Category: Văn bản pháp luật

  • Pháp lệnh 14/2011/UBTVQH12

    PHÁP LỆNH

    Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm của Tòa án nhân dân

    _________________________________

    Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;

    Căn cứ Luật tổ chức Tòa án nhân dân số 33/2002/QH10;

    Căn cứ Nghị quyết số 27/2008/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2008 của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2009 và bổ sung Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XII (2007 – 2011);

    Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân số 02/2002/PL-UBTVQH11.

    Điều 1.

    Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân:

    1. Điều 2 được sửa đổi, bổ sung như sau:

    “Điều 2

    1. Thẩm phán Tòa án nhân dân ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có:

    a) Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;

    b) Thẩm phán trung cấp;

    c) Thẩm phán sơ cấp;

    d) Thẩm phán Tòa án quân sự bao gồm Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương đồng thời là Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp.

    2. Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án quân sự trung ương có Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Tòa án nhân dân cấp tỉnh), Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện), Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực có Thẩm phán trung cấp và Thẩm phán sơ cấp.

    Số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

    3. Hội thẩm Tòa án nhân dân ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có:

    a) Hội thẩm nhân dân Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Hội thẩm nhân dân Tòa án nhân dân cấp huyện (gọi chung là Hội thẩm nhân dân);

    b) Hội thẩm quân nhân Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Hội thẩm quân nhân Tòa án quân sự khu vực (gọi chung là Hội thẩm quân nhân).”

    2. Điều 19 được sửa đổi, bổ sung như sau:

    “Điều 19

    1. Để bảo đảm cho các Tòa án nhân dân thực hiện chức năng, nhiệm vụ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định:

    a) Điều động Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp từ Tòa án nhân dân này đến làm nhiệm vụ tại Tòa án nhân dân khác không cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

    b) Biệt phái Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp từ Tòa án nhân dân này đến làm nhiệm vụ có thời hạn tại Tòa án nhân dân khác không cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

    2. Để bảo đảm cho các Tòa án nhân dân địa phương thực hiện chức năng, nhiệm vụ, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh quyết định:

    a) Điều động Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp từ Tòa án nhân dân này đến làm nhiệm vụ tại Tòa án nhân dân khác trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

    b) Biệt phái Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp từ Tòa án nhân dân này đến làm nhiệm vụ có thời hạn tại Tòa án nhân dân khác trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

    3. Để bảo đảm cho các Tòa án quân sự thực hiện chức năng, nhiệm vụ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định:

    a) Điều động Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp từ Tòa án quân sự này đến làm nhiệm vụ tại Tòa án quân sự khác sau khi thống nhất với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;

    b) Biệt phái Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp từ Tòa án quân sự này đến làm nhiệm vụ có thời hạn tại Tòa án quân sự khác.”

    3. Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau:

    “Điều 20

    Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 5 Pháp lệnh này, có thời gian làm công tác pháp luật từ bốn năm trở lên, có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng, thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán sơ cấp thuộc Tòa án nhân dân; nếu người đó là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán sơ cấp thuộc Tòa án quân sự.”

    4. Điều 21 được sửa đổi, bổ sung như sau:

    “Điều 21

    1. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 5 của Pháp lệnh này và đã là Thẩm phán sơ cấp ít nhất là năm năm, có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng, thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán trung cấp thuộc Tòa án nhân dân; nếu người đó là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán trung cấp thuộc Tòa án quân sự.

    2. Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ của ngành Tòa án nhân dân, người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 5 của Pháp lệnh này và đã có thời gian làm công tác pháp luật từ mười năm trở lên, có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng, thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán trung cấp thuộc Tòa án nhân dân; nếu người đó là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán trung cấp thuộc Tòa án quân sự.”

    5. Điều 22 được sửa đổi, bổ sung như sau:

    “Điều 22

    1. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 5 của Pháp lệnh này và đã là Thẩm phán trung cấp ít nhất là năm năm, có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án quân sự trung ương, thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; nếu người đó là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương.

