án tử hình;

    – Thông báo của Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án tử hình cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh hoặc cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận cho nhận tử thi, tro cốt người bị thi hành án tử hình;

    – Thông báo của Hội đồng thi hành án tử hình về việc không cho nhận tử thi;

    – Thông báo của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh hoặc cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu cho người có đơn đề nghị đến nhận tử thi của người đã bị thi hành án tử hình về mai táng;

    – Biên bản giao, nhận tử thi của người đã bị thi hành án tử hình.

    b) Trường hợp bản án sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm (gồm trường hợp có kháng cáo, kháng nghị về hình phạt tử hình và trường hợp có kháng cáo, kháng nghị về các quyết định khác của bản án sơ thẩm), hồ sơ gồm các tài liệu quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và bản án phúc thẩm;

    c) Trường hợp bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm nhưng có quyết định kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, hồ sơ gồm các tài liệu quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và quyết định của Hội đồng giám đốc thẩm hoặc tái thẩm Tòa án nhân dân tối cao không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án tử hình, trừ tài liệu quy định tại điểm c khoản 1 Điều 80 của Luật Thi hành án hình sự;

    d) Trường hợp bản án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm nhưng bản án phúc thẩm vẫn giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm; có quyết định kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, hồ sơ gồm các tài liệu quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và bản án sơ thẩm, bản án phúc thẩm, quyết định của Hội đồng giám đốc thẩm hoặc tái thẩm Tòa án nhân dân tối cao không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án tử hình, trừ tài liệu quy định tại điểm c khoản 1 Điều 80 của Luật Thi hành án hình sự;

    đ) Trường hợp có yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, kiến nghị của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét lại quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hồ sơ gồm các tài liệu quy định tại điểm d khoản 1 Điều này và các tài liệu:

    – Văn bản yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, kiến nghị của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;

    – Văn bản thông báo của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc không nhất trí với kiến nghị của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và văn bản của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc nhất trí với kết quả xem xét kiến nghị, đề nghị của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (trong trường hợp Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định về việc không nhất trí kết quả của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao);

    – Văn bản thông báo của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc nhất trí với kiến nghị của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc không chấp nhận yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, kiến nghị của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và giữ nguyên quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (trong trường hợp Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao mở phiên họp xem xét lại quyết định của mình).

    2. Việc lập, quản lý, lưu giữ, bảo quản hồ sơ thi hành án tử hình thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 80 của Luật Thi hành án hình sự.

    Điều 11. Biên bản thi hành án tử hình

    1. Thư ký Hội đồng thi hành án tử hình có trách nhiệm lập biên bản ghi lại toàn bộ các diễn biến của việc thi hành án tử hình.

    2. Biên bản thi hành án tử hình phải bảo đảm các nội dung sau đây:

    Biên bản phải ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm thi hành án tử hình, nơi lập biên bản; những việc đã làm theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định, tình hình, diễn biến trong khi thi hành án tử hình.

    Biên bản phải được đọc cho Hội đồng thi hành án tử hình và những người chứng kiến nghe. Các thành viên Hội đồng thi hành án tử hình và người chứng kiến phải cùng ký vào biên bản, nếu có ý kiến khác hoặc không đồng ý với nội dung biên bản thì có quyền ghi vào biên bản và ký tên.

    Điều 12. Trường hợp người bị thi hành án tử hình chết trước khi đưa ra thi hành án tử hình

    1. Trong thời gian giam giữ chờ thi hành án tử hình đối với trường hợp đã có quyết định thi hành án tử hình, quyết định thành lập Hội đồng thi hành án tử hình, người bị thi hành án tử hình chết trước khi đưa ra thi hành án tử hình thì Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án tử hình hoặc Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình phải thông báo ngay cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền để xác định nguyên nhân chết. Sau khi tiến hành xong các thủ tục xác định nguyên nhân chết và được phép của cơ quan có thẩm quyền, Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án tử hình hoặc Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình giao cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh hoặc cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi Tòa án ra quyết định thi hành án tử hình có trách nhiệm thông báo cho người có đơn đề nghị đến nhận tử thi người bị thi hành án tử hình về mai táng hoặc tổ chức mai táng.

    2. Trường hợp người bị thi hành án tử hình chết trên đường áp giải đến địa điểm thi hành án tử hình, Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình phải thông báo cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh hoặc cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi có địa điểm thi hành án tử hình biết, đồng thời thông báo cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền nơi người bị thi hành án tử hình chết để tiến hành làm các thủ tục theo quy định của pháp luật. Sau khi tiến hành xong các thủ tục xác định nguyên nhân chết và được phép của cơ quan có thẩm quyền, Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình giao cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh hoặc cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi Tòa án ra quyết định thi hành án tử hình có trách nhiệm thông báo cho người có đơn đề nghị đến nhận tử thi người bị thi hành án tử hình về mai táng hoặc tổ chức mai táng.

    3. Chi phí mai táng người bị thi hành án tử hình chết trước khi đưa ra thi hành án tử hình thực hiện theo quy định tại Điều 7 của Nghị định số 43/2020/NĐ-CP.

    Chương III

    THỦ TỤC CHO NHẬN TỬ THI, TRO CỐT, HÀI CỐT

    VÀ MAI TÁNG NGƯỜI ĐÃ BỊ THI HÀNH ÁN TỬ HÌNH

    Điều 13. Việc làm đơn xin nhận tử thi, tro cốt và hài cốt

    1. Đơn xin nhận tử thi, tro cốt, hài cốt được thực hiện theo các mẫu số 01, 02 và 03 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.

    2. Trường hợp người bị thi hành án tử hình là người Việt Nam thì việc thông báo làm đơn xin nhận tử thi, tro cốt thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 83 của Luật Thi hành án hình sự.

    3. Trường hợp người bị thi hành án tử hình là người nước ngoài thì Chánh án Tòa án ra quyết định thi hành án thông báo bằng văn bản cho Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan khác được Bộ Ngoại giao ủy quyền để đề nghị cơ quan đại diện của nước mà người bị thi hành án tử hình mang quốc tịch liên hệ với thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của người nước ngoài bị thi hành án tử hình biết để làm đơn xin nhận tử thi, tro cốt. Thông báo nêu rõ nhân thân, nơi quản lý giam giữ người bị thi hành án tử hình, địa chỉ liên lạc, các tài liệu liên quan và ấn định thời hạn trả lời. Sau khi Chánh án Tòa án đã ra thông báo mà không nhận được đơn xin nhận tử thi, tro cốt của thân nhân, người đại diện hợp pháp hoặc văn bản trả lời của cơ quan đại diện của nước mà người bị thi hành án tử hình mang quốc tịch thì coi như thân nhân, người đại diện hợp pháp của người bị thi hành án tử hình từ chối nhận tử thi, tro cốt.

    Điều 14. Giải quyết việc cho nhận tử thi, tro cốt, hài cốt và mai táng người đã bị thi hành án tử hình

    1. Việc giải quyết cho nhận tử thi, tro cốt, hài cốt và mai táng người đã bị thi hành án tử hình thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 83 của Luật Thi hành án hình sự. Không tổ chức việc giao nhận tử thi, tro cốt, hài cốt của người đã bị thi hành án tử hình vào ban đêm (từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau).

    2. Việc tổ chức mai táng người đã bị thi hành án tử hình phải đảm bảo yêu cầu về vệ sinh môi trường, an ninh, trật tự của địa phương và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

    3. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm tổ chức mai táng người bị thi hành án tử hình phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mai táng để chỉ định nghĩa trang hoặc địa điểm nơi mai táng người đã bị thi hành án tử hình. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mai táng phải gửi văn bản thông báo về địa điểm nơi mai táng người đã bị thi hành án tử hình cho cơ quan thi hành án hình sự đã ra thông báo.

    4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thi hành án, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh hoặc cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu phải thông báo địa điểm mai táng cho thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của người đã bị thi hành án biết, trường hợp người bị thi hành án tử hình là người nước ngoài thì thông báo cho Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan khác được Bộ Ngoại giao ủy quyền biết. Đồng thời bàn giao đầy đủ giấy tờ, đồ vật, tài sản, tiền của người đã thi hành án tử hình (nếu có), việc giao nhận phải được lập biên bản theo quy định.

    Chương IV

    TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN

    TRONG VIỆC THI HÀNH ÁN TỬ HÌNH

    Điều 15. Trách nhiệm của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh

    1. Thực hiện theo quy định tại Điều 9 của Nghị định số 43/2020/NĐ-CP.

    2. Phối hợp với trại tạm giam nơi giam giữ người bị thi hành án tử hình thực hiện theo quy định tại Điều 11 của Nghị định số 43/2020/NĐ-CP.

    3. Đề nghị Phòng Hồ sơ cử cán bộ lăn tay, đối chiếu với danh bản, chỉ bản xác định đúng người bị thi hành án tử hình trước khi thi hành án tử hình.

    4. Đề nghị Phòng Kỹ thuật hình sự chụp ảnh, ghi âm lời nói của người bị thi hành án tử hình để gửi lại thân nhân của người đã bị thi hành án tử hình và cử bác sĩ pháp y làm nhiệm vụ theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình.

    5. Đề nghị Phòng Hậu cần chuẩn bị phương tiện, kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ công tác thi hành án tử hình, thanh toán chế độ cho Đội Thi hành án tử hình và những người tham gia thi hành án tử hình theo quy định.

    6. Chỉ đạo Công an cấp huyện nơi tổ chức thi hành án tử hình bố trí lực lượng, phương tiện phối hợp thực hiện việc thi hành án tử hình.

    7. Xây dựng kế hoạch, phương án, phân công nhiệm vụ cho các lực lượng tham gia thi hành án tử hình và tổ chức thi hành án tử hình; làm thủ tục khai tử tại Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã nơi thi hành án.

    8. Báo cáo Giám đốc Công an cấp tỉnh tăng cường lực lượng chức năng hỗ trợ công tác thi hành án tử hình trong trường hợp cần thiết.

    Điều 16. Trách nhiệm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu

    1. Thực hiện theo quy định tại các Điều 21, 77, 78 và 83 của Luật Thi hành án hình sự.

    2. Triển khai theo kế hoạch thi hành án tử hình đã ban hành.

    3. Cử cán bộ, công chức của Tòa án là Thư ký giúp Hội đồng thi hành án tử hình.

    4. Phối hợp với cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu và Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan khác được Bộ Ngoại giao ủy quyền trong việc tổ chức thi hành án tử hình.

    Điều 17.Trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu

    1. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu trong việc ra quyết định thi hành án tử hình và thực hiện theo quy định tại Điều 78 của Luật Thi hành án hình sự.

    2. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu về việc giải quyết các thủ tục liên quan đến cho nhận hoặc không cho nhận tử thi, tro cốt, hài cốt của người đã bị thi hành án tử hình.

    3. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Hội đồng thi hành án tử hình về trình tự, thủ tục trong quá trình thi hành án tử hình, hoãn thi hành án tử hình; kiểm sát hoạt động thi hành án tử hình của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu và cán bộ, chiến sĩ trực tiếp thi hành án tử hình theo quy định của pháp luật.

    Điều 18. Trách nhiệm củacơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu

    1. Thực hiện theo quy định tại Điều 13 của Nghị định số 43/2020/NĐ-CP.

    2. Phối hợp với trại tạm giam nơi giam giữ người bị thi hành án tử hình thực hiện theo quy định tại Điều 14 của Nghị định số 43/2020/NĐ-CP.

    3. Đề nghị cơ quan có thẩm quyền cử cán bộ nghiệp vụ lăn tay đối chiếu với danh bản, chỉ bản xác định đúng người chấp hành án tử hình, trước khi thi hành án tử hình; chụp ảnh, ghi âm lời nói của người bị thi hành án tử hình gửi lại cho thân nhân của người bị thi hành án tử hình.

    4. Làm thủ tục đề nghị Viện pháp y Quân đội cử bác sĩ pháp y làm nhiệm vụ theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình.

    5. Lập kế hoạch cụ thể để huy động và phân công nhiệm vụ cho lực lượng tham gia, bảo đảm phương tiện, kinh phí, cơ sở vật chất, trang bị vũ khí, thông tin liên lạc và các điều kiện cần thiết khác để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện; thanh toán các chế độ cho cán bộ, chiến sĩ tham gia thi hành án tử hình; làm thủ tục khai tử tại Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã nơi thi hành án.

    6. Báo cáo Tư lệnh cấp quân khu, cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng về tăng cường lực lượng hỗ trợ công tác thi hành án tử hình trong trường hợp cần thiết và kết quả thi hành án tử hình.

    Điều 19. Trách nhiệm của cơ quan y tế

    1. Cục Y tế Bộ Công an; Cục Quân y Bộ Quốc phòng có trách nhiệm lập kế hoạch dự trù thuốc sử dụng cho thi hành án tử hình hằng năm.

    2. Bộ Y tế có trách nhiệm thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 17 của Nghị định số 43/2020/NĐ-CP.

    3. Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các bệnh viện trực thuộc thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 17 của Nghị định số 43/2020/NĐ-CP và chỉ đạo cơ quan chuyên môn cấp giấy chứng nhận kiểm dịch y tế đối với tử thi (thi thể), tro cốt, hài cốt người đã bị thi hành án tử hình.

    Điều 20. Trách nhiệm của cơ quan ngoại giao

    1. Đơn vị chức năng thuộc Bộ Ngoại giao có trách nhiệm tiếp nhận và trả lời đề nghị của Tòa án cấp tỉnh về việc thông báo cho thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của người nước ngoài bị thi hành án tử hình về quyền xin nhận tử thi, tro cốt của người bị thi hành án tử hình.

    2. Thông báo cho cơ quan đại diện của nước mà người bị thi hành án tử hình mang quốc tịch để liên hệ với thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của người nước ngoài bị thi hành án tử hình về quyền xin nhận tử thi, tro cốt của người bị thi hành án tử hình.

    3. Phối hợp với Tòa án, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu và cơ quan đại diện của nước mà người bị thi hành án tử hình mang quốc tịch trong việc hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết các thủ tục liên quan đến thi hành án tử hình, cho nhận tử thi, tro cốt, hài cốt đối với người nước ngoài.

    Chương V

    ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

    Điều 21. Hiệu lực thi hành

    1. Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2020.

    2. Thông tư liên tịch số 05/2013/TTLT-BCA-BQP-BYT-TANDTC-VKSNDTC ngày 06 tháng 6 năm 2013 giữa Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn tổ chức thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực.

    Điều 22. Trách nhiệm thi hành

    1. Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư liên tịch này.

    2. Trong quá trình thực hiện Thông tư liên tịch nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao để có hướng dẫn kịp thời./.

     

  • Thông tư liên tịch 14/2020/TTLT-BNNPTNT-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC

    THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

    BÃI BỎ THÔNG TƯ LIÊN TỊCH SỐ 19/2007/TTLT-BNN-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC NGÀY 08/3/2007 CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN, BỘ TƯ PHÁP, BỘ CÔNG AN, VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO, TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ CÁC TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ RỪNG, BẢO VỆ RỪNG VÀ QUẢN LÝ LÂM SẢN

    Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

    Căn cứ Luật Tổ chức Tòa án nhân dân ngày 24 tháng 11 năm 2014;

    Căn cứ Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân ngày 24 tháng 11 năm 2014;

    Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

    Căn cứ Nghị định số 01/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;

    Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP  ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

    Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP  ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

    Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Công an, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao liên tịch ban hành Thông tư liên tịch bãi bỏ Thông tư liên tịch số 19/2007/TTLT-BNN-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC  ngày 08/3/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật Hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

    Điều 1. Bãi bỏ toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật

    Bãi bỏ toàn bộ Thông tư liên tịch số 19/2007/TTLT-BNN-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC  ngày 08/3/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật Hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

    Điều 2. Điều khoản thi hành

    1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18 tháng 01 năm 2021.

    2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư liên tịch này./.

     

  • Thông tư liên tịch 03/2020/TTLT-BCA-BQP-BTP-NHNNVN-VKSNDTC-TANDTC

    THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
    Bãi bỏ
    Thông tư liên tịch số 06/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-NHNNVN-VKSNDTC-TANDTC ngày 05 tháng 5 năm 2012

    của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,
    Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao
    hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự
    về tội khủng bố và tội tài trợ khủng bố

    Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

    Căn cứ Luật Tổ chức Tòa án nhân dân ngày 24 tháng 11 năm 2014;

    Căn cứ Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân ngày 24 tháng 11 năm 2014;

    Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

    Căn cứ Nghị định số 01/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;

    Căn cứ Nghị định số 164/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;

    Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

    Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

    Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành Thông tư liên tịch bãi bỏ Thông tư liên tịch số 06/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-NHNNVN-VKSNDTC-TANDTC ngày 05 tháng 5 năm 2012 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về tội khủng bố và tội tài trợ khủng bố.

    Điều 1. Bãi bỏ toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật

    Bãi bỏ toàn bộ Thông tư liên tịch số 06/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-NHNNVN-VKSNDTC-TANDTC ngày 05 tháng 5 năm 2012 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về tội khủng bố và tội tài trợ khủng bố.

    Điều 2. Hiệu lực thi hành

    Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành từ ngày 25 tháng 01 năm 2021.

    Điều 3. Tổ chức thực hiện

    Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư liên tịch này./. 

     

  • Thông tư liên tịch 08/2021/TTLT-BQP-BCA-VKSNDTC

    THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

    Quy định về phối hợp trong việc bắt, tạm giữ và kiểm sát việc bắt, tạm giữ của cơ quan, người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Bộ đội Biên phòng, lực lượng Cảnh sát biển

    __________________________

    Căn cứ Bộ luật Tố tụng hình sự ngày 27 tháng 11 năm 2015;

    Căn cứ Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam ngày 25 tháng 11 năm 2015;

    Căn cứ Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân ngày 24 tháng 11 năm 2014;

    Căn cứ Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự ngày 26 tháng 11 năm 2015;

    Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao liên tịch quy định về phối hợp trong việc bắt, tạm giữ và kiểm sát việc bắt, tạm giữ của cơ quan, người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Bộ đội Biên phòng, lực lượng Cảnh sát biển.

     

    Chương I

    QUY ĐỊNH CHUNG

    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

    Thông tư liên tịch này quy định về phối hợp giữa các cơ quan thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân trong việc bắt, tạm giữ và kiểm sát việc bắt, tạm giữ của cơ quan, người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Bộ đội Biên phòng, lực lượng Cảnh sát biển.

    Điều 2. Đối tượng áp dụng

    1. Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng của Bộ đội Biên phòng, lực lượng Cảnh sát biển.

    2. Nhà tạm giữ, trại tạm giam thuộc Công an nhân dân, Quân đội nhân dân và buồng tạm giữ thuộc đồn Biên phòng.

    3. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện kiểm sát việc bắt, tạm giữ của cơ quan, người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Bộ đội Biên phòng, lực lượng Cảnh sát biển.

    4. Cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc bắt, tạm giữ và kiểm sát việc bắt, tạm giữ của cơ quan, người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Bộ đội Biên phòng, lực lượng Cảnh sát biển.

    Điều 3. Nguyên tắc phối hợp

    1. Tuân thủ các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam, quy định tại Thông tư liên tịch này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

    2. Bảo đảm quyền con người, các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

    Điều 4. Giải thích từ ngữ

    Trong Thông tư liên tịch này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

    1. Vụ việc, vụ án thuộc thẩm quyền của Bộ đội Biên phòng là những vụ việc có dấu hiệu tội phạm, những vụ án xảy ra trong khu vực biên giới trên đất liền, bờ biển, hải đảo và các vùng biển do Bộ đội Biên phòng quản lý theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự.

    2. Vụ việc, vụ án thuộc thẩm quyền của lực lượng Cảnh sát biển là những vụ việc có dấu hiệu tội phạm, những vụ án xảy ra trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do lực lượng Cảnh sát biển quản lý theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự.

    3. Cơ quan có thẩm quyềncủa Bộ đội Biên phòng là cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Bộ đội Biên phòng.

    4. Người có thẩm quyền của Bộ đội Biên phòng là người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Bộ đội Biên phòng.

    5. Cơ quan có thẩm quyền của lực lượng Cảnh sát biển là cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của lực lượng Cảnh sát biển.

    6. Người có thẩm quyền của lực lượng Cảnh sát biển là người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của lực lượng Cảnh sát biển

    Điều 5. Kinh phí bảo đảm cho hoạt động quản lý, thi hành tạm giữ đối với người bị tạm giữ do cơ quan, người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Bộ đội Biên phòng, lực lượng Cảnh sát biển quyết định tạm giữ

    1. Cơ sở giam giữ có trách nhiệm bảo đảm các chế độ cho người bị tạm giữ theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền của Bộ đội Biên phòng, lực lượng Cảnh sát biển như đối với các trường hợp khác bị tạm giữ theo quy định của Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam, Nghị định số 120/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam (viết gọn là Nghị định số 120/2017/NĐ-CP) và các quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

    2. Kinh phí bảo đảm cho hoạt động quản lý, thi hành tạm giữ đối với người bị cơ quan, người có thẩm quyền của Bộ đội Biên phòng, lực lượng Cảnh sát biển quyết định tạm giữ được ngân sách nhà nước bảo đảm cho cơ sở giam giữ. Việc quản lý, sử dụng, thanh, quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.

    3. Hằng năm, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Cục Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng và đơn vị nghiệp vụ được Bộ Công an giao có trách nhiệm lập dự toán kinh phí bảo đảm cho hoạt động quản lý, thi hành tạm giữ đối với cơ sở giam giữ của ngành mình theo quy định tại khoản 1 Điều này báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định.

    Chương II

    PHỐI HỢP TRONG THỰC HIỆN VIỆC BẮT, TẠM GIỮ

    Điều 6. Phối hợp trong việc tiếp nhận người bị bắt, tạm giữ trong các vụ việc, vụ án không thuộc thẩm quyền điều tra của Bộ đội Biên phòng, lực lượng Cảnh sát biển

    1. Khi phát hiện, tiếp nhận người phạm tội quả tang, người đang bị truy nã, người phạm tội tự thú, đầu thú thì cơ quan, người có thẩm quyền của Bộ đội Biên phòng, lực lượng Cảnh sát biển phải lập biên bản bắt giữ người phạm tội quả tang, người bị truy nã, lập biên bản tiếp nhận người phạm tội tự thú, đầu thú, bảo vệ hiện trường (nếu có), thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và bảo quản đồ vật, tài liệu có liên quan, lấy lời khai ban đầu; giải ngay người đó đến hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền. Nếu chưa xác định được Cơ quan điều tra có thẩm quyền thì giải ngay người đó đến Cơ quan điều tra Công an nơi gần nhất.

    2. Cơ quan điều tra có thẩm quyền hoặc Cơ quan điều tra Công an nơi gần nhất có trách nhiệm tiếp nhận người và tài liệu, vật chứng liên quan trong vụ việc, vụ án do cơ quan, người có thẩm quyền của Bộ đội Biên phòng, lực lượng Cảnh sát biển bàn giao để xử lý theo quy định của pháp luật.

    Điều 7. Phối hợp thực hiện trình tự, thủ tục bắt, tạm giữ trong trường hợp vụ việc, vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan có thẩm quyền của Bộ đội Biên phòng, lực lượng Cảnh sát biển

    1. Sau khi bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã thì cơ quan, người có thẩm quyền của Bộ đội Biên phòng, lực lượng Cảnh sát biển quy định tại điểm b khoản 2 Điều 110 Bộ luật Tố tụng hình sự ra quyết định tạm giữ; thực hiện đầy đủ, đúng các quy định về bắt, giao nhận người bị tạm giữ, bị bắt tại các điều 111, 112, 114, 115, 116, 117 và 133 Bộ luật Tố tụng hình sự và các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục bắt, tạm giữ.

    2. Quyết định tạm giữ và các tài liệu liên quan đến việc bắt, tạm giữ phải được gửi cho Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền để kiểm sát, xét phê chuẩn theo đúng thời hạn quy định tại Điều 117 và Điều 134 Bộ luật Tố tụng hình sự.

    3. Hồ sơ khi bàn giao người bị tạm giữ cho cơ sở giam giữ gồm các loại tài liệu theo quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 17 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam và các tài liệu sau: Giấy giới thiệu, quyết định tạm giữ người, quyết định phân công Cán bộ điều tra.

    Điều 8. Phối hợp trong công tác quản lý tạm giữ của đồn Biên phòng

    1. Buồng tạm giữ thuộc đồn Biên phòng được tổ chức theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

    Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh có trách nhiệm thông báo cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp về danh mục đồn Biên phòng được tổ chức buồng tạm giữ trên địa bàn. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thông báo và chỉ đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với buồng tạm giữ thuộc đồn Biên phòng trên địa bàn.

    2. Buồng tạm giữ thuộc đồn Biên phòng có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý người bị tạm giữ theo quyết định tạm giữ của người có thẩm quyền được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự và quyết định điều chuyển của người có thẩm quyền theo quy định tại Điều 19 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam.

    Khi thực hiện công tác tạm giữ, Trưởng buồng tạm giữ có nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý người bị tạm giữ như Trưởng nhà tạm giữ theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam và các quy định khác của pháp luật về tạm giữ.

    3. Phối hợp trong thi hành tạm giữ

    a) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh thực hiện quản lý tạm giữ đối với buồng tạm giữ thuộc đồn Biên phòng theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 10 và khoản 4 Điều 12 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam; khi thực hiện quản lý việc tạm giữ đối với buồng tạm giữ thì sử dụng con dấu của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh;

    b) Đồn trưởng đồn Biên phòng có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về việc phân công, chỉ đạo, kiểm tra Trưởng buồng tạm giữ và các lực lượng thuộc quyền trong việc canh gác, bảo vệ buồng tạm giữ, thực hiện chế độ quản lý giam giữ và các nhiệm vụ, quyền hạn khác của Trưởng buồng tạm giữ theo quy định của Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam, Thông tư liên tịch số 01/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 23 tháng 01 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định về quan hệ phối hợp giữa cơ sở giam giữ với cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và Viện kiểm sát có thẩm quyền kiểm sát quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam (viết gọn là Thông tư liên tịch số 01/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC) và các quy định khác của pháp luật về thi hành tạm giữ;

    c) Buồng tạm giữ thuộc đồn Biên phòng chịu sự quản lý về nghiệp vụ tạm giữ của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh và sự quản lý trực tiếp của Đồn trưởng đồn Biên phòng. Khi thực hiện nhiệm vụ, Trưởng buồng tạm giữ được sử dụng con dấu của đồn Biên phòng;

    d) Trưởng buồng tạm giữ chịu sự quản lý của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh về công tác quản lý tạm giữ; chịu sự chỉ huy trực tiếp của Đồn trưởng đồn Biên phòng về công tác của buồng tạm giữ.

    Trưởng buồng tạm giữ có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 13 và Điều 15 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam và trực tiếp tổ chức thực hiện các nội dung của chế độ quản lý giam giữ quy định tại Chương III Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam.

    Điều 9. Thực hiện chế độ quản lý người bị tạm giữ tại buồng tạm giữ thuộc đồn Biên phòng

    Khi tiếp nhận, quản lý người bị tạm giữ, Trưởng buồng tạm giữ phải thực hiện đúng các quy định tại Chương III Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam và các quy định dưới đây:

    1. Việc khám sức khỏe người bị tạm giữ do Quân y đồn Biên phòng thực hiện. Việc kiểm tra thân thể người bị tạm giữ do người cùng giới với người bị tạm giữ thực hiện. Trường hợp đồn Biên phòng không có cán bộ, nhân viên nữ thì khi khám người bị tạm giữ là nữ giới phải phối hợp với chính quyền địa phương mời một công dân nữ ở địa phương thực hiện và được tiến hành ở nơi kín đáo.

    2. Biên bản, tài liệu về khám sức khỏe, kiểm tra thân thể người bị tạm giữ và các tài liệu khác trong hồ sơ tạm giữ người phải được lập theo mẫu và thực hiện theo quy định tại Điều 17 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam và các quy định pháp luật có liên quan.

    Tài liệu trong hồ sơ quản lý người bị tạm giữ phải được đánh số thứ tự, có bản thống kê tài liệu có trong hồ sơ. Chế độ quản lý, lưu trữ, khai thác, sử dụng hồ sơ quản lý tạm giữ đối với buồng tạm giữ thuộc đồn Biên phòng được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

    3. Trưởng buồng tạm giữ cỏ trách nhiệm báo cáo Đồn trưởng đồn Biên phòng để giải quyết hoặc trực tiếp thông báo bằng văn bản cho cơ quan đang thụ lý vụ việc, vụ án 01 ngày trước khi hết thời hạn tạm giữ, gia hạn tạm giữ.

    Trường hợp hết thời hạn tạm giữ mà cơ quan thụ lý vụ việc, vụ án không giải quyết thì Trưởng buồng tạm giữ kiến nghị ngay với Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện nơi đồn Biên phòng đặt trụ sở để xử lý theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam.

    Điều 10. Phối hợp thực hiện điều chuyển người bị tạm giữ tại Buồng tạm giữ thuộc đồn Biên phòng đến cơ sở giam giữ khác

    1. Trường hợp điều chuyển người bị tạm giữ từ buồng tạm giữ thuộc đồn Biên phòng đến cơ sở giam giữ khác, Trưởng buồng tạm giữ có trách nhiệm bàn giao người có quyết định điều chuyển cùng hồ sơ, đồ vật, tư trang, tiền, tài sản khác đã gửi lưu ký cho cơ quan, người có nhiệm vụ áp giải để bàn giao cho cơ sở giam giữ mới.

    2. Việc bàn giao người bị tạm giữ và hồ sơ, đồ vật, tư trang, tiền, tài sản khác đã gửi lưu ký được thực hiện theo quy định tại Điều 12 Thông tư liên tịch số 01/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC và phải lập biên bản.

    Điều 11. Phối hợp giữa cơ sở giam giữ với cơ quan có thẩm quyền của Bộ đội Biên phòng, lực lượng Cảnh sát biển trong việc tiếp nhận, tạm giữ người

    1. Trách nhiệm của Trưởng nhà tạm giữ, Trưởng buồng tạm giữ, Giám thị trại tạm giam

    Trưởng nhà tạm giữ, Trưởng buồng tạm giữ, Giám thị trại tạm giam thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 3 Điều 13, khoản 2 Điều 15 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam và các nhiệm vụ cụ thể dưới đây:

    a) Tiếp nhận, quản lý, thực hiện việc tạm giữ người theo quyết định tạm giữ hoặc quyết định điều chuyển của cơ quan, người có thẩm quyền của Bộ đội Biên phòng, lực lượng Cảnh sát biển;

    b) Bàn giao người bị tạm giữ cho cơ quan, người có thẩm quyền đã ra quyết định tạm giữ người khi có đầy đủ thủ tục theo quy định tại khoản 2 Điều 19, Điều 20 và khoản 1 Điều 21 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam;

    c) Phối hợp, tạo điều kiện để cán bộ của cơ quan đã ra quyết định tạm giữ lấy lời khai hoặc tiến hành các hoạt động điều tra khác đối với người bị tạm giữ;

    d) Thực hiện chế độ quản lý, ăn, mặc, ở, chăm sóc y tế cho người bị tạm giữ theo quy định của Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam, Nghị định số 120/2017/NĐ-CP và quy định của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng;

    đ) Thông báo bằng văn bản cho cơ quan đã ra quyết định tạm giữ trong trường hợp người bị tạm giữ trốn khỏi nơi giam giữ; trước khi hết thời hạn tạm giữ, gia hạn tạm giữ 01 (một) ngày; người bị tạm giữ bị ốm đau, thương tích hoặc chết tại buồng tạm giữ, nhà tạm giữ, trại tạm giam; người bị tạm giữ vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy cơ sở giam giữ để giải quyết theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam và các quy định khác của pháp luật về tạm giữ. Nếu cơ quan đã ra quyết định tạm giữ không giải quyết thì kiến nghị ngay với Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền kiểm sát quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam xử lý và thông báo ngay với cấp trên trực tiếp của cơ quan đã ra quyết định tạm giữ.

    2. Trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền của Bộ đội Biên phòng, lực lượng Cảnh sát biển

    a) Tổ chức lực lượng, phương tiện áp giải, bàn giao người bị tạm giữ và hồ sơ, tài liệu, đồ vật, tài sản liên quan đến việc tạm giữ cho cơ sở giam giữ theo quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch số 01/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC; việc bàn giao phải lập biên bản;

    b) Phối hợp với cơ sở giam giữ truy bắt người mà cơ quan mình quyết định tạm giữ bỏ trốn và giải quyết các trường hợp hết thời hạn tạm giữ, người bị tạm giữ chết hoặc bị ốm đau, thương tích phải đưa đi khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế ngoài cơ sở giam giữ;

    c) Người có thẩm quyền của Bộ đội Biên phòng, lực lượng Cảnh sát biển khi đến cơ sở giam giữ để tiến hành hoạt động điều tra đối với người bị tạm giữ do cơ quan mình ra quyết định tạm giữ phải xuất trình quyết định phân công thụ lý giải quyết vụ việc, vụ án hoặc văn bản đồng ý của người có thẩm quyền của cơ quan đang thụ lý vụ việc, vụ án.