    2. Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ của ngành Tòa án nhân dân, người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 5 của Pháp lệnh này và đã có thời gian làm công tác pháp luật từ mười lăm năm trở lên, có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án quân sự trung ương, thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; nếu người đó là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương.”

    6. Điều 23 được sửa đổi, bổ sung như sau:

    “Điều 23

    Trong trường hợp cần thiết, người công tác trong ngành Tòa án nhân dân hoặc người do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền điều động đến công tác tại ngành Tòa án nhân dân tuy chưa có đủ thời gian làm Thẩm phán sơ cấp hoặc Thẩm phán trung cấp hoặc chưa có đủ thời gian làm công tác pháp luật, nhưng có đủ các tiêu chuẩn khác quy định tại các điều 20, 21 hoặc Điều 22 của Pháp lệnh này, thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán sơ cấp hoặc Thẩm phán trung cấp thuộc Tòa án nhân dân hoặc Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; nếu người đó là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán sơ cấp hoặc Thẩm phán trung cấp thuộc Tòa án quân sự hoặc Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương.”

    7. Điều 25 được sửa đổi, bổ sung như sau:

    “Điều 25

    1. Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân gồm có:

    a) Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương;

    b) Các Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp thuộc Tòa án nhân dân;

    c) Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp thuộc Tòa án quân sự.

    2. Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán làm việc theo chế độ tập thể. Quyết định của Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.”

    8. Điều 27 được sửa đổi, bổ sung như sau:

    “Điều 27

    1. Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp thuộc Tòa án nhân dân gồm có Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh làm Chủ tịch, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, đại diện lãnh đạo Sở Nội vụ, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban chấp hành Hội luật gia cấp tỉnh là ủy viên.

    Danh sách ủy viên Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp thuộc Tòa án nhân dân do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

    2. Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp thuộc Tòa án nhân dân có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

    a) Tuyển chọn người đủ tiêu chuẩn làm Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp thuộc Tòa án nhân dân theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh và đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm;

    b) Xem xét những trường hợp Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp thuộc Tòa án nhân dân có thể được miễn nhiệm chức danh Thẩm phán quy định tại khoản 2 Điều 29 của Pháp lệnh này theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh và đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao miễn nhiệm;

    c) Xem xét những trường hợp Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp thuộc Tòa án nhân dân có thể bị cách chức chức danh Thẩm phán quy định tại khoản 2 Điều 30 của Pháp lệnh này theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh và đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao cách chức.”

    9. Điều 28 được sửa đổi, bổ sung như sau:

    “Điều 28

    1. Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp thuộc Tòa án quân sự gồm có: Chánh Tòa án quân sự trung ương làm Chủ tịch, đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban chấp hành trung ương Hội luật gia Việt Nam là ủy quyền.

    Danh sách ủy viên Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp thuộc Tòa án quân sự do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án quân sự trung ương.

    2. Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp thuộc Tòa án quân sự có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

    a) Tuyển chọn người đủ tiêu chuẩn làm Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp thuộc Tòa án quân sự theo đề nghị của Chánh án Tòa án quân sự trung ương và đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm;

    b) Xem xét những trường hợp Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp thuộc Tòa án quân sự có thể được miễn nhiệm chức danh Thẩm phán quy định tại khoản 2 Điều 29 của Pháp lệnh này theo đề nghị của Chánh án Tòa án quân sự trung ương và đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao miễn nhiệm;

    c) Xem xét những trường hợp Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp thuộc Tòa án quân sự có thể bị cách chức chức danh Thẩm phán quy định tại khoản 2 Điều 30 của Pháp lệnh này theo đề nghị của Chánh án Tòa án quân sự trung ương và đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao cách chức.”

    Điều 2.

    1. Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2011.

    2. Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này./.

  • Pháp lệnh 15/2011/PL-UBTVQH12

    PHÁP LỆNH

    Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân

    ___________________________

    Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;

    Căn cứ Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân số 34/2002/QH10;

    Căn cứ Nghị quyết số 27/2008/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2008 của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2009 và bổ sung Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XII (2007-2011);

    Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân số 03/2002/PL-UBTVQH11.