    3. Việc giao, nhận và tạm giữ người cùng hồ sơ, vật chứng, tài sản liên quan đến việc tạm giữ thực hiện theo quy định tại các điều 13, 16, 17 và 21 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam; Thông tư liên tịch số 01/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC.

    Điều 12. Phối hợp giải quyết trường hợp đưa người bị tạm giữ trong vụ việc, vụ án đang thuộc thẩm quyền điều tra của Bộ đội Biên phòng, lực lượng Cảnh sát biển đi khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế ngoài cơ sở giam giữ hoặc người bị tạm giữ chết

    Việc đưa người bị tạm giữ đi khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế ngoài cơ sở giam giữ hoặc giải quyết trường hợp người bị tạm giữ chết thực hiện theo quy định của Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam và các quy định dưới đây:

    1. Đối với buồng tạm giữ thuộc đồn Biên phòng

    a) Trường hợp người bị tạm giữ bị ốm đau, thương tích vượt quá khả năng điều trị của Quân y thì đồn Biên phòng làm thủ tục chuyển họ đến cơ sở y tế địa phương hoặc bệnh viện tuyến trên để điều trị; Đồn trưởng đồn Biên phòng phải tổ chức canh giữ đảm bảo an toàn;

    b) Trường hợp người bị tạm giữ chết trong thời gian bị tạm giữ, Đồn trưởng đồn Biên phòng phải tổ chức bảo vệ hiện trường, thông báo ngay cho cơ quan đang thụ lý giải quyết vụ việc, vụ án; Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện nơi đồn Biên phòng đặt trụ sở; Viện kiểm sát nhân dân đang thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết vụ việc, vụ án; Cơ quan điều tra Công an cấp huyện nơi đồn Biên phòng đặt trụ sở; Cơ quan điều tra hình sự Bộ đội Biên phòng; Viện kiểm sát quân sự Bộ đội Biên phòng.

    2. Đối với nhà tạm giữ, trại tạm giam

    a) Trường hợp người bị tạm giữ bị ốm đau, thương tích vượt quá khả năng điều trị của cơ sở giam giữ thì chuyển người bệnh đến cơ sở y tế cấp huyện, cấp tỉnh, bệnh viện Quân đội hoặc bệnh viện trung ương để khám, điều trị; đồng thời, thông báo cho cơ quan, người có thẩm quyền của Bộ đội Biên phòng, lực lượng Cảnh sát biển đang thụ lý vụ việc, vụ án biết để phối hợp giải quyết, tổ chức canh giữ;

    b) Trường hợp người bị tạm giữ chết thì nhà tạm giữ, trại tạm giam có trách nhiệm giải quyết và thông báo cho Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền của Bộ đội Biên phòng, lực lượng Cảnh sát biển đang thụ lý vụ việc, vụ án biết để phối hợp giải quyết;

    c) Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền của Bộ đội Biên phòng, lực lượng Cảnh sát biển đang thụ lý vụ việc, vụ án phải cử ngay cán bộ đến nhà tạm giữ, trại tạm giam để phối hợp giải quyết.

    Điều 13. Chuyển hồ sơ và người bị bắt, bị tạm giữ để giải quyết theo thẩm quyền

    1. Sau khi thực hiện tiếp nhận người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc sau khi thực hiện bắt người phạm tội quả tang, người đang bị truy nã, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, nếu có căn cứ xác định không thuộc thẩm quyền thì cơ quan, người có thẩm quyền của Bộ đội Biên phòng, lực lượng Cảnh sát biển phải bàn giao ngay người bị bắt, người bị tạm giữ và hồ sơ cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền theo quy định tại các điều 110, 111, 112 và 145 Bộ luật Tố tụng hình sự. Nếu chưa xác định được Cơ quan điều tra có thẩm quyền thì chuyển cho Cơ quan điều tra Công an nơi gần nhất.

    2. Trường hợp cơ quan, người có thẩm quyền của Bộ đội Biên phòng, lực lượng Cảnh sát biển đã ra quyết định tạm giữ người mà sau đó xác định vụ việc, vụ án không thuộc thẩm quyền thì chuyển hồ sơ vụ việc, vụ án cùng người bị tạm giữ đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền hoặc Cơ quan điều tra Công an nơi gần nhất để giải quyết.

    Cơ quan điều tra có thẩm quyền hoặc Cơ quan điều tra Công an nơi gần nhất có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và người bị tạm giữ do cơ quan, người có thẩm quyền của Bộ đội Biên phòng, lực lượng Cảnh sát biển bàn giao.

    3. Cơ quan điều tra đã tiếp nhận người bị tạm giữ quy định tại khoản 2 Điều này quyết định việc tiếp tục áp dụng hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giữ.

     

    Chương III

    PHỐI HỢP TRONG KIỂM SÁT VIỆC BẮT, TẠM GIỮ

    Điều 14. Phối hợp trong việc xác định thẩm quyền kiểm sát việc bắt, tạm giữ

    1. Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc cơ quan, người có thẩm quyền của Bộ đội Biên phòng, lực lượng Cảnh sát biển bắt, tạm giữ người thực hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm trên địa bàn mình quản lý.

    Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì thẩm quyền kiểm sát thuộc Viện kiểm sát nơi phát hiện tội phạm hoặc nơi thực hiện việc bắt, tạm giữ, nơi phương tiện áp giải người bị bắt của Bộ đội Biên phòng, lực lượng Cảnh sát biển cập bến đầu tiên, nơi đặt trụ sở của Bộ đội Biên phòng, lực lượng Cảnh sát biển.

    2. Trường hợp không xác định được Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện nào trong một tỉnh có thẩm quyền thì Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện đã tiếp nhận thông tin về việc bắt, tạm giữ báo cáo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh để xác định Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện thực hiện thẩm quyền.

    Trường hợp không xác định được Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ở tỉnh nào có thẩm quyền thì Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện đã tiếp nhận thông tin về việc bắt, tạm giữ báo cáo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trực tiếp quản lý để trao đổi, thống nhất với Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có liên quan xác định Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện thực hiện thẩm quyền; nếu không thống nhất được, thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh báo cáo Viện kiểm sát nhân dân tối cao để xác định Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có thẩm quyền.

    Trường hợp không xác định được Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh nào có thẩm quyền thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh đã tiếp nhận thông tin về việc bắt, tạm giữ báo cáo Viện kiểm sát nhân dân tối cao để xác định Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền.

    3. Khi xác định được vụ việc, vụ án không thuộc thẩm quyền kiểm sát của mình thì Viện kiểm sát nhân dân thực hiện kiểm sát ban đầu có trách nhiệm thông báo và bàn giao ngay hồ sơ, tài liệu kiểm sát cho Viện kiểm sát có thẩm quyền.

    Điều 15. Phối hợp kiểm sát quản lý, thi hành tạm giữ tại buồng tạm giữ thuộc đồn Biên phòng

    1. Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện kiểm sát quản lý, thi hành tạm giữ tại buồng tạm giữ thuộc đồn Biên phòng đóng quân trên địa bàn.

    2. Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện khi thực hiện công tác kiểm sát quản lý, thi hành tạm giữ tại buồng tạm giữ thuộc đồn Biên phòng có các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 42 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam và có trách nhiệm:

    a) Trực tiếp kiểm sát buồng tạm giữ; kiểm sát hồ sơ tạm giữ; gặp hỏi người bị tạm giữ về việc tạm giữ; xác minh, thu thập tài liệu để làm rõ vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ;

    b) Tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thi hành tạm giữ;

    c) Yêu cầu Trưởng buồng tạm giữ thông báo tình hình chấp hành pháp luật về thi hành tạm giữ, cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan, tự kiểm tra và thông báo kết quả về thi hành tạm giữ cho Viện kiểm sát, trả lời về vi phạm pháp luật trong việc thi hành tạm giữ;

    d) Kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ quyết định có vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ; yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm và xử lý người vi phạm pháp luật; phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật theo thẩm quyền; quyết định trả tự do ngay cho người bị tạm giữ không có căn cứ và trái pháp luật;

    đ) Khởi tố hoặc yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố vụ án hình sự hoặc thông báo cho cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật khi phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm trong thi hành tạm giữ;

    e) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát việc tạm giữ theo quy định của pháp luật.

    3. Đồn trưởng đồn Biên phòng, Trưởng buồng tạm giữ và cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện các quyết định và yêu cầu của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện.

    Điều 16. Trực tiếp kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc tạm giữ tại buồng tạm giữ thuộc đồn Biên phòng

    1. Trực tiếp kiểm sát định kỳ, đột xuất

    a) Định kỳ một năm một lần, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trực tiếp kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với buồng tạm giữ thuộc đồn Biên phòng trên địa bàn khi có hoạt động tạm giữ;

    b) Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trực tiếp kiểm sát đột xuất việc tạm giữ tại đồn Biên phòng khi người bị tạm giữ trốn, chết trong thời gian tạm giữ; khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ hoặc khi xét thấy cần thiết.

    2. Nội dung trực tiếp kiểm sát

    a) Kiểm sát việc tiếp nhận người bị tạm giữ và hồ sơ quản lý tạm giữ;

    b) Việc thực hiện chế độ quản lý tạm giữ, chế độ đối với người bị tạm giữ;

    c) Việc tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo và những việc khác trong việc tạm giữ tại buồng tạm giữ thuộc đồn Biên phòng theo quy định của pháp luật.

    3. Thủ tục trực tiếp kiểm sát

    a) Trước khi tiến hành trực tiếp kiểm sát theo định kỳ phải có quyết định, kế hoạch. Nội dung quyết định, kế hoạch theo hướng dẫn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

    b) Kết thúc cuộc kiểm sát, Viện kiểm sát công bố dự thảo kết luận trước Chỉ huy đồn Biên phòng, Trưởng buồng tạm giữ và những người có liên quan;

    c) Việc trực tiếp kiểm sát do Viện trưởng, Phó Viện trưởng hoặc Kiểm sát viên được phân công chủ trì tiến hành;

    d) Trường hợp trực tiếp kiểm sát đột xuất không phải gửi trước quyết định và không cần kế hoạch kiểm sát.

    Điều 17. Thực hiện quyền yêu cầu, quyết định, kháng nghị, kiến nghị trong việc thi hành tạm giữ tại buồng tạm giữ thuộc đồn Biên phòng

    1. Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong việc thi hành tạm giữ tại buồng tạm giữ thuộc đồn Biên phòng, nếu không trực tiếp kiểm sát, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ban hành văn bản yêu cầu Trưởng buồng tạm giữ tự kiểm tra việc tạm giữ và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát; cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc thi hành tạm giữ; thông báo tình hình thi hành tạm giữ; trả lời về quyết định, biện pháp hoặc việc làm vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 42 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam.

    2. Khi xác định có vi phạm pháp luật, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ban hành quyết định, kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu theo quy định tại các điểm d và đ khoản 2 Điều 42 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam.

    3. Trưởng buồng tạm giữ, những người liên quan có trách nhiệm thực hiện quyết định, kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu của Viện kiểm sát theo quy định tại Điều 43 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam.

    Điều 18. Phối hợp giải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc bắt, tạm giữ của cơ quan, người có thẩm quyền thuộc Bộ đội Biên phòng, lực lượng Cảnh sát biển

    Công tác phối hợp giải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc bắt, tạm giữ của cơ quan, người có thẩm quyền của Bộ đội Biên phòng, lực lượng Cảnh sát biển được thực hiện theo quy định tại Chương XXXIII Bộ luật Tố tụng hình sự, Chương IX Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam và các quy định khác của pháp luật liên quan đến giải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự và thi hành tạm giữ.

     

    Chương IV

    ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

    Điều 19. Hiệu lực thi hành

    1. Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09 tháng 3 năm 2021.

    2. Những văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu trong Thông tư liên tịch này nếu bị thay thế hoặc sửa đổi bằng văn bản mới thì thực hiện theo văn bản mới.

    3. Thông tư liên tịch số 01/2014/TTLT-VKSNDTC-BQP ngày 17 tháng 02 năm 2014 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện việc bắt, tạm giữ hình sự và kiểm sát việc bắt, tạm giữ hình sự tại các đồn Biên phòng hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực.

    Điều 20. Trách nhiệm thi hành

    1. Các cơ quan, đơn vị của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có liên quan đến việc bắt, tạm giữ và kiểm sát việc bắt, tạm giữ của Bộ đội Biên phòng, lực lượng Cảnh sát biển chịu trách nhiệm thi hành và tổ chức thực hiện Thông tư liên tịch này.

    2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị liên quan phản ánh về Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao để có hướng dẫn kịp thời./.

     

  • Thông tư liên tịch 02/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC- BCA-BQP

    Căn cứ Luật Thi hành án hình sự ngày 14 tháng 6 năm 2019;

    Căn cứ Bộ luật Tố tụng hình sự ngày 27 tháng 11 năm 2015;

    Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;

    Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dântối cao, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng liên tịch quy định quan hệ phối hợp trong việc thực hiện trình tự, thủ tục tạm đình chỉ và giảm thời hạn chấp hành án phạt tù.

    Chương I

    QUY ĐỊNH CHUNG

    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

    Thông tư liên tịch này quy định quan hệ phối hợp trong thực hiện một số quy định của Luật Thi hành án hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự về hồ sơ, trình tự, thủ tục xét, đề nghị, quyết định, thi hành quyết định tạm đình chỉ và quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân.

    Điều 2. Đối tượng áp dụng

    Thông tư liên tịch này áp dụng đối với Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh; cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu, trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện; phạm nhân; người đã có quyết định thi hành án phạt tù của Tòa án đang ở trong trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện chờ đưa đi chấp hành án (gọi chung là người đang chờ đưa đi chấp hành án) và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện tạm đình chỉ, giảm thời hạn chấp hành án phạt tù.

    Điều 3. Nguyên tắc phối hợp trong việc thực hiện tạm đình chỉ, giảm thời hạn chấp hành án phạt tù

    1. Tuân thủ quy định của pháp luật về hình sự, thi hành án hình sự và tố tụng hình sự.

    2. Bảo đảm nhân đạo xã hội chủ nghĩa.

    3. Bảo đảm tính công khai, minh bạch và công bằng.

    4. Tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phạm nhân.

    5. Chủ động, thường xuyên, chặt chẽ, kịp thời, tạo điều kiện hỗ trợ thực hiện tốt nhiệm vụ.

    Điều 4. Mẫu các văn bản ban hành kèm theo Thông tư liên tịch

    1. Quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù (Mẫu số 01).

    2. Quyết định hủy quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù (Mẫu số 02).

    3. Quyết định hủy quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù và áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh (Mẫu số 03).

    4. Quyết định mở phiên họp xem xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù (Mẫu số 04).

    5. Quyết định về việc xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù (Mẫu số 05).

    Chương II

    HỒ SƠ, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XÉT, ĐỀ NGHỊ, QUYẾT ĐỊNH VÀ

    THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH TẠM ĐÌNH CHỈ CHẤP HÀNH ÁN PHẠT TÙ

    Điều 5. Hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù

    1. Hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù gồm các tài liệu sau:

    a) Đơn đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù cho phạm nhân của người thân thích với phạm nhân đó, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phạm nhân cư trú;

    b) Văn bản đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù của Giám thị trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an hoặc Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh hoặc cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu; Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu (trong trường hợp do Viện kiểm sát đề nghị);

    c) Bản sao bản án, quyết định hoặc bản sao trích lục bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật;

    d) Bản sao Quyết định thi hành án phạt tù;

    đ) Đối với phạm nhân là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi phải có kết luận của bệnh viện cấp huyện trở lên về việc phạm nhân có thai hoặc bản sao Giấy khai sinh hoặc Giấy chứng sinh của con phạm nhân, xác nhận của Giám thị trại giam, trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi phạm nhân đang chấp hành án về việc họ đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi trong trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ;

    e) Đối với phạm nhân bị bệnh nặng phải có kết luận của Hội đồng giám định y khoa hoặc bản sao bệnh án, kết luận của bệnh viện cấp tỉnh hoặc cấp quân khu trở lên về tình trạng sức khỏe của người đó. Riêng phạm nhân bị nhiễm HIV đã chuyển giai đoạn lâm sàng IV phải có kết quả xét nghiệm HIV theo quy định của Bộ Y tế và bản sao Bệnh án hoặc kết luận của cơ quan y tế có thẩm quyền khẳng định đã chuyển giai đoạn lâm sàng IV, đang có nhiễm trùng cơ hội, không có khả năng tự phục vụ bản thân và có tiên lượng xấu;

    g) Đối với phạm nhân được đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù vì lý do là lao động duy nhất trong gia đình phải có Bản tường trình có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phạm nhân về cư trú về việc phạm nhân là lao động duy nhất trong gia đình, nếu tiếp tục chấp hành án phạt tù thì gia đình sẽ gặp hoàn cảnh khó khăn đặc biệt;

    h) Đối với phạm nhân được đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù do nhu cầu công vụ phải có văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương hoặc đơn vị quân đội có liên quan đến việc thực hiện công vụ đó;

    i) Các tài liệu khác liên quan (nếu có).

    2. Hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù phải được đánh số bút lục và lưu giữ trong Hồ sơ thi hành án của người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù do Tòa án quản lý.

    Điều 6. Đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù

    Cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 36 của Luật Thi hành án hình sự khi đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù cho phạm nhân phải làm văn bản. Văn bản phải có các nội dung sau đây:

    1. Ngày, tháng, năm làm văn bản;

    2. Tên cơ quan đề nghị;

    3. Tên Tòa án nhận văn bản;

    4. Họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú, làm việc của phạm nhân;

    5. Số, ngày, tháng năm của bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án; số, ngày, tháng, năm của quyết định thi hành án phạt tù; thời gian phạm nhân đã chấp hành án phạt tù;

    6. Lý do đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù;

    7. Danh mục tài liệu kèm theo văn bản đề nghị;

    8. Cuối văn bản đề nghị phải do người đại diện hợp pháp của cơ quan ký tên và đóng dấu của cơ quan đó.

    Điều 7. Hội đồng xét, đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù

    1. Bộ Công an quy định việc thành lập và thành phần Hội đồng xét, đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù của các trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an, trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh; thành phần họp xét, đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện.

    2. Bộ Quốc phòng quy định việc thành lập và thành phần Hội đồng xét, đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù của các trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu.

    Điều 8. Trình tự, thủ tục lập và thẩm định hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù

    1. Hội đồng xét, đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù của trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an lập hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù cho phạm nhân đang chấp hành án phạt tù tại trại giam, trại tạm giam đó và chuyển cho Cục Cảnh sát quản lý trại giam, Cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng Bộ Công an để xem xét, thẩm định.

    2. Hội đồng xét, đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù của trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng lập hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù cho phạm nhân đang chấp hành án phạt tù tại trại giam, trại tạm giam đó và chuyển cho cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng để xem xét, thẩm định.

    3. Hội đồng xét, đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù của trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện lập hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù cho phạm nhân đang chấp hành án phạt tù tại trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện và báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh xem xét, thẩm định.

    4. Hội đồng xét, đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù của trại giam, trại tạm giam thuộc quân khu lập hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù cho phạm nhân đang chấp hành án phạt tù tại trại giam, trại tạm giam thuộc quân khu và chuyển cho cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu để xem xét, thẩm định.

    5. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, cơ quan có thẩm quyền thẩm định hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù phải xem xét, thẩm định và có văn bản trả lời cho cơ quan lập hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ. Nếu hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù chưa đầy đủ tài liệu thì cơ quan thẩm định yêu cầu cơ quan lập hồ sơ bổ sung hoặc làm rõ thêm. Thời hạn 02 ngày làm việc để xem xét, thẩm định được tính lại, kể từ ngày cơ quan thẩm định nhận được tài liệu bổ sung hoặc văn bản giải trình về vấn đề cần được làm rõ thêm.

    Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến đồng ý của cơ quan thẩm định, trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, trại giam thuộc quân khu làm văn bản đề nghị Tòa án có thẩm quyền xem xét, quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù. Đối với hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù cho phạm nhân đang chấp hành án phạt tù tại trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, trại tạm giam thuộc quân khu, sau khi thẩm định và đồng ý, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có văn bản đề nghị Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu nơi phạm nhân đang chấp hành án xem xét, quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù.

    6. Đối với phạm nhân bị phạt tù từ 15 năm trở xuống bị nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng IV đang có các nhiễm trùng cơ hội và không có khả năng tự phục vụ bản thân, có tiên lượng xấu, nguy cơ tử vong cao, cơ quan có thẩm quyền đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 36 của Luật Thi hành án hình sự lập hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù và chuyển cho Chánh án Tòa án có thẩm quyền xem xét, quyết định mà không cần phải thẩm định hồ sơ đề nghị như các trường hợp khác.

    Cùng với việc gửi hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân quy định tại khoản này cho Tòa án có thẩm quyền thì đồng thời sao gửi hồ sơ này cho Viện kiểm sát cùng cấp.

    7. Đối với phạm nhân thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 67 của Bộ luật Hình sự, nếu bị kết án về các tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia thì phải có văn bản đồng ý của Bộ trưởng Bộ Công an hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

    Đối với phạm nhân thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 67 của Bộ luật Hình sự, nếu bị kết án về các tội đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia hoặc bị kết án tù chung thân mà chưa được giảm xuống tù có thời hạn thì phải có văn bản đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và văn bản đồng ý của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

    8. Qua công tác kiểm sát thi hành án, nếu thấy có phạm nhân đủ điều kiện được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, Viện kiểm sát tự mình hoặc có văn bản yêu cầu Giám thị trại giam, trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cấp quân khu lập hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù cho phạm nhân đó. Trường hợp Giám thị trại giam, trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cấp quân khu lập hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù cho phạm nhân theo yêu cầu của Viện kiểm sát thì trình tự, thủ tục được thực hiện theo quy định tại Điều này.

    Điều 9. Thủ tục nhận hồ sơ và xem xét, quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù

    1. Hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù được gửi đến Tòa án có thẩm quyền bằng các phương thức sau đây:

    a) Bàn giao trực tiếp tại Tòa án;

    b) Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;

    c) Gửi bằng phương tiện điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

    2. Ngay khi nhận được hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, Tòa án phải vào sổ tiếp nhận, tổ chức xem xét, nghiên cứu hồ sơ và giải quyết như sau:

    a) Trường hợp hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù đã đầy đủ theo hướng dẫn tại Điều 5 và Điều 6 của Thông tư liên tịch này thì xem xét, quyết định việc tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù;

    b) Trường hợp hồ sơ đề nghị chưa đầy đủ theo quy định tại Điều 5 và Điều 6 của Thông tư liên tịch này hoặc chưa rõ thì Tòa án thông báo cho cơ quan có thẩm quyền đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù bổ sung tài liệu hoặc làm rõ thêm. Trường hợp này, thời hạn 07 ngày quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật Thi hành án hình sự được tính lại, kể từ ngày Tòa án nhận được tài liệu bổ sung hoặc văn bản giải trình về vấn đề cần được làm rõ thêm.

    3. Sau khi xem xét hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, Chánh án Tòa án giải quyết như sau:

    a) Trường hợp không đủ căn cứ tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù thì không ra quyết định tạm đình chỉ và có văn bản trả lời trong đó nêu rõ lý do. Văn bản này có thể bị khiếu nại hoặc kiến nghị theo quy định của Luật Thi hành án hình sự và phải được gửi theo quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật Thi hành án hình sự;

    b) Trường hợp có đủ căn cứ tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù thì ra quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù;

    c) Trường hợp hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù đã đầy đủ nhưng nếu thấy còn nội dung vướng mắc, chưa rõ thì Chánh án Tòa án phối hợp với Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp để trao đổi, thống nhất trước khi ban hành quyết định.

    4. Quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù có các nội dung sau:

    a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;

    b) Tòa án ra quyết định;

    c) Ghi rõ họ tên, chức vụ người ra quyết định;

    d) Số, ngày, tháng, năm của bản án, quyết định được thi hành;

    đ) Số, ngày, tháng, năm của quyết định thi hành án phạt tù;

    e) Họ tên, năm sinh, nơi cư trú của phạm nhân;

    g) Lý do được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù;

    h) Tên cơ quan thi hành án hình sự, Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao quản lý người được tạm đình chỉ.

    Trường hợp người được tạm đình chỉ bị bệnh nặng đang phải điều trị tại bệnh viện mà phải giao cho thân nhân chăm sóc thì ghi thêm họ tên, nơi cư trú của thân nhân và mối quan hệ giữa họ;

    i) Thời hạn tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù và hiệu lực thi hành.

    Trường hợp tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 67 của Bộ luật Hình sự thì cuối quyết định ghi Quyết địnhthi hành án phạt tù số … của Tòa án … được thi hành kể từ ngày hết thời hạn tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù hoặc cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nhận được văn bản của bệnh viện cấp tỉnh, bệnh viện cấp quân khu trở lên hoặc       kết luận của tổ chức pháp y công lập hoặc kết luận của Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh trở lên về tình trạngsức khỏe của người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù phục hồi”.

    Trường hợp tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù theo quy định tại các điểm b, c, d khoản 1 Điều 67 của Bộ luật Hình sự thì cuối quyết định ghi “Hết thời hạn tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù thì Quyết định thi hành án phạt tù số, ngày, tháng, năm của Tòa án … được thi hành theo quy định của Luật Thi hành án hình sự”.

    5. Thời hạn tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù tính từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được tạm đình chỉ về cư trú, đơn vị quân đội được giao quản lý người được tạm đình chỉ nhận bàn giao người được tạm đình chỉ.

    Trường hợp người được tạm đình chỉ bị bệnh nặng đang phải điều trị tại bệnh viện mà phải giao cho thân nhân chăm sóc thì thời hạn tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù tính từ ngày lập biên bản giao người được tạm đình chỉ cho thân nhân người đó tại bệnh viện.

    6. Quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù được thi hành ngay và có thể bị kháng nghị. Trình tự, thủ tục giải quyết kháng nghị thực hiện theo quy định tại các chương XXII, XXV và XXVI của Bộ luật Tố tụng hình sự.

    7. Quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù phải được gửi theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật Thi hành án hình sự.

    Điều 10. Tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù đối với một số trường hợp cụ thể

    1. Đối với người đang chờ đưa đi chấp hành án phạt tù.

    Người đã có quyết định thi hành án phạt tù của Tòa án đang ở trong trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện chờ đưa đi chấp hành án (người đang chờ đưa đi chấp hành án) nếu đủ điều kiện thì có thể được đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù được thực hiện như đối với phạm nhân đang chấp hành án phạt tù tại trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện.

    2. Đối với phạm nhân được trích xuất.

    Phạm nhân được trích xuất để phục vụ điều tra, truy tố, xét xử nhưng không thuộc đối tượng đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội khác thì trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi phạm nhân được trích xuất có văn bản đề nghị trại giam, trại tạm giam, Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi quản lý hồ sơ phạm nhân xem xét, lập hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, nếu họ có đủ điều kiện có thể được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù. Đối với trường hợp trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi phạm nhân được trích xuất đồng thời quản lý hồ sơ phạm nhân thì trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi phạm nhân được trích xuất đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù.

    Trình tự, thủ tục, hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù được thực hiện như đối với phạm nhân đang chấp hành án tại trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện.

    3. Tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù để xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm.

    Ngay sau khi nhận được quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định bị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện đang quản lý người được tạm đình chỉ tổ chức giao người tạm đình chỉ cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó về cư trú, đơn vị quân đội được giao quản lý.

    Điều 11. Thi hành quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, hủy quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù

    1. Việc thi hành quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù được thực hiện theo quy định tại Điều 37 của Luật Thi hành án hình sự.

    2. Tòa án xem xét hủy quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù trong các trường hợp sau:

    a) Người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù có kết quả giám định xác định họ mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi;

    b) Người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù có kết quả giám định xác định họ đã phục hồi sức khỏe và đã bị đưa đến nơi chấp hành án phạt tù;

    c) Người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù thực hiện hành vi phạm tội mới, bỏ trốn hoặc vi phạm pháp luật gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    d) Người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù có đơn tự nguyện xin chấp hành án phạt tù khi chưa hết thời hạn tạm đình chỉ.

    3. Thủ tục xem xét hủy quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù được thực hiện như sau:

    a) Tòa án xem xét hủy quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, đề nghị hủy quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù.

    b) Trường hợp đề nghị hủy quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù theo quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều này thì trình tự, thủ tục thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 37 của Luật Thi hành án hình sự.

    c) Trường hợp đề nghị hủy quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều này thì trình tự, thủ tục thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 37 của Luật Thi hành án hình sự.

    d) Trường hợp người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù tự nguyện xin chấp hành án phạt tù theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được tạm đình chỉ về cư trú, đơn vị quân đội được giao quản lý người được tạm đình chỉ báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu để cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có văn bản đề nghị Chánh án Tòa án đã ra quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù hủy quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù.

    đ) Thủ tục xem xét hủy quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù thực hiện theo quy định tại khoản 2, 3 và 7 Điều 9 của Thông tư liên tịch này.

    4. Quyết định hủy quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù có các nội dung sau: Ngày, tháng, năm ra quyết định; Tòa án ra quyết định; ghi rõ họ tên, chức vụ người ra quyết định; số, ngày, tháng, năm của quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù; ghi rõ họ tên, năm sinh, nơi cư trú của người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù; lý do hủy quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù; cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện hoặc cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu được chỉ định thi hành; ghi rõ số, ngày, tháng, năm của quyết định thi hành án đã ban hành. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày Tòa án ra quyết định.

    Quyết định hủy quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù có thể bị kháng nghị theo quy định tại khoản 5 Điều 167 của Luật Thi hành án hình sự và được giải quyết theo quy định tại khoản 4 Điều 169 của Luật Thi hành án hình sự.

    Trường hợp hủy quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù quy định tại điểm a khoản 2 Điều này thì ngoài nội dung hủy quyết định tạm đình chỉ còn phải có nội dung về áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

    5. Khi nhận được quyết định hủy quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù của Tòa án, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu tổ chức việc thi hành án theo quy định tại khoản 4 Điều 23 của Luật Thi hành án hình sự.

    Khi nhận được quyết định hủy quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù và áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh của Tòa án thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu, cơ sở chữa bệnh tâm thần tổ chức việc thi hành theo quy định tại các điều 137, 138 của Luật Thi hành án hình sự.

    Chương III

    HỒ SƠ, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XÉT, ĐỀ NGHỊ,

    QUYẾT ĐỊNH VÀ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH GIẢM

    THỜI HẠN CHẤP HÀNH ÁN PHẠT TÙ

    Điều 12. Thời điểm xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù

    1. Việc xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù được thực hiện mỗi năm 03 (ba) đợt, vào các dịp: Ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4), ngày Quốc khánh (2/9) và tết Nguyên đán. Đối với các trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng, thực hiện việc xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù vào dịp ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12) thay cho dịp tết Nguyên đán. Năm để xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù được xác định từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm đó.

    2. Mỗi năm 01 phạm nhân chỉ được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù 01 lần theo quy định tại Điều 38 của Luật Thi hành án hình sự. Sau lần xét giảm đầu tiên, nếu các năm tiếp theo phạm nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì sẽ được xét giảm vào đúng đợt mà đã được xét giảm lần đầu. Trường hợp đã được giảm mà thời hạn tù còn lại không đủ 01 năm thì năm tiếp theo có thể đề nghị xét giảm sớm hơn 01 đợt, nhưng vẫn phải bảo đảm mỗi năm chỉ được xét giảm 01 lần.

    Điều 13. Lập hồ sơ, danh sách đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù

    1. Trước thời điểm xét giảm quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư liên tịch này, ít nhất là 20 ngày, các trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện bố trí cho cán bộ quản giáo tổ chức họp đội (tổ) phạm nhân để bình xét, giới thiệu, đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù cho những người có đủ điều kiện và biểu quyết bằng hình thức giơ tay. Cuộc họp phải được lập biên bản, có chữ ký của cán bộ quản giáo và phạm nhân ghi biên bản. Trên cơ sở kết quả họp đội phạm nhân, cán bộ quản giáo lập danh sách và đề xuất mức giảm cho từng phạm nhân báo cáo tại cuộc họp xét, đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù của phân trại (đối với trại giam có từ 02 phân trại trở lên).

    Trường hợp cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có ít phạm nhân thì cán bộ quản giáo không tổ chức họp mà kiểm tra, rà soát, lập danh sách phạm nhân có đủ điều kiện xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, báo cáo tại cuộc họp xét, đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện.

    2. Hội đồng xét, đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù của trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện tổ chức họp, nghe báo cáo kết quả xét, đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù của các phân trại (đối với các trại giam có từ 02 phân trại trở lên) hoặc của cán bộ quản giáo phụ trách đội (tổ) phạm nhân và xét, đề nghị giảm thời hạn cho từng phạm nhân, sau đó hoàn chỉnh hồ sơ, danh sách do Chủ tịch Hội đồng ký.