    Điều 1.

    Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân:

    1. Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:

    “Điều 3.

    1. Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có:

    a) Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

    b) Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát nhân dân;

    c) Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự bao gồm Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự trung ương đồng thời là Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát quân sự.

    2. Mỗi cấp Viện kiểm sát được bố trí các ngạch Kiểm sát viên khác nhau. Số lượng Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát nhân dân do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.”

    2. Điều 18 được sửa đổi, bổ sung như sau:

    “Điều 18.

    Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 2 của Pháp lệnh này, có thời gian làm công tác pháp luật từ bốn năm trở lên, có năng lực thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát nhân dân; nếu người đó là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát quân sự.”

    3. Điều 19 được sửa đổi, bổ sung như sau:

    “Điều 19.

    1. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 2 của Pháp lệnh này và đã là Kiểm sát viên sơ cấp ít nhất là năm năm, có năng lực thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ kiểm sát đối với Kiểm sát viên sơ cấp thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Kiểm sát viên trung cấp của Viện Kiểm sát nhân dân; nếu người đó là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Kiểm sát viên trung cấp của Viện kiểm sát quân sự.

    2. Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ của ngành Kiểm sát nhân dân, người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 2 của Pháp lệnh này và đã có thời gian làm công tác pháp luật từ mười năm trở lên, có năng lực thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ kiểm sát đối với Kiểm sát viên sơ cấp, thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Kiểm sát viên trung cấp của Viện Kiểm sát nhân dân; nếu người đó là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Kiểm sát viên trung cấp của Viện kiểm sát quân sự.”

    4. Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau:

    “Điều 20.

    1. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 2 của Pháp lệnh này và đã là Kiểm sát viên trung cấp ít nhất là năm năm, có năng lực thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ kiểm sát đối với Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao; nếu người đó là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự trung ương.

    2. Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ của ngành Kiểm sát nhân dân, người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 2 của Pháp lệnh này và đã có thời gian làm công tác pháp luật từ mười lăm năm trở lên, có năng lực thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ kiểm sát đối với Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; nếu người đó là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự trung ương.”

    5. Điều 21 được sửa đổi, bổ sung như sau:

    “Điều 21.

    Trong trường hợp cần thiết, người đang công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân hoặc người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền điều động đến công tác tại ngành Kiểm sát nhân dân, tuy chưa đủ thời gian làm Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp hoặc chưa đủ thời gian làm công tác pháp luật, nhưng có đủ các tiêu chuẩn khác quy định tại các điều 18, 19 hoặc Điều 20 của Pháp lệnh này, thì cũng có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Kiểm sát viên sơ cấp hoặc Kiểm sát viên trung cấp của Viện kiểm sát nhân dân hoặc Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; nếu người đó là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Kiểm sát viên sơ cấp hoặc Kiểm sát viên trung cấp của Viện kiểm sát quân sự hoặc Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự trung ương.”

    6. Điều 22 được sửa đổi, bổ sung như sau:

    “Điều 22.

    1. Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân gồm có:

    a) Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự trung ương;

    b) Các Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát nhân dân;

    c) Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát quân sự.

    2. Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên làm việc theo chế độ tập thể. Quyết định của Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.”

    7. Điều 24 được sửa đổi, bổ sung như sau:

    “Điều 24.

    1. Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát nhân dân gồm có Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Hội đồng nhân dân cấp tỉnh) làm Chủ tịch, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, đại diện Lãnh đạo Sở Nội vụ, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban chấp hành Hội luật gia cấp tỉnh là ủy viên.

    Danh sách ủy viên Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

    2. Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát nhân dân có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

    a) Tuyển chọn người đủ tiêu chuẩn làm Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát nhân dân theo đề nghị của Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh để Chủ tịch Hội đồng đề nghị Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm;

    b) Xem xét những trường hợp Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp của Viện Kiểm sát nhân dân có thể được miễn nhiệm chức danh Kiểm sát viên quy định tại khoản 2 Điều 27 của Pháp lệnh này theo đề nghị của Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh để Chủ tịch Hội đồng đề nghị Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao miễn nhiệm;

    c) Xem xét những trường hợp Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát nhân dân có thể bị cách chức chức danh Kiểm sát viên quy định tại khoản 2 Điều 28 của Pháp lệnh này theo đề nghị của Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh để Chủ tịch Hội đồng đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cách chức.”

    8. Điều 25 được sửa đổi, bổ sung như sau:

    “Điều 25.

    1. Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát quân sự gồm có Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương làm Chủ tịch, đại diện Lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban chấp hành trung ương Hội luật gia Việt Nam là ủy viên.

    Danh sách ủy viên Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát quân sự do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương.

    2. Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát quân sự có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

    a) Tuyển chọn người đủ tiêu chuẩn làm Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát quân sự theo đề nghị của Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương để Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm;

    b) Xem xét những trường hợp Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát quân sự có thể được miễn nhiệm chức danh Kiểm sát viên quy định tại khoản 2 Điều 27 của Pháp lệnh này theo đề nghị của Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương để Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao miễn nhiệm;

    c) Xem xét những trường hợp Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát quân sự có thể bị cách chức chức danh Kiểm sát viên quy định tại khoản 2 Điều 28 của Pháp luật này theo đề nghị của Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương để Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cách chức.”

    9. Điều 30 được sửa đổi, bổ sung như sau:

    “Điều 30.

    1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền quyết định:

    a) Điều động Kiểm sát viên từ Viện kiểm sát nhân dân địa phương này đến Viện kiểm sát nhân dân địa phương khác không cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; điều động Kiểm sát viên từ Viện kiểm sát nhân dân tối cao đến Viện kiểm sát nhân dân địa phương và ngược lại;

    b) Biệt phái Kiểm sát viên từ Viện kiểm sát nhân dân địa phương này đến làm nhiệm vụ có thời hạn tại Viện kiểm sát nhân dân địa phương khác không cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; biệt phái Kiểm sát viên từ Viện kiểm sát nhân dân tối cao đến làm nhiệm vụ có thời hạn tại Viện kiểm sát nhân dân địa phương và ngược lại;

    c) Trong trường hợp cần thiết, điều động, biệt phái Kiểm sát viên từ Viện Kiểm sát nhân dân này đến Viện kiểm sát nhân dân khác trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

    2. Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có quyền quyết định:

    a) Điều động Kiểm sát viên từ Viện kiểm sát nhân dân này đến Viện kiểm sát nhân dân khác trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

    b) Biệt phái Kiểm sát viên từ Viện kiểm sát nhân dân này đến làm nhiệm vụ có thời hạn tại Viện kiểm sát nhân dân khác trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

    3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có quyền quyết định:

    a) Điều động Kiểm sát viên từ Viện kiểm sát quân sự này đến Viện kiểm sát quân sự khác cùng cấp sau khi thống nhất với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

    b) Biệt phái Kiểm sát viên từ Viện kiểm sát quân sự này đến làm nhiệm vụ có thời hạn tại Viện kiểm sát quân sự khác.”

    Điều 2.

    1. Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2011.

    2. Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này./.

  • Pháp lệnh 15/2011/UBTVQH12

    PHÁP LỆNH

    Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân

    ______________________________

    Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;

    Căn cứ Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân số 34/2002/QH10;

    Căn cứ Nghị quyết số 27/2008/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2008 của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2009 và bổ sung Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XII (2007-2011);

    Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân số 03/2002/PL-UBTVQH11.

    Điều 1.

    Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân:

    1. Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:

    “Điều 3.

    1. Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có:

    a) Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

    b) Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát nhân dân;

    c) Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự bao gồm Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự trung ương đồng thời là Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát quân sự.

    2. Mỗi cấp Viện kiểm sát được bố trí các ngạch Kiểm sát viên khác nhau. Số lượng Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát nhân dân do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.”

    2. Điều 18 được sửa đổi, bổ sung như sau:

    “Điều 18.

    Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 2 của Pháp lệnh này, có thời gian làm công tác pháp luật từ bốn năm trở lên, có năng lực thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát nhân dân; nếu người đó là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát quân sự.”

    3. Điều 19 được sửa đổi, bổ sung như sau:

    “Điều 19.

    1. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 2 của Pháp lệnh này và đã là Kiểm sát viên sơ cấp ít nhất là năm năm, có năng lực thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ kiểm sát đối với Kiểm sát viên sơ cấp thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Kiểm sát viên trung cấp của Viện Kiểm sát nhân dân; nếu người đó là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Kiểm sát viên trung cấp của Viện kiểm sát quân sự.

    2. Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ của ngành Kiểm sát nhân dân, người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 2 của Pháp lệnh này và đã có thời gian làm công tác pháp luật từ mười năm trở lên, có năng lực thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ kiểm sát đối với Kiểm sát viên sơ cấp, thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Kiểm sát viên trung cấp của Viện Kiểm sát nhân dân; nếu người đó là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Kiểm sát viên trung cấp của Viện kiểm sát quân sự.”

    4. Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau:

    “Điều 20.

    1. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 2 của Pháp lệnh này và đã là Kiểm sát viên trung cấp ít nhất là năm năm, có năng lực thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ kiểm sát đối với Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao; nếu người đó là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự trung ương.

    2. Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ của ngành Kiểm sát nhân dân, người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 2 của Pháp lệnh này và đã có thời gian làm công tác pháp luật từ mười lăm năm trở lên, có năng lực thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ kiểm sát đối với Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; nếu người đó là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự trung ương.”

    5. Điều 21 được sửa đổi, bổ sung như sau:

    “Điều 21.

    Trong trường hợp cần thiết, người đang công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân hoặc người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền điều động đến công tác tại ngành Kiểm sát nhân dân, tuy chưa đủ thời gian làm Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp hoặc chưa đủ thời gian làm công tác pháp luật, nhưng có đủ các tiêu chuẩn khác quy định tại các điều 18, 19 hoặc Điều 20 của Pháp lệnh này, thì cũng có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Kiểm sát viên sơ cấp hoặc Kiểm sát viên trung cấp của Viện kiểm sát nhân dân hoặc Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; nếu người đó là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Kiểm sát viên sơ cấp hoặc Kiểm sát viên trung cấp của Viện kiểm sát quân sự hoặc Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự trung ương.”

    6. Điều 22 được sửa đổi, bổ sung như sau:

    “Điều 22.

    1. Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân gồm có:

    a) Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự trung ương;

    b) Các Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát nhân dân;

    c) Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát quân sự.

    2. Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên làm việc theo chế độ tập thể. Quyết định của Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.”

    7. Điều 24 được sửa đổi, bổ sung như sau:

    “Điều 24.

    1. Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát nhân dân gồm có Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Hội đồng nhân dân cấp tỉnh) làm Chủ tịch, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, đại diện Lãnh đạo Sở Nội vụ, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban chấp hành Hội luật gia cấp tỉnh là ủy viên.

    Danh sách ủy viên Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

    2. Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát nhân dân có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

    a) Tuyển chọn người đủ tiêu chuẩn làm Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát nhân dân theo đề nghị của Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh để Chủ tịch Hội đồng đề nghị Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm;

    b) Xem xét những trường hợp Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp của Viện Kiểm sát nhân dân có thể được miễn nhiệm chức danh Kiểm sát viên quy định tại khoản 2 Điều 27 của Pháp lệnh này theo đề nghị của Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh để Chủ tịch Hội đồng đề nghị Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao miễn nhiệm;

    c) Xem xét những trường hợp Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát nhân dân có thể bị cách chức chức danh Kiểm sát viên quy định tại khoản 2 Điều 28 của Pháp lệnh này theo đề nghị của Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh để Chủ tịch Hội đồng đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cách chức.”

    8. Điều 25 được sửa đổi, bổ sung như sau:

    “Điều 25.

    1. Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát quân sự gồm có Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương làm Chủ tịch, đại diện Lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban chấp hành trung ương Hội luật gia Việt Nam là ủy viên.