    3. Trường hợp phạm nhân được trích xuất để phục vụ điều tra, truy tố, xét xử nhưng không thuộc đối tượng đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội khác, nếu có đủ điều kiện xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù thì trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi phạm nhân được trích xuất có văn bản đề nghị trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi đang quản lý hồ sơ phạm nhân xem xét, lập hồ sơ đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù. Đối với trường hợp trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi phạm nhân được trích xuất đồng thời quản lý hồ sơ phạm nhân thì trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi phạm nhân được trích xuất đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù.

    4. Trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh, trại giam, trại tạm giam thuộc quân khu, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện chuyển hồ sơ, danh sách đề nghị xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù đến Hội đồng thẩm định có thẩm quyền để thẩm định.

    5. Hồ sơ đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 38 của Luật Thi hành án hình sự.

    Điều 14. Hội đồng xét, đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù và Hội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù

    1. Bộ Công an quy định việc thành lập và thành phần Hội đồng xét, đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù của các trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an và trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh; thành phần họp xét, đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện; quy định việc thành lập và thành phần Hội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, Hội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù của cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an.

    2. Bộ Quốc phòng quy định việc thành lập và thành phần Hội đồng xét, đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù của các trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu; Hội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù của cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng.

    Điều 15. Thẩm định hồ sơ, danh sách đề nghị xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù

    1. Trại giam thuộc Bộ Công an chuyển hồ sơ, danh sách đề nghị xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù cho phạm nhân đến Hội đồng thẩm định của cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an để thẩm định. Trại tạm giam thuộc Bộ Công an chuyển hồ sơ, danh sách đến Thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý để xét duyệt, sau đó chuyển cho Hội đồng thẩm định của cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an thẩm định.

    Hội đồng thẩm định tổ chức họp để thẩm định hồ sơ, danh sách đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù do trại giam, trại tạm giam chuyển đến. Đối với trường hợp người được đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù là phạm nhân phạm các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Hội đồng thẩm định phải mời đại diện Cơ quan An ninh điều tra của Bộ Công an dự họp hoặc gửi văn bản đề nghị cho ý kiến trước khi Hội đồng họp. Sau khi thẩm định hồ sơ, danh sách đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù của các trại giam, trại tạm giam, Hội đồng tổng hợp kết quả và báo cáo Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an duyệt.

    Căn cứ kết quả thẩm định đã được Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an duyệt, Giám thị trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an hoàn chỉnh hồ sơ, danh sách, làm văn bản đề nghị Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi phạm nhân đang chấp hành án phạt tù xem xét, quyết định, đồng thời gửi một bộ hồ sơ, danh sách đến Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp với Tòa án để thực hiện chức năng kiểm sát theo quy định của pháp luật.

    2. Giám thị trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh và Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện chuyển hồ sơ, danh sách đề nghị xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù cho Hội đồng thẩm định của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh để thẩm định. Căn cứ kết quả thẩm định của Hội đồng, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh phối hợp với trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện hoàn chỉnh hồ sơ, danh sách đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù trình Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh có văn bản đề nghị Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi phạm nhân đang chấp hành án phạt tù xem xét, quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù cho phạm nhân, đồng thời chuyển cho Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh để thực hiện chức năng kiểm sát.

    3. Trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng chuyển hồ sơ, danh sách đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù cho phạm nhân đến Hội đồng thẩm định của cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng để thẩm định. Hội đồng thẩm định tiến hành thẩm định hồ sơ, danh sách đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù do trại giam, trại tạm giam chuyển đến và tổng hợp kết quả, báo cáo Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng duyệt.

    Căn cứ kết quả thẩm định đã được Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng duyệt, Giám thị trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng hoàn chỉnh hồ sơ, danh sách, làm văn bản đề nghị Tòa án quân sự cấp quân khu nơi phạm nhân đang chấp hành án phạt tù xem xét, quyết định; đồng thời, gửi một bộ hồ sơ, danh sách đến Viện kiểm sát quân sự có thẩm quyền để thực hiện chức năng kiểm sát theo quy định của pháp luật.

    4. Trại giam thuộc quân khu chuyển hồ sơ, danh sách đề nghị xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù cho phạm nhân đến Hội đồng thẩm định của cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu để thẩm định. Căn cứ kết quả thẩm định của Hội đồng, Giám thị trại giam thuộc quân khu hoàn chỉnh hồ sơ, danh sách, làm văn bản đề nghị Tòa án quân sự cấp quân khu nơi phạm nhân đang chấp hành án xem xét, quyết định, đồng thời gửi một bộ hồ sơ, danh sách cho Viện kiểm sát quân sự có thẩm quyền để thực hiện chức năng kiểm sát theo quy định của pháp luật.

    5. Trại tạm giam thuộc quân khu, quân đoàn chuyển hồ sơ, danh sách đề nghị xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù cho phạm nhân đến Hội đồng thẩm định của quân khu, quân đoàn để thẩm định. Căn cứ kết quả thẩm định của Hội đồng, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu phối hợp với trại tạm giam hoàn chỉnh hồ sơ, danh sách, làm văn bản đề nghị Tòa án quân sự cấp quân khu nơi phạm nhân đang chấp hành án xem xét, quyết định; đồng thời, gửi một bộ hồ sơ, danh sách đến Viện kiểm sát quân sự có thẩm quyền để thực hiện chức năng kiểm sát theo quy định của pháp luật.

    6. Trong quá trình kiểm sát việc lập hồ sơ đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù của trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cấp quân khu nơi phạm nhân chấp hành án nếu phát hiện trường hợp nào đủ điều kiện được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù nhưng không được cơ quan có thẩm quyền đề nghị thì Viện kiểm sát yêu cầu cơ quan đó đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù cho họ.

    Cơ quan có thẩm quyền đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù xem xét lập hồ sơ bổ sung. Nếu đồng ý thì thực hiện thủ tục đề nghị theo quy định tại Điều 38 của Luật Thi hành án hình sự, hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này và thực hiện trong thời điểm xét giảm đó. Nếu không đồng ý thì trả lời bằng văn bản cho Viện kiểm sát đã yêu cầu biết và nêu rõ lý do.

    Điều 16. Nhận và xử lý hồ sơ đề nghị xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù

    1. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày lập hồ sơ đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, cơ quan đề nghị phải chuyển hồ sơ cho Tòa án có thẩm quyền và Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án.

    Việc gửi hồ sơ đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Thông tư liên tịch này.

    2. Ngay sau khi nhận được hồ sơ đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, Tòa án vào sổ nhận hồ sơ. Chánh án thành lập Hội đồng xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù gồm 03 Thẩm phán và phân công 01 Thẩm phán chủ trì phiên họp.

    3. Sau khi được phân công chủ trì phiên họp, Thẩm phán xem xét, giải quyết như sau:

    a) Quyết định mở phiên họp xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù và thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án cử Kiểm sát viên tham gia phiên họp.

    b) Đề nghị cơ quan đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù bổ sung hoặc làm rõ thêm đối với trường hợp cần bổ sung tài liệu hoặc tài liệu chưa rõ. Văn bản đề nghị này đồng thời gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp biết.

    Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án, cơ quan đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù phải gửi tài liệu bổ sung hoặc làm rõ tài liệu cho Tòa án và Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án.

    4. Quyết định mở phiên họp phải có các nội dung sau: ngày, tháng, năm ra quyết định; tên Tòa án ra quyết định; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm mở phiên họp; Họ tên, năm sinh, nơi cư trú của phạm nhân; Quyết định thi hành án phạt tù; Họ tên Thẩm phán, Thư ký phiên họp; Họ tên Kiểm sát viên.

    Phiên họp xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù có thể họp tại trụ sở Tòa án hoặc tại trại giam, trại tạm giam nơi phạm nhân đang chấp hành án phạt tù. Trường hợp phiên họp được tổ chức tại trại giam, trại tạm giam thì Tòa án, Viện kiểm sát, trại giam, trại tạm giam và các cơ quan có liên quan phối hợp lập kế hoạch chuẩn bị phiên họp an toàn, hiệu quả, tiết kiệm.

    Quyết định này phải gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án chậm nhất là 05 ngày trước khi mở phiên họp.

    Điều 17. Thành phần, thủ tục tiến hành phiên họp xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù

    1. Những người tham gia phiên họp xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù

    a) Thành phần tham gia phiên họp theo quy định tại khoản 3 Điều 38 của Luật Thi hành án hình sự. Trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt thì Tòa án hoãn phiên họp.

    b) Trường hợp cần thiết, Tòa án có thể triệu tập phạm nhân hoặc người đại diện hợp pháp của họ, người giám định, người phiên dịch, đại diện cơ quan lập hồ sơ đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan tham gia phiên họp; nếu có người vắng mặt thì Tòa án quyết định hoãn phiên họp hoặc vẫn tiến hành phiên họp xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù.

    c) Thời hạn hoãn phiên họp không quá 07 ngày, kể từ ngày hoãn.

    2. Phiên họp xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù được tiến hành như sau:

    a) Thư ký phiên họp báo cáo sự có mặt, vắng mặt của những người được Tòa án triệu tập và lý do vắng mặt;

    b) Chủ tọa khai mạc phiên họp, giới thiệu thành phần Hội đồng, Kiểm sát viên tham gia phiên họp, Thư ký phiên họp;

    c) Một thành viên của Hội đồng trình bày hồ sơ đề nghị xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù;

    d) Kiểm sát viên trình bày quan điểm của Viện kiểm sát về việc đề nghị xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù của cơ quan đề nghị và việc tuân theo pháp luật trong việc xét, quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù;

    đ) Chủ tọa phiên họp điều hành thảo luận.

    3. Căn cứ vào hồ sơ đề nghị, ý kiến của Viện kiểm sát, người tham gia phiên họp (nếu có), Hội đồng xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù xem xét, quyết định như sau:

    a) Không chấp nhận đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù;

    b) Chấp nhận toàn bộ hoặc một phần mức đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù.

    Trường hợp đến ngày mở phiên họp xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù mà thời hạn chấp hành án phạt tù còn lại của phạm nhân được đề nghị xét giảm không quá 01 tháng thì Hội đồng xét giảm có thể quyết định giảm hết thời hạn tù còn lại nhưng phải bảo đảm thời gian thực sự chấp hành hình phạt tù theo quy định tại Điều 63 của Bộ luật Hình sự.

    Trường hợp sau khi được Hội đồng xét giảm chấp nhận toàn bộ mức đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù thì thời hạn chấp hành án phạt tù còn lại không quá 01 tháng, Hội đồng xét giảm có thể quyết định giảm hết thời hạn tù còn lại.

     4. Mọi diễn biến tại phiên họp được ghi vào biên bản và lưu hồ sơ xem xét đề nghị. Biên bản phiên họp phải có chữ ký của chủ tọa phiên họp và Thư ký phiên họp.

    Điều 18. Quyết định về việc giảm thời hạn chấp hành án phạt tù

    1. Quyết định về việc giảm thời hạn chấp hành án phạt tù có các nội dung sau đây:

    a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;

    b) Tên Tòa án ra quyết định;

    c) Họ tên của Thẩm phán, Kiểm sát viên, Thư ký phiên họp;

    d) Họ tên, năm sinh, nơi cư trú của phạm nhân; bản án có hiệu lực pháp luật được thi hành; số, ngày, tháng, năm của quyết định thi hành án phạt tù;

    đ) Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết;

    e) Nhận định của Tòa án về những căn cứ chấp nhận hoặc không chấp nhận đề nghị;

    g) Căn cứ pháp luật để giải quyết đề nghị;

    h) Quyết định của Tòa án;

    i) Hiệu lực thi hành.

    2. Quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm và có thể bị kháng nghị. Trình tự, thủ tục giải quyết kháng nghị thực hiện theo quy định tại các chương XXII, XXV và XXVI của Bộ luật Tố tụng hình sự.

    Trường hợp thời gian được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù bằng thời hạn tù còn lại phải chấp hành thì quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù được thi hành ngay và ghi rõ trong quyết định.

    3. Việc gửi Quyết định về việc giảm thời hạn chấp hành án phạt tù được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 38 của Luật Thi hành án hình sự.

    Điều 19. Thủ tục giải quyết trường hợp phạm nhân vi phạm nội quy cơ sở giam giữ hoặc có hành vi vi phạm pháp luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự trước thời điểm Tòa án quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù

    Trước khi có quyết định giảm của Tòa án mà phạm nhân đã được đề nghị xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù vi phạm nội quy cơ sở giam giữ hoặc có hành vi vi phạm pháp luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì Giám thị trại giam, trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải báo cáo kịp thời với Hội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, Tòa án có thẩm quyền xét giảm và Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án để loại phạm nhân đó ra khỏi danh sách xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù.

    Điều 20. Thi hành quyết định của Tòa án về việc giảm thời hạn chấp hành án phạt tù

    1. Trường hợp thời gian được giảm bằng thời hạn phải chấp hành án phạt tù còn lại thì quyết định về việc giảm thời hạn chấp hành án phạt tù của Tòa án được thi hành ngay.

    2. Trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải tổ chức công bố công khai quyết định của Tòa án về việc giảm thời hạn chấp hành án phạt tù cho toàn thể phạm nhân đang chấp hành án phạt tù tại trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ biết. Khi quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù có hiệu lực thì làm thủ tục trừ thời hạn chấp hành án phạt tù cho phạm nhân để lưu hồ sơ phạm nhân.

    3. Sau khi công bố quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù cho phạm nhân, Giám thị trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cấp quân khu tổng hợp tình hình, kết quả cụ thể báo cáo cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng để theo dõi, chỉ đạo.

    Chương IV

    ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

    Điều 21. Hiệu lực thi hành

    1. Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2021.

    2. Các nội dung quy định tại Chương 3, Chương 4 của Thông tư liên tịch số 03/2013/TTLT-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BQP-BTY ngày 15 tháng 5 năm 2013 của Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế và các nội dung quy định tại Chương 3, Chương 4 của Thông tư liên tịch số 02/2013/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 15 tháng 5 năm 2013 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành.

    Điều 22. Tổ chức thực hiện

    1. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư liên tịch này.

    2. Trong quá trình thực hiện Thông tư liên tịch nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng để có hướng dẫn kịp thời./.

     

  • Thông tư liên tịch 01/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC- BCA-BQP

    Căn cứ Luật Thi hành án hình sự ngày 14 tháng 6 năm 2019;

    Căn cứ Bộ luật Tố tụng hình sự ngày 27 tháng 11 năm 2015;

    Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;

    Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng liên tịch quy định quan hệ phối hợp trong việc thực hiện trình tự, thủ tục hoãn, miễn chấp hành án phạt tù.

    Chương I

    QUY ĐỊNH CHUNG

              Điều1. Phạm vi điều chỉnh

              Thông tư liên tịch này quy định quan hệ phối hợp trong thực hiện một số quy định của Luật Thi hành án hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự về trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, đề nghị, quyết định và thi hành quyết định hoãn, miễn chấp hành án phạt tù cho người bị kết án phạt tù đang tại ngoại, người bị kết án phạt tù chưa chấp hành án phạt tù, đang tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù (sau đây gọi chung là người bị kết án phạt tù).

              Điều 2. Đối tượng áp dụng

              Thông tư liên tịch này áp dụng đối với Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu, trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, người bị kết án phạt tù và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến thực hiện hoãn, miễn chấp hành án phạt tù.

    Điều 3. Nguyên tắc phối hợp trong việc thực hiện hoãn, miễn chấp hành án phạt tù

              1. Tuân thủ quy định của pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và thi hành án hình sự.

              2. Bảo đảm nhân đạo xã hội chủ nghĩa.

              3. Bảo đảm tính công khai, minh bạch và công bằng.

              4. Tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị kết án phạt tù.

    Điều 4. Mẫu các văn bản ban hành kèm theo Thông tư liên tịch

    1. Đơn xin hoãn, miễn chấp hành án phạt tù (Mẫu số 01).

    2. Quyết định hoãn chấp hành án phạt tù (Mẫu số 02).

    3. Quyết định hủy Quyết định hoãn chấp hành án phạt tù (Mẫu số 03).

    4. Quyết định hủy Quyết định hoãn chấp hành án phạt tù và áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh (Mẫu số 04).