    Danh sách ủy viên Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát quân sự do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương.

    2. Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát quân sự có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

    a) Tuyển chọn người đủ tiêu chuẩn làm Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát quân sự theo đề nghị của Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương để Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm;

    b) Xem xét những trường hợp Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát quân sự có thể được miễn nhiệm chức danh Kiểm sát viên quy định tại khoản 2 Điều 27 của Pháp lệnh này theo đề nghị của Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương để Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao miễn nhiệm;

    c) Xem xét những trường hợp Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát quân sự có thể bị cách chức chức danh Kiểm sát viên quy định tại khoản 2 Điều 28 của Pháp luật này theo đề nghị của Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương để Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cách chức.”

    9. Điều 30 được sửa đổi, bổ sung như sau:

    “Điều 30.

    1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền quyết định:

    a) Điều động Kiểm sát viên từ Viện kiểm sát nhân dân địa phương này đến Viện kiểm sát nhân dân địa phương khác không cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; điều động Kiểm sát viên từ Viện kiểm sát nhân dân tối cao đến Viện kiểm sát nhân dân địa phương và ngược lại;

    b) Biệt phái Kiểm sát viên từ Viện kiểm sát nhân dân địa phương này đến làm nhiệm vụ có thời hạn tại Viện kiểm sát nhân dân địa phương khác không cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; biệt phái Kiểm sát viên từ Viện kiểm sát nhân dân tối cao đến làm nhiệm vụ có thời hạn tại Viện kiểm sát nhân dân địa phương và ngược lại;

    c) Trong trường hợp cần thiết, điều động, biệt phái Kiểm sát viên từ Viện Kiểm sát nhân dân này đến Viện kiểm sát nhân dân khác trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

    2. Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có quyền quyết định:

    a) Điều động Kiểm sát viên từ Viện kiểm sát nhân dân này đến Viện kiểm sát nhân dân khác trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

    b) Biệt phái Kiểm sát viên từ Viện kiểm sát nhân dân này đến làm nhiệm vụ có thời hạn tại Viện kiểm sát nhân dân khác trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

    3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có quyền quyết định:

    a) Điều động Kiểm sát viên từ Viện kiểm sát quân sự này đến Viện kiểm sát quân sự khác cùng cấp sau khi thống nhất với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

    b) Biệt phái Kiểm sát viên từ Viện kiểm sát quân sự này đến làm nhiệm vụ có thời hạn tại Viện kiểm sát quân sự khác.”

    Điều 2.

    1. Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2011.

    2. Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này./.

  • Pháp lệnh 16/2011/UBTVQH12

    PHÁP LỆNH

    Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ

    ___________________

     

    Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;

    Căn cứ Nghị quyết số 31/2009/QH12 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2010 và bổ sung Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của quốc hội nhiệm kỳ khoá XII (2007-2011),

    Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

    Chương I

    NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

    Pháp lệnh này quy định về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; trách nhiệm quản lý nhà nước đối với vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ nhằm bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.

    Điều 2. Đối tượng áp dụng

    Pháp lệnh này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế cư trú, nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó

    Điều 3. Giải thích từ ngữ

    Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

    1. Vũ khí gồm vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và các loại vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.

    2. Vũ khí quân dụng gồm:

    a) Súng cầm tay hạng nhỏ là vũ khí được thiết kế cho cá nhân sử dụng gồm súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng trung liên và các loại súng khác có tính năng, tác dụng tương tự;

    b) Vũ khí hạng nhẹ gồm súng đại liên, súng cối dưới 100 mi-li-mét, (mm), súng ĐKZ, súng máy phòng không dưới 23 mi-li-mét (mm), súng phóng lựu, tên lửa chống tăng cá nhân, tên lửa phòng không vác vai, các loại vũ khí hạng nhẹ khác có tính năng, tác dụng tương tự;

    c) Các loại bom, mìn, lựu đạn, đạn, ngư lôi, thủy lôi, hỏa cụ;

    d) Vũ khí không thuộc danh mục vũ khí do Chính phủ ban hành nhưng có tính năng, tác dụng tương tự như vũ khí quân dụng.