    5. Quyết định mở phiên họp xem xét miễn chấp hành án phạt tù (Mẫu số 05).

    6. Quyết định về việc xét miễn chấp hành án phạt tù (Mẫu số 06).

    Chương II

    TRÌNH TỰ, THỦ TỤC, HỒ SƠ XÉT, ĐỀ NGHỊ, QUYẾT ĐỊNH

    VÀ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNHHOÃN CHẤP HÀNH ÁN PHẠT TÙ

    Điều 5. Thủ tục đề nghị hoãn chấp hành án phạt tù

    1. Cá nhân, cơ quan sau đây có quyền làm đơn, văn bản đề nghị hoãn chấp hành án phạt tù:

    a) Người bị kết án phạt tù. Trường hợp người bị kết án phạt tù không thể tự mình làm đơn đề nghị thì người thân thích của người bị kết án có thể đề nghị thay;

    b) Viện kiểm sát cùng cấp;

    c) Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người chấp hành án phạt tù cư trú;

    d) Cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi người chấp hành án phạt tù làm việc hoặc cư trú.

    2. Đơn, văn bản đề nghị hoãn chấp hành án phạt tù phải được gửi cho Tòa án đã ra quyết định thi hành án trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án, trừ trường hợp sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan và có các nội dung sau:

    a) Ngày, tháng, năm làm đơn, văn bản;

    b) Tên Tòa án nhận đơn, văn bản;

    c) Họ tên, năm sinh, nơi cư trú, làm việc của người chấp hành án phạt tù tại ngoại;

    d) Số, ngày, tháng, năm của bản án, tội danh, quyết định hình phạt trong bản án có hiệu lực pháp luật; số, quyết định thi hành án phạt tù;

    đ) Lý do đề nghị hoãn chấp hành án phạt tù;

    e) Danh mục tài liệu kèm theo đơn, văn bản đề nghị;

    g) Trường hợp người bị kết án phạt tù hoặc người thân thích của họ làm đơn yêu cầu thì cuối đơn phải ký tên hoặc điểm chỉ, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người bị kết án cư trú; trường hợp cơ quan đề nghị thì cuối văn bản phải do người đại diện hợp pháp của cơ quan ký tên và đóng dấu của cơ quan đó.

    3. Đơn, văn bản đề nghị và các tài liệu kèm theo phải được gửi đến Tòa án đã ra quyết định thi hành án phạt tù bằng các phương thức sau đây:

    a) Nộp trực tiếp tại Tòa án;

    b) Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;

    c) Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

    4. Ngày nhận được đơn hoặc văn bản đề nghị là ngày cơ quan, cá nhân nộp tại Tòa án hoặc ngày Tòa án nhận được do tổ chức dịch vụ bưu chính chuyển đến. Trường hợp cơ quan, cá nhân gửi đơn hoặc văn bản đề nghị qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án thì ngày nhận được đơn hoặc văn bản là ngày Cổng thông tin điện tử của Tòa án xác nhận đã nhận được đơn, văn bản do cơ quan, cá nhân gửi đến.

    Điều 6. Hồ sơ đề nghị hoãn chấp hành án phạt tù

    1. Hồ sơ đề nghị hoãn chấp hành án phạt tù bao gồm các tài liệu sau:

    a) Đơn đề nghị hoãn chấp hành án phạt tù hoặc văn bản đề nghị hoãn chấp hành án phạt tù;

    b) Bản sao bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc bản sao trích lục bản án;

    c) Bản sao quyết định thi hành án phạt tù;

    d) Đối với người bị kết án phạt tù bị bệnh nặng tới mức không thể chấp hành án phạt tù và nếu phải chấp hành án phạt tù sẽ nguy hiểm đến tính mạng của họ phải có kết luận của Hội đồng giám định y khoa hoặc bản sao bệnh án, kết luận của bệnh viện cấp tỉnh hoặc cấp quân khu trở lên hoặc có kết luận của tổ chức pháp y công lập về tình trạng bệnh tật của người bị kết án phạt tù. Người bị bệnh nặng là người mắc một trong các bệnh hiểm nghèo như: Ung thư giai đoạn cuối, lao nặng kháng thuốc, xơ gan cổ chướng, suy tim độ III trở lên, suy thận độ IV trở lên hoặc mắc bệnh khác dẫn đến không có khả năng tự phục vụ bản thân, tiên lượng xấu, nguy cơ tử vong cao;

    đ) Đối với người bị kết án phạt tù bị nhiễm HIV đã chuyển giai đoạn lâm sàng IV thì phải có kết quả xét nghiệm bị nhiễm HIV theo quy định của Bộ Y tế và bản sao bệnh án hoặc kết luận của cơ quan y tế có thẩm quyền khẳng định đã chuyển giai đoạn lâm sàng IV, đang có nhiễm trùng cơ hội và tiên lượng xấu, nguy cơ tử vong cao;

    e) Đối với người bị kết án phạt tù là phụ nữ có thai phải có kết luận của bệnh viện cấp huyện hoặc tương đương trở lên về việc người bị kết án có thai;

    g) Đối với người bị kết án phạt tù là phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi phải có bản sao giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con dưới 36 tháng tuổi và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người bị kết án phạt tù đang cư trú về việc họ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;

    h) Đối với người bị kết án phạt tù được đề nghị hoãn chấp hành án phạt tù vì lý do là lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành án phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt thì phải có bản tường trình ghi rõ hoàn cảnh khó khăn, công việc, mức thu nhập, nơi làm việc và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi họ cư trú;

    i) Đối với người bị kết án phạt tù được đề nghị hoãn chấp hành án do nhu cầu công vụ thì phải có văn bản hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc trưng dụng người bị kết án phạt tù cần phải thực hiện nhiệm vụ, công vụ cụ thể;

    k) Bản sao Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân, hộ chiếu;

    l) Các tài liệu khác liên quan (nếu có).

    2. Hồ sơ đề nghị hoãn chấp hành án phạt tù phải được đánh số bút lục và lưu giữ trong Hồ sơ thi hành án của người được hoãn chấp hành án phạt tù do Tòa án quản lý.

    3. Trường hợp Viện kiểm sát yêu cầu Tòa án cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến hoãn chấp hành án phạt tù để thực hiện chức năng kiểm sát thì Tòa án sao gửi theo yêu cầu của Viện kiểm sát, trừ trường hợp hoãn chấp hành án phạt tù theo đề nghị của Viện kiểm sát.

    Điều 7. Thủ tục xem xét hoãn chấp hành án phạt tù

    1. Ngay sau khi nhận được đơn, văn bản, tài liệu, hồ sơ đề nghị xem xét hoãn chấp hành án phạt tù thì Tòa án thông báo bằng văn bản về việc đang xem xét quyết định hoãn chấp hành án phạt tù cho Viện kiểm sát cùng cấp để thực hiện chức năng kiểm sát (nếu Viện kiểm sát không có văn bản đề nghị hoãn chấp hành án phạt tù); cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu để ngừng việc làm thủ tục đưa người chấp hành án phạt tù đi chấp hành án và không thực hiện áp giải thi hành án.

    2. Chánh án Tòa án tổ chức xem xét, thẩm tra đơn, văn bản đề nghị, tài liệu kèm theo và giải quyết như sau:

    a) Trường hợp đơn, văn bản đề nghị và tài liệu kèm theo đã đầy đủ theo quy định tại Điều 6 của Thông tư liên tịch này thì xem xét hoãn chấp hành án phạt tù;

    b) Trường hợp đơn, văn bản đề nghị và tài liệu chưa đầy đủ theo quy định tại Điều 6 của Thông tư liên tịch này thì thông báo bổ sung đơn, văn bản đề nghị và các tài liệu kèm theo. Trường hợp này, thời hạn Chánh án phải xem xét quyết định hoãn chấp hành án phạt tù quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật Thi hành án hình sự được tính kể từ ngày nhận được bổ sung đơn, văn bản, tài liệu kèm theo;

    c) Trường hợp hồ sơ đề nghị hoãn chấp hành án phạt tù đã đầy đủ nhưng nếu thấy còn nội dung vướng mắc, chưa rõ thì Chánh án Tòa án phối hợp với Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp để trao đổi, thống nhất trước khi ban hành quyết định.

    3. Sau khi xem xét hồ sơ đề nghị hoãn chấp hành án phạt tù, Chánh án Tòa án giải quyết như sau:

    a) Trường hợp không đủ căn cứ hoãn chấp hành án phạt tù thì không ra quyết định hoãn và có văn bản trả lời trong đó nêu rõ lý do. Văn bản này có thể bị khiếu nại hoặc kiến nghị theo quy định của Luật Thi hành án hình sự và phải được gửi theo quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật Thi hành án hình sự;

    b) Trường hợp có đủ căn cứ hoãn chấp hành án phạt tù thì ra Quyết định hoãn chấp hành án phạt tù.

    4. Quyết định hoãn chấp hành án phạt tù có các nội dung sau:

    a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;

    b) Tòa án ra quyết định;

    c) Ghi rõ họ tên, chức vụ người ra quyết định;

    d) Số, ngày, tháng, năm của Bản án, quyết định được thi hành;

    đ) Số, ngày, tháng, năm của quyết định thi hành án phạt tù;

    e) Họ tên, năm sinh, nơi cư trú của người được hoãn chấp hành phạt tù;

    g) Lý do được hoãn chấp hành án phạt tù;

    h) Tên cơ quan thi hành án hình sự, Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao quản lý người được hoãn chấp hành án phạt tù;

    i) Thời hạn hoãn chấp hành án phạt tù và hiệu lực thi hành.

    Trường hợp hoãn chấp hành án phạt tù theo quy định tại các điểm b, c, d khoản 1 Điều 67 của Bộ luật Hình sự thì cuối quyết định ghi “Hết thời hạn hoãn chấp hành án phạt tù thì Quyết định thi hành án số … của Tòa án … được thi hành theo quy định của Luật Thi hành án hình sự”.

    Trường hợp hoãn chấp hành án phạt tù theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 67 của Bộ luật Hình sự thì cuối quyết định ghi “Quyết định thi hành án sốcủa Tòa ánđược thi hành kể từ ngày hết thời hạn hoãn chấp hành án phạt tù hoặc ngày cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nhận được văn bản của bệnh viện cấp tỉnh, bệnh viện cấp quân khu trở lên hoặc kết luận của tổ chức pháp y công lập hoặc kết luận của Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh trở lên về tình trạngsức khỏe của người đượchoãn chấp hành án phạt tù phục hồi”.

    5. Thời hạn hoãn chấp hành án phạt tù được tính từ ngày ban hành quyết định.

    6. Quyết định hoãn chấp hành án phạt tù được thi hành kể từ ngày ban hành và có thể bị kháng nghị. Trình tự, thủ tục giải quyết kháng nghị thực hiện theo quy định tại các chương XXII, XXV và XXVI của Bộ luật Tố tụng hình sự.

    7. Quyết định hoãn chấp hành án phạt tù phải được gửi theo quy định tại khoản 3 Điều 24 của Luật Thi hành án hình sự.

    Điều8. Hủy quyết định hoãn chấp hành án phạt tù

    1. Tòa án xem xét hủy quyết định hoãn chấp hành án phạt tù trong các trường hợp sau:

    a) Người được hoãn chấp hành án phạt tù không cam kết chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật hoặc thực hiện hành vi phạm tội mới, bỏ trốn hoặc vi phạm pháp luật gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    b) Người được hoãn chấp hành án phạt tù có kết quả giám định xác định  họ mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi;

    c) Người được hoãn chấp hành án phạt tù có kết quả giám định xác định họ đã hồi phục sức khỏe và đã bị đưa đến nơi chấp hành án phạt tù;

    d) Người được hoãn chấp hành án phạt tù có đơn tự nguyện xin chấp hành án phạt tù.

    2. Thủ tục xem xét hủy quyết định hoãn chấp hành án phạt tù thực hiện như sau:

    a) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được biên bản và thông báo của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu về việc người được hoãn chấp hành án phạt tù không cam kết chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật thì Chánh án Tòa án đã ra quyết định hoãn chấp hành án phạt tù xem xét hủy quyết định hoãn chấp hành án phạt tù.

    b) Ngay sau khi nhận được báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao quản lý người được hoãn chấp hành án phạt tù về việc người được hoãn chấp hành án phạt tù thực hiện hành vi phạm tội mới, bỏ trốn hoặc vi phạm pháp luật gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đơn tự nguyện xin chấp hành án phạt tù của người được hoãn chấp hành án phạt tù thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có văn bản đề nghị Chánh án Tòa án đã ra quyết định hoãn chấp hành án phạt tù hủy quyết định hoãn chấp hành án phạt tù.

    Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu thì Chánh án Tòa án đã ra quyết định hoãn chấp hành án phạt tù xem xét hủy quyết định hoãn chấp hành án phạt tù.

    c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo hoặc đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu về việc đã đưa người được hoãn chấp hành án phạt tù đến nơi chấp hành án do người được hoãn chấp hành án phạt tù đã hồi phục sức khỏe hoặc người được hoãn chấp hành án phạt tù mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi thì Chánh án Tòa án đã ra quyết định hoãn chấp hành án phạt tù xem xét hủy quyết định hoãn chấp hành án phạt tù.

    d) Thủ tục xem xét hủy quyết định hoãn chấp hành án phạt tù thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3 và 6 Điều 7 của Thông tư liên tịch này.

    đ) Quyết định hủy quyết định hoãn chấp hành án phạt tù có các nội dung sau: Ngày, tháng, năm ra quyết định; Tòa án ra quyết định; ghi rõ họ tên, chức vụ người ra quyết định; số, ngày, tháng, năm của quyết định hoãn chấp hành án phạt tù; họ tên, năm sinh, nơi cư trú của người được hoãn chấp hành án phạt tù; lý do hủy quyết định hoãn chấp hành án phạt tù; cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện hoặc cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu được chỉ định; ghi rõ số, ngày, tháng, năm quyết định thi hành án đã ban hành. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày Tòa án ra quyết định.

    Quyết định hủy quyết định hoãn chấp hành án phạt tù có thể bị kháng nghị theo quy định tại khoản 5 Điều 167 của Luật Thi hành án hình sự và được giải quyết theo quy định tại khoản 4 Điều 169 của Luật Thi hành án hình sự.

    Trường hợp hủy quyết định hoãn chấp hành án phạt tù theo quy định điểm b khoản 1 Điều này thì ngoài nội dung hủy quyết định hoãn chấp hành án phạt tù còn phải có nội dung về áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

    Điều 9. Thi hành quyết định hủy quyết định hoãn chấp hành án phạt tù

    Khi nhận được quyết định hủy quyết định hoãn chấp hành án phạt tù của Tòa án, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu tổ chức việc thi hành án theo quy định tại khoản 4 Điều 23 của Luật Thi hành án hình sự.

    Chương III

    TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XÉT, QUYẾT ĐỊNH VÀ THI HÀNH

    QUYẾT ĐỊNH MIỄN CHẤP HÀNH ÁN PHẠT TÙ

    Điều 10. Nhận và xử lý hồ sơ đề nghị xét miễn chấp hành án phạt tù

    1. Ngay sau khi nhận được văn bản và hồ sơ đề nghị miễn chấp hành án phạt tù, Tòa án phải ghi vào sổ nhận hồ sơ.

    2. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày vào sổ nhận hồ sơ đề nghị miễn chấp hành án phạt tù, Chánh án Tòa án có thẩm quyền thành lập Hội đồng gồm 03 Thẩm phán xét, quyết định miễn chấp hành án phạt tù và phân công 01 Thẩm phán chủ trì phiên họp.

    3. Sau khi được phân công chủ trì phiên họp, Thẩm phán xem xét, giải quyết như sau:

    a) Trường hợp hồ sơ đề nghị miễn chấp hành án phạt tù đã đầy đủ thì quyết định mở phiên họp xét miễn chấp hành án phạt tù và thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát đã đề nghị miễn chấp hành án phạt tù cử Kiểm sát viên tham gia phiên họp;

    b) Trường hợp hồ sơ đề nghị miễn chấp hành án phạt tù chưa rõ ràng, đầy đủ thì đề nghị Viện kiểm sát đã đề nghị miễn chấp hành án phạt tù bổ sung tài liệu.

    4. Quyết định mở phiên họp phải có các nội dung như sau: ngày, tháng, năm ra quyết định; tên Tòa án ra quyết định; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm mở phiên họp; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nghề nghiệp, nơi cư trú của người chấp hành án phạt tù; quyết định thi hành án phạt tù; họ tên Thẩm phán, Thư ký phiên họp và họ tên Kiểm sát viên.

    Quyết định này phải gửi cho Viện kiểm sát đã đề nghị miễn chấp hành án phạt tù chậm nhất là 05 ngày trước khi mở phiên họp.

    Điều 11. Những người tham gia phiên họp xét miễn chấp hành án phạt tù

    1. Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên họp; trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt thì Tòa án hoãn phiên họp.

    2. Trường hợp cần thiết, Tòa án có thể triệu tập người chấp hành án phạt tù hoặc người đại diện hợp pháp của họ, người giám định, người phiên dịch, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan tham gia phiên họp; nếu có người vắng mặt thì Tòa án quyết định hoãn phiên họp hoặc vẫn tiến hành phiên họp.

    Thời hạn hoãn phiên họp không quá 07 ngày, kể từ ngày hoãn.

    Điều 12. Thủ tục tiến hành phiên họp xét miễn chấp hành án phạt tù

    1. Thư ký phiên họp báo cáo sự có mặt, vắng mặt của những người được Tòa án triệu tập và lý do vắng mặt.

    2. Chủ tọa khai mạc phiên họp, giới thiệu thành phần Hội đồng, Kiểm sát viên tham gia phiên họp, Thư ký phiên họp.

    3. Đại diện Viện kiểm sát trình bày hồ sơ đề nghị xét miễn chấp hành án phạt tù. Các thành viên của Hội đồng hỏi thêm đại diện Viện kiểm sát về những điểm chưa rõ.

    Trường hợp phiên họp có người chấp hành án phạt tù hoặc người đại diện hợp pháp, người giám định, người phiên dịch, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia phiên họp thì Chủ tọa phiên họp điều hành việc hỏi, quyết định người hỏi trước, hỏi sau theo thứ tự hợp lý.

    4. Chủ tọa phiên họp điều hành thảo luận.

    5. Căn cứ vào hồ sơ đề nghị, ý kiến của Viện kiểm sát; người tham gia phiên họp (nếu có), Hội đồng xét miễn chấp hành án phạt tù xem xét, quyết định như sau:

    a) Không chấp nhận đề nghị miễn chấp hành án phạt tù;

    b) Chấp nhận đề nghị miễn chấp hành án phạt tù.

    6. Mọi diễn biến tại phiên họp được ghi vào biên bản và lưu hồ sơ xem xét đề nghị. Biên bản phiên họp phải có chữ ký của chủ tọa phiên họp và Thư ký phiên họp.

    Điều 13. Quyết định về việc xét miễn chấp hành án phạt tù

    1. Quyết định về việc xét miễn chấp hành án phạt tù có các nội dung sau đây:

    a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;

    b) Tên Tòa án ra quyết định;

    c) Họ tên của Thẩm phán, Kiểm sát viên, Thư ký phiên họp;

    d) Họ tên, năm sinh, nơi cư trú của người chấp hành án phạt tù; Bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật; Bản án, quyết định khác (nếu có); số, ngày, tháng, năm của quyết định thi hành án phạt tù;

    đ) Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết;

    e) Nhận định của Tòa án và những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận đề nghị;

    g) Căn cứ pháp luật để giải quyết đề nghị;

    h) Quyết định của Tòa án;

    i) Hiệu lực thi hành.

    2. Quyết định về việc xét miễn chấp hành án phạt tù phải được gửi theo quy định tại khoản 3 Điều 39 của Luật Thi hành án hình sự.

    3. Quyết định về việc xét miễn chấp hành án phạt tù có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm và có thể bị kháng nghị. Trình tự, thủ tục giải quyết kháng nghị thực hiện theo quy định tại các chương XXII, XXV và XXVI của Bộ luật Tố tụng hình sự.

    Chương IV

    ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

    Điều 14. Hiệu lực thi hành

    Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2021.

    Điều 15. Tổ chức thực hiện

    1. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư liên tịch này.

    2. Trong quá trình thực hiện Thông tư liên tịch, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng để có hướng dẫn kịp thời./.

     

  • Thông tư liên tịch 04/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP

    Căn cứ Luật Thi hành án hình sự ngày 14 tháng 6 năm 2019;

    Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;

    Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dântối cao, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng liên tịchquy định phối hợp trong việc thực hiện trình tự, thủ tục giảm thời hạn, miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ và miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại,

    Chương I

    QUY ĐỊNH CHUNG

    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

    Thông tư liên tịch này quy định phối hợp trong thực hiện trình tự, thủ tục giảm, miễn thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ và miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại đối với người bị kết án phạt cải tạo không giam giữ, cấm cư trú, quản chế.

    Điều 2. Đối tượng áp dụng

    Thông tư liên tịch này áp dụng đối với Tòa án, Viện kiểm sát,cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộcBộ Công an, cơ quan quản lý thi hành án hình sựthuộc Bộ Quốc phòng, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quanthi hành án hình sự cấp quân khu, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, người chấp hành án và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến giảm thời hạn, miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ và miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại.

    Điều 3. Một số từ ngữ được sử dụng trong xét giảm thời hạn,miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ và miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại

    1. Tích cực học tập, lao động, sửa chữa lỗi lầm hoặc lập thành tích trong lao động, bảo vệ an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng là trường hợp người chấp hành án có nhiều nỗ lực, cố gắng trong việc chấp hành án và thực hiện nghiêm chỉnh chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương, cơ quan, đơn vị nơi cư trú, làm việc (ví dụ: tự giác tham gia đầy đủ các hoạt động lao động công ích, học nghề;tham gia các hoạt động xây dựng nếp sống văn minh tại nơi cư trú, giữ gìn trật tự công cộng, bài trừ tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông);có thành tích trong lao động, phát hiện các tổ chức, cá nhân có hành vi tuyên truyền lôi kéo người khác tham gia vào các hoạt động trái pháp luật; tham gia công tác phòng chống dịch bệnh, phòng chống thiên tai và được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng.

    2. Lập công là trường hợp người chấp hành án có thành tích xuất sắc trong lao động, học tập, công tác, chiến đấu hoặc trong phòng, chống tội phạm được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định khen thưởng hoặc xác nhận.

    3. Người bị bệnh hiểm nghèo là trường hợp người chấp hành án đang bị những căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng, khó có phương thức chữa trị (ví dụ: Ung thư giai đoạn cuối, nhiễm HIV đã chuyển giai đoạn lâm sàng IV, lao nặng độ 4 kháng thuốc, xơ gan cổ chướng, suy tim độ III trở lên, suy thận độ IV trở lên)hoặc mắc bệnh khác dẫn đến không có khả năng tự phục vụ bản thân, tiên lượng xấu, nguy cơ tử vong cao.

    4. Người đã quá già yếu là người từ 70 tuổi trở lên hoặc người từ 60 tuổi trở lên nhưng thường xuyên ốm đau.

    5. Bồi thường một phần nghĩa vụ dân sự được hiểu là đã bồi thường ít nhất một phần hai nghĩa vụ dân sự theo bản án, quyết định của Tòa án.

    Trường hợp người bị kết án bồi thường được ít hơn một phần hai nghĩa vụ dân sự theo bản án, quyết định của Tòa án nhưng có văn bản miễn, giảm một phần nghĩa vụ dân sự hoặc có thỏa thuận khác của phía người được bồi thường (có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền) thể hiện người bị kết án đã bồi thường được một phần hai nghĩa vụ dân sự thì cũng được coi là đã bồi thường một phần nghĩa vụ dân sự.

    Điều 4. Mẫu các văn bản ban hành kèm theo Thông tư liên tịch

    1. Quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ (Mẫu số 01).

    2. Quyết định không chấp nhận giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ (Mẫu số 02).

    3. Quyết định miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ (Mẫu số 03).

    4. Quyết định không chấp nhận miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ (Mẫu số 04).

    5. Quyết định miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại (Mẫu số 05).

    6. Quyết định không chấp nhận miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại (Mẫu số 06).

    7. Quyết định miễn chấp hành thời hạn quản chế còn lại (Mẫu số 07).

    8. Quyết định không chấp nhận miễn chấp hành thời hạn quản chế còn lại (Mẫu số 08).

    Chương II

    TRÌNH TỰ, THỦ TỤCGIẢM THỜI HẠN

    CHẤP HÀNH ÁNPHẠT CẢI TẠO KHÔNG GIAM GIỮ

    Điều 5. Hồ sơđề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ

    1. Đơn đề nghị giảm thời hạn chấp hành án của người chấp hành án. Trường hợp người chấp hành án không thể tự mình làm đơn đề nghị thì người thân thích của người chấp hành án hoặc đại diện cơ quan, tổ chức nơi người chấp hành án làm việc đề nghị thay.

    2. Các tài liệu quy định tại điểm b và điểm c khoản 3 Điều 103 của Luật Thi hành án hình sự.

    3. Trường hợp người chấp hành án được khen thưởng hoặc lập công thì hồ sơ phải có quyết định khen thưởng hoặc giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc người chấp hành án lập công (ví dụ: Giấy khen, Bằng khen, Bằng sáng chế hoặc Bằng độc quyền sáng chế của cơ quan, người có thẩm quyền).

    4. Trường hợp người chấp hành án bị bệnh hiểm nghèo thì hồ sơ phải có kết luận của Hội đồng giám định y khoa hoặc bản sao bệnh án, kết luận của bệnh viện cấp tỉnh hoặc cấp quân khu trở lên hoặc có kết luận của tổ chức pháp y công lập về tình trạng bệnh tật của người chấp hành án.

    Đối với người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ bị nhiễm HIV đã chuyển giai đoạn lâm sàng IV thì phải có kết quả xét nghiệm bị nhiễm HIV theo quy định của Bộ Y tế và bản sao bệnh án hoặc kết luận của cơ quan y tế có thẩm quyền khẳng định đã chuyển giai đoạn lâm sàng IV, đang có nhiễm trùng cơ hội và tiên lượng xấu, nguy cơ tử vong cao.

    5. Trường hợp người chấp hành án bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự thì phải có biên lai, hóa đơn, chứng từ thể hiện đã thực hiện được một phần hai nghĩa vụ dân sự hoặcvăn bản miễn, giảm một phần nghĩa vụ dân sự hoặc thỏa thuận khác của người được bồi thường (có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền).

    6. Tài liệu khác có liên quan.

    Điều 6. Thủ tục đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ

    1. Thủ tục đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ được thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 103 của Luật Thi hành án hình sự.

    2. Công an cấp xã nơi người chấp hành án cư trú có trách nhiệm tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ rà soát người đủ điều kiện giảm thời hạn chấp hành ánphạt cải tạo không giam giữ, báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện.

    Điều 7. Thủ tục xét, quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ

    1.Tòa án tổ chức phiên họp xét, quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ theo quy định tại khoản 4 Điều 103 của Luật Thi hành án hình sự. Chậm nhất là 03 ngày trước khi mở phiên họp, Tòa án thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp biết để cử Kiểm sát viên tham dự phiên họp. Trường hợp Kiểm sát viên đã được cử không thể tham dự phiên họp thì Viện kiểm sát phải cử người khác tham gia.

    Trường hợp cần bổ sung tài liệu hoặc tài liệu chưa rõ thì Thẩm phán đề nghị cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu bổ sung hoặc làm rõ thêm đối với tài liệu chưa rõ. Văn bản đề nghị này đồng thời gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp biết. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án, cơ quan đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ phải gửi tài liệu bổ sung hoặc làm rõ thêm tài liệu cho Tòa án và Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án.

    2. Trình tự, thủ tục xét giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ

    a) Chủ tọa khai mạc phiên họp, giới thiệu thành phần Hội đồng, Kiểm sát viên tham gia phiên họp, Thư ký phiên họp.

    b) Một thành viên của Hội đồng trình bày hồ sơ đề nghị xét giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ.

    c) Kiểm sát viên trình bày quan điểm của Viện kiểm sát về việc giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ của cơ quan đề nghị và việc tuân theo pháp luật trong việc xét giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ.

    d) Hội đồng thảo luận và quyết định.

    3. Trên cơ sở hồ sơ và ý kiến của đại diện Viện kiểm sát, Hội đồng xét giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ quyết định:

    a) Chấp nhận toàn bộ hoặc một phần đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ;

    b) Không chấp nhận đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ.

    4. Nội dung quyết định về việc giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ gồm:

    a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;

    b) Tên Tòa án ra quyết định;

    c) Họ tên của Thẩm phán, Kiểm sát viên, Thư ký phiên họp;

    d) Họ tên, năm sinh, nơi cư trú của người được đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ;

    đ) Số, ngày, tháng, năm của bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án; số, ngày, tháng năm của quyết định thi hành án phạt cải tạo không giam giữ;

    e) Nhận định của Tòa án và những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận;

    g) Quyết định của Tòa án;

    h) Hiệu lực thi hành.

    5. Quyết định giảm thời hạn, không chấp nhận giảm thời hạn chấp hành ánphạt cải tạo không giam giữ có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng nghị.Trình tự, thủ tục giải quyết kháng nghị thực hiện theo quy định tại các chương XXII, XXV và XXVI của Bộ luật Tố tụng hình sự.

    6. Quyết định giảm thời hạn, không chấp nhận giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữđược gửi theo quy định tại khoản 5 Điều 103 của Luật Thi hành án hình sự và Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án.

    Điều 8. Thi hành quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ

    1. Khi quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ có hiệu lực pháp luật, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu làm thủ tục trừ thời hạn chấp hành án cho người chấp hành án để lưu hồ sơ thi hành án và thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ.

    2. Trường hợp người chấp hành án được giảm hết thời hạn cải tạo không giam giữ còn lại thì cơ quan đã đề nghị thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong án phạt cải tạo không giam giữ theo quy định tại khoản 4 Điều 97của Luật Thi hành án hình sự.Thời điểm cấp giấy chứng nhận tính từ ngày quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ có hiệu lực pháp luật.

    Chương III

    TRÌNH TỰ, THỦ TỤC MIỄN CHẤP HÀNH ÁN

    PHẠT CẢI TẠO KHÔNG GIAM GIỮ

    Điều 9. Hồ sơ đề nghị miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ

              1. Đơn xin miễn chấp hành án của người bị kết án hoặc người đại diện hợp pháp theo quy định pháp luật. Trường hợp người bị kết án không thể tự mình làm đơn đề nghị thì người thân thích của người bị kết án hoặc đại diện cơ quan, tổ chức nơi người chấp hành án làm việc đề nghị thay. 

    2. Các tài liệu quy định tại điểm a, b và c khoản 1 Điều 104 của Luật Thi hành án hình sự.

    3. Trường hợp người bị kết án phạt cải tạo không giam giữlập công thì hồ sơ phải có quyết định khen thưởng hoặc giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc người chấp hành án lập công (Ví dụ:Giấy khen, Bằng khen, Bằng sáng chế hoặc Bằng độc quyền sáng chế của cơ quan, người có thẩm quyền).

    4. Trường hợp người bị kết án phạt cải tạo không giamgiữ bị bệnh hiểm nghèo thì hồ sơ phải có kết luận của Hội đồng giám định y khoa hoặc bản sao bệnh án, kết luận của bệnh viện cấp tỉnh hoặc cấp quân khu trở lên hoặc có kết luận của tổ chức pháp y công lập về tình trạng bệnh tật của người bị kết án.

    Đối với người bị kết án phạt cải tạo không giam giữ bị nhiễm HIV đã chuyển giai đoạn lâm sàng IV thì phải có kết quả xét nghiệm bị nhiễm HIV theo quy định của Bộ Y tế và bản sao bệnh án hoặc kết luận của cơ quan y tế có thẩm quyền khẳng định đã chuyển giai đoạn lâm sàng IV, đang có nhiễm trùng cơ hội và tiên lượng xấu, nguy cơ tử vong cao.

    5. Trường hợp người bị kết án phạt cải tạo không giam giữ chấp hành tốt pháp luật, có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và xét thấy người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa thì phải có xác nhận, nhận xét của cơ quan có thẩm quyền.

    6. Tài liệu khác có liên quan.

    Điều 10. Thủ tục đề nghị miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ

    1. Thủ tục đề nghị miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 104 của Luật Thi hành án hình sự.

    2. Công an cấp xã nơi người chấp hành án cư trú có trách nhiệm tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ rà soát người đủ điều kiện miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ, báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện.

    Điều 11. Thủ tục xét, quyết định miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ

    1.Tòa án tổ chức phiên họp xét, quyết định miễn chấp hành án phạt cải tạokhông giam giữ theo quy định tại khoản 2 Điều 104 của Luật Thi hành án hình sự. Chậm nhất là 03 ngày trước khi mở phiên họp, Tòa án thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp biết để cử Kiểm sát viên tham dự phiên họp.Trường hợp Kiểm sát viên đã được cử không thể tham dự phiên họp thì Viện kiểm sát phải cử người khác tham gia.

    Trường hợp cần bổ sung tài liệu hoặc tài liệu chưa rõ thì Thẩm phán chủ trìphiên họp đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp bổ sung hoặc làm rõ thêm đối với tài liệu chưa rõ. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án, Viện kiểm sát cùng cấp phải gửi tài liệu bổ sung hoặc làm rõ thêm tài liệu cho Tòa án.

    2. Trình tựxét miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ

    a) Chủ tọa khai mạc phiên họp, giới thiệu thành phần Hội đồng, Kiểm sát viên tham gia phiên họp, Thư ký phiên họp.

    b) Một thành viên của Hội đồng trình bày hồ sơ đề nghị xét miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ.

    c) Đại diện Viện kiểm sát trình bày quan điểm của Viện kiểm sát về việc miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ và việc tuân theo pháp luật trong việc xét miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ.

    d) Hội đồng thảo luận và quyết định.

    3. Trên cơ sở xem xét hồ sơ và ý kiến của đại diện Viện kiểm sát, Hội đồng xét miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ quyết định:

    a) Chấp nhận đề nghị miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ;

    b) Không chấp nhận đề nghị miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ.

    4. Nội dung quyết định về việc miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ gồm:

    a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;

    b) Tên Tòa án ra quyết định;

    c) Họ tên của Thẩm phán, Kiểm sát viên, Thư ký phiên họp;

    d) Họ tên, năm sinh, nơi cư trú của người được đề nghị miễn chấp hành án, nơi chấp hành án;

    đ) Số, ngày, tháng, năm của bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án; số, ngày, tháng năm của quyết định thi hành án phạt cải tạo không giam giữ;

    e) Nhận định của Tòa án và những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận;

    g) Quyết định của Tòa án;

    h) Hiệu lực thi hành.

    5. Quyết định miễn chấp hành, không chấp nhận miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng nghị. Trình tự, thủ tục giải quyết kháng nghị thực hiện theo quy định tại các chương XXII, XXV và XXVI của Bộ luật Tố tụng hình sự.

    6. Quyết định miễn chấp hành, không chấp nhận miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ được gửi theo quy định tại khoản 3 Điều 104 của LuậtThi hành án hình sự và Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án.

    Điều 12. Thi hành quyết định miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ

    Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày khi nhận được quyết định miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu thực hiện thủ tục kết thúc thi hành án đối với người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ.

    Chương IV

    TRÌNH TỰ, THỦ TỤCMIỄN CHẤP HÀNH

    THỜI HẠN CẤM CƯ TRÚ, QUẢN CHẾ CÒN LẠI

    Điều 13. Hồ sơ đề nghị xét miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại

    1. Đơn xin miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại của người chấp hành án. Trường hợp người chấp hành án không thể tự mình làm đơn đề nghị thì người thân thích của người chấp hành án hoặc đại diện cơ quan, tổ chức nơi người chấp hành án làm việc đề nghị thay.

    2. Các tài liệu quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 110 và các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 117 của Luật Thi hành án hình sự.

    Điều 14. Thủ tục đề nghị miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại

    1. Thủ tục đề nghị miễn thời hạn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại được thực hiện theo quy định tại khoản 1Điều 110 và khoản 1 Điều 117 của Luật Thi hành án hình sự.

    2. Công an cấp xã nơi người chấp hành án cư trú có trách nhiệm giúp Ủy bannhân dân cấp xã được giao giám sát, kiểm soát, giáo dục người chấp hànhthời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại rà soát người có đủ điều kiện miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại, báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện.

    3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải xem xét, lập hồ sơ đề nghị Tòa án cùng cấp xét miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chếcòn lại, đồng thời sao gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp. Trường hợp không đồng ýđề nghị miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại, cơ quan thi hành ánhình sự Công an cấp huyện phải có văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã và nêu rõ lý do.

    Điều 15. Thủ tục xét, quyết định miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại

    1.Tòa án tổ chức phiên họp xét, quyết định miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lạitheo quy định tại khoản 2 Điều 110 và khoản 2 Điều 117 của Luật Thi hành án hình sự. Chậm nhất là 03 ngày trước khi mở phiên họp, Tòa án thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp biết để cử Kiểm sát viên tham dự phiên họp. Trường hợp Kiểm sát viên đã được cử không thể tham dự phiên họp thì Viện kiểm sát phải cử người khác tham gia.

    Trường hợp cần bổ sung tài liệu hoặc tài liệu chưa rõ thì Thẩm phán chủ trì phiên họp đề nghị cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện bổ sung hoặc làm rõ thêm đối với tài liệu chưa rõ. Văn bản đề nghị này đồng thời gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp biết. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án, cơ quan đề nghị miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại phải gửi tài liệu bổ sung hoặc làm rõ thêm tài liệu cho Tòa án và Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án.

    2. Trình tự, thủ tục xét miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại

    a) Chủ tọa khai mạc phiên họp, giới thiệu thành phần Hội đồng, Kiểm sát viên tham gia phiên họp, Thư ký phiên họp.

    b) Một thành viên của Hội đồng trình bày hồ sơ đề nghị xét miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại.

    c) Kiểm sát viên trình bày quan điểm của Viện kiểm sát về việc miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại của cơ quan đề nghị và việc tuân theo pháp luật trong việc xét miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại.

    d) Hội đồng thảo luận và quyết định.

    3. Trên cơ sở hồ sơ và đề nghị của đại diện Viện kiểm sát, Hội đồng xétmiễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lạiquyết định:

    a) Chấp nhận đề nghị miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại;

    b) Không chấp nhận đề nghị miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại.

    4. Nội dung quyết định về việc miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lạigồm:

    a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;

    b) Tên Tòa án ra quyết định;

    c) Họ tên của Thẩm phán, Kiểm sát viên, Thư ký phiên họp;

    d) Họ tên, năm sinh, nơi cư trú của người được đề nghị miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại;

    đ) Số, ngày, tháng, năm của bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án; số, ngày, tháng, năm của quyết định thi hành án;

    e) Nhận định của Tòa án và những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận;

    g) Quyết định của Tòa án;

    h) Hiệu lực thi hành.

    5. Quyết định miễn chấp hành, không chấp nhận miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lạicó hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng nghị.Trình tự, thủ tục giải quyết kháng nghị thực hiện theo quy định tại các chương XXII, XXV và XXVI của Bộ luật Tố tụng hình sự.

    6. Quyết định miễn chấp hành, không chấp nhận miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại được gửi theo quy định tại khoản 3 Điều 110, khoản 3 Điều 117 của Luật Thi hành án hình sự và Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, kiểm soát, giáo dục người chấp hành án.

    Điều 16. Thi hành quyết định miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại

    Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày khi nhận được quyết định miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt cấm cư trú, quản chế theo quy định tại khoản 5 Điều 107, khoản 5 Điều 112 của Luật Thi hành án hình sự.

    Chương V

    ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

    Điều 17. Hiệu lực thi hành

    Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26 tháng 11 năm 2021 và thay thế Thông tư liên tịch số 09/2012/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 16 tháng 8 năm 2012 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn việc giảm,miễn thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ và miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại.

    Điều 18. Tổ chức thực hiện

    1. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư liên tịch này.

    2. Trong quá trình thực hiện Thông tư liên tịch, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng để có hướng dẫn kịp thời./.

     

  • Thông tư liên tịch 03/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP

    Căn cứ Luật Thi hành án hình sự ngày 14 tháng 6 năm 2019;

    Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;

    Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dântối cao, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng liên tịch quy định phối hợp trong việc thực hiện trình tự, thủ tục rút ngắn thời gian thử thách đối với người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, người được hưởng án treo,

    Chương I

    QUY ĐỊNH CHUNG

    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

    Thông tư liên tịch này quy định phối hợp trong thực hiện trình tự, thủ tục đề nghị, xét, quyết định rút ngắn thời gian thử thách đối với người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, người được hưởng án treo.

    Điều 2. Đối tượng áp dụng

    Thông tư liên tịch này áp dụng đối với Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng; cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện; người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, người được hưởng án treo, các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến thực hiện rút ngắn thời gian thử thách đối với người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, người được hưởng án treo.

    Điều 3. Mẫu các văn bản ban hành kèm theo Thông tư liên tịch

    1. Quyết định rút ngắn thời gian thử thách đối với người được tha tù trước thời hạn có điều kiện (Mẫu số 01).

    2. Quyết định không chấp nhận rút ngắn thời gian thử thách đối với người được tha tù trước thời hạn có điều kiện (Mẫu số 02).

    3. Quyết định rút ngắn thời gian thử thách đối với người được hưởng án treo (Mẫu số 03).

    4. Quyết định không chấp nhận rút ngắn thời gian thử thách đối với người được hưởng án treo (Mẫu số 04).

    Chương II

    HỒ SƠ, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC RÚT NGẮN THỜI GIAN THỬ THÁCH

    ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐƯỢC THA TÙ TRƯỚC THỜI HẠN CÓ ĐIỀU KIỆN

    Điều 4. Hồ sơ, thủ tục đề nghị rút ngắn thời gian thử thách đối với người được tha tù trước thời hạn có điều kiện

    1. Hồ sơ đề nghị rút ngắn thời gian thử thách đối với người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, bao gồm:

    a) Bản sao quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện của Tòa án;

    b) Bản sao quyết định rút ngắn thời gian thử thách đối với trường hợp người được tha tù trước thời hạn có điều kiện đã được rút ngắn thời gian thử thách;

    c) Văn bản, tài liệu thể hiện người được tha tù trước thời hạn có điều kiện có nhiều tiến bộ;

    d) Văn bản đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao quản lý người được tha tù trước thời hạn có điều kiện;

    đ) Tài liệu khác có liên quan.

    2. Thủ tục đề nghị rút ngắn thời gian thử thách đối với người được tha tù trước thời hạn có điều kiện thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 65 của Luật Thi hành án hình sự.

    Trường hợp cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện đề nghị rút ngắn thời gian thử thách đối với người tha tù trước thời hạn có điều kiện thì phải tổ chức họp để lấy thêm ý kiến của một số cơ quan, đơn vị khác trong Công an nhân dân trước khi có văn bản đề nghị gửi cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh.

    3. Khi thực hiện chức năng kiểm sát thi hành án việc rút ngắn thời gian thử thách cho người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, Viện kiểm sát có thẩm quyền phát hiện người được tha tù trước thời hạn có điều kiện đủ điều kiện rút ngắn thời gian thử thách nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền đề nghị thì có văn bản yêu cầu cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị rút ngắn thời gian thử thách cho họ.

    Điều 5. Trình tự, thủ tục xét, quyết định rút ngắn thời gian thử thách đối với người được tha tù trước thời hạn có điều kiện

    1. Tòa án tổ chức phiên họp xét, quyết định rút ngắn thời gian thử thách đối với người được tha tù trước thời hạn có điều kiện theo quy định tại khoản 4 Điều 65 của Luật Thi hành án hình sự. Chậm nhất 03 ngày trước khi mở phiên họp, Tòa án thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp biết để cử Kiểm sát viên tham dự phiên họp. Trường hợp Kiểm sát viên đã được cử không thể tham dự phiên họp thì Viện kiểm sát phải cử người khác tham gia.

    Trường hợp cần bổ sung tài liệu hoặc tài liệu chưa rõ thì Thẩm phán yêu cầu cơ quan đề nghị bổ sung hoặc làm rõ thêm đối với tài liệu chưa rõ. Văn bản yêu cầu này đồng thời gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp biết. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án, cơ quan đề nghị phải gửi tài liệu bổ sung hoặc làm rõ thêm cho Tòa án và Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án.

    2. Trình tự, thủ tục xét rút ngắn thời gian thử thách tiến hành như sau:

    a) Chủ tọa khai mạc phiên họp, giới thiệu thành phần Hội đồng, Kiểm sát viên tham gia phiên họp, Thư ký phiên họp;

    b) Một thành viên của Hội đồng trình bày hồ sơ đề nghị;

    c) Kiểm sát viên trình bày quan điểm của Viện kiểm sát về việc rút ngắn thời gian thử thách của cơ quan đề nghị và việc tuân theo pháp luật trong việc xét rút ngắn thời gian thử thách;

    d) Hội đồng thảo luận và quyết định.

    3. Trên cơ sở xem xét hồ sơ và ý kiến của đại diện Viện kiểm sát, Hội đồng quyết định:

    a) Chấp nhận toàn bộ đề nghị rút ngắn thời gian thử thách đối với người được tha tù trước thời hạn có điều kiện. Trường hợp người được tha tù trước thời hạn có điều kiện có thời gian thử thách còn lại dưới 03 tháng thì Tòa án có thể quyết định rút ngắn hết thời gian thử thách còn lại;

    b) Chấp nhận một phần đề nghị rút ngắn thời gian thử thách đối với người được tha tù trước thời hạn có điều kiện;

    c) Không chấp nhận đề nghị rút ngắn thời gian thử thách đối với người được tha tù trước thời hạn có điều kiện.

    4. Nội dung quyết định rút ngắn thời gian thử thách gồm:

    a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;

    b) Tên Tòa án ra quyết định;

    c) Họ tên của Thẩm phán, Kiểm sát viên, Thư ký phiên họp;

    d) Họ tên, năm sinh, nơi cư trú của người được đề nghị rút ngắn thời gian thử thách;

    đ) Số, ngày, tháng, năm của bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án; số, ngày, tháng năm của quyết định thi hành án phạt tù; số, ngày, tháng, năm của quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện;

    e) Nhận định của Tòa án và những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận;

    g) Quyết định của Tòa án;

    h) Hiệu lực thi hành.

    5. Quyết định rút ngắn, không chấp nhận rút ngắn thời gian thử thách đối với người được tha tù trước thời hạn có điều kiện được gửi theo quy định tại khoản 5 Điều 65 của Luật Thi hành án hình sự.

    6. Quyết định rút ngắn, không chấp nhận rút ngắn thời gian thử thách đối với người được tha tù trước thời hạn có điều kiện có thể bị kháng nghị. Trình tự, thủ tục giải quyết kháng nghị thực hiện theo quy định tại các chương XXII, XXV và XXVI của Bộ luật Tố tụng hình sự.

    Điều 6. Thi hành quyết định rút ngắn thời gian thử thách đối với người được tha tù trước thời hạn có điều kiện

    1. Khi quyết định rút ngắn thời gian thử thách có hiệu lực pháp luật, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu làm thủ tục trừ thời gian thử thách cho người được tha tù trước thời hạn có điều kiện để lưu hồ sơ thi hành án và thông báo cho Uỷ ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao quản lý người được tha tù trước thời hạn có điều kiện.

    2. Trường hợp người được tha tù trước thời hạn có điều kiện được rút ngắn hết thời gian thử thách còn lại thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi quản lý người được tha tù trước thời hạn có điều kiện thực hiện thủ tục cấp giấy chấp hành xong án phạt tù cho người được tha tù trước thời hạn có điều kiện theo quy định tại khoản 4 Điều 59 của Luật Thi hành án hình sự.

    Chương III

    HỒ SƠ, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC RÚT NGẮN THỜI GIAN THỬ THÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐƯỢC HƯỞNG ÁN TREO

    Điều 7. Hồ sơ, thủ tục đề nghị rút ngắn thời gian thử thách đối với người được hưởng án treo

    1. Hồ sơ đề nghị rút ngắn thời gian thử thách đối với người được hưởng án treo thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 90 của Luật Thi hành án hình sự.

    2. Thủ tục đề nghị rút ngắn thời gian thử thách đối với người được hưởng án treo thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 90 của Luật Thi hành án hình sự.

    3. Khi thực hiện chức năng kiểm sát thi hành án việc rút ngắn thời gian thử thách đối với người được hưởng án treo, Viện kiểm sát có thẩm quyền phát hiện người được hưởng án treo có đủ điều kiện rút ngắn thời gian thử thách nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền đề nghị thì có văn bản yêu cầu cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị rút ngắn thời gian thử thách cho họ.

    Điều 8. Trình tự, thủ tục xét, quyết định rút ngắn thời gian thử thách và thi hành quyết định rút ngắn thời gian thử thách đối với người được hưởng án treo

    Trình tự, thủ tục xét, quyết định rút ngắn thời gian thử thách và thi hành quyết định rút ngắn thời gian thử thách đối với người được hưởng án treo thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 85 và khoản 4, khoản 5 Điều 90 của Luật Thi hành án hình sự; khoản 3 Điều 4, Điều 5 và Điều 6 của Thông tư liên tịch này.

    Chương IV

    TỔ CHỨC THỰC HIỆN

    Điều 9. Hiệu lực thi hành

    Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26 tháng 11 năm 2021 và thay thế phần trình tự, thủ tục đề nghị, xét, quyết định rút ngắn thời gian thử thách đối với người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, người được hưởng án treo của Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 09 tháng 02 năm 2018 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định phối hợp thực hiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về tha tù trước thời hạn có điều kiện và Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 14 tháng 8 năm 2012 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn rút ngắn thời gian thử thách của án treo.

     

    Điều 10. Tổ chức thực hiện

    1. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư liên tịch này.

    2. Trong quá trình thực hiện Thông tư liên tịch, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng để có hướng dẫn kịp thời./.