    3. Súng săn là súng dùng để săn bắn gồm súng kíp, súng hơi, các loại súng khác có tính năng, tác dụng tương tự.

    4. Vũ khí thô sơ gồm các loại dao găm, kiếm, giáo, mác, lưỡi lê, đao, mã tấu, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ.

    5. Vũ khí thể thao là súng và các loại vũ khí thô sơ dùng để luyện tập, thi đấu thể thao.

    6. Vật liệu nổ gồm thuốc nổ và các phụ kiện nổ.

    7. Vật liệu nổ quân dụng là vật liệu nổ sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh.

    8. Vật liệu nổ công nghiệp là vật liệu nổ sử dụng cho mục đích sản xuất công nghiệp, kinh tế, dân sinh.

    9. Công cụ hỗ trợ gồm:

    a) Các loại súng dùng để bắn đạn nhựa, đạn cao su, hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, la-de, pháo hiệu và các loại đạn sử dụng cho các loại súng này;

    b) Các loại phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa;

    c) Các loại lựu đạn khói, lựu đại cay, quả nổ;

    d) Các loại dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại, khoá số tám, bàn chông, dây đinh gai, áo giáp, găng tay điện, găng tay bắt dao, lá chắn, mũ chống đạn;

    đ) Động vật nghiệp vụ.

    Điều 4. Nguyên tắc trang bị, quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ

    1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    2. Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật.

    3. Người ra mệnh lệnh hoặc quyết định sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải chịu trách nhiệm về mệnh lệnh, quyết định của mình.

    4. Người sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải được huấn luyện về chuyên môn và kiểm tra định kỳ về kỹ năng sử dụng.

    5. Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đúng mục đích và hạn chế tối đa thiệt hại đối với người, tài sản và môi trường.

    6. Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ hết hạn sử dụng hoặc không còn khả năng sử dụng phải được xử lý hoặc tiêu hủy.

    Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm

    1. Cá nhân sở hữu vũ khí, trừ vũ khí quy định tại khoản 4 Điều 3 của Pháp lệnh này.

    2. Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán, nhập khẩu, xuất khẩu trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

    3. Lạm dụng việc sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ để xâm phạm sức khỏe, tính mạng; quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

    4. Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng vũ khí được giao.

    5. Giao vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ cho cơ quan, tổ chức, cá nhân không có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định.

    6. Cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

    7. Mang vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ vào, ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trái phép.

    8. Vận chuyển, bảo quản vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ không bảo đảm an toàn.

    9. Trao đổi, mua bán, làm giả, sửa chữa, tẩy xóa, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp giấy phép sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

    10. Mua bán trái phép, cho, tặng, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp các loại phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

    11. Đào bới, tìm kiếm vũ khí, vật liệu nổ khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền.

    12. Hành vi khác vi phạm quy định về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

    Điều 6. Mang vũ khí, công cụ hỗ trợ vào, ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trong các trường hợp đặc biệt

    1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được mang vũ khí, công cụ hỗ trợ từ nước ngoài vào Việt Nam để bảo vệ người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu nhà nước, cơ quan lập pháp, chính phủ và khách mời khác do Trung ương Đảng Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mời hoặc để luyện tập, thi đấu thể thao, triển lãm, trưng bày, chào hàng, giới thiệu sản phẩm.

    2. Tổ chức, cá nhân Việt Nam được mang vũ khí, công cụ hỗ trợ từ Việt Nam ra nước ngoài để bảo vệ người đứng đầu cơ quan Đảng, Nhà nước hoặc để luyện tập, thi đấu thể thao, triển lãm, trưng bày, chào hàng, giới thiệu sản phẩm.

    3. Bộ trưởng Bộ Công an quy định trình tự, thủ tục và việc cấp giấy phép mang vũ khí, công cụ hỗ trợ vào, ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định đối với các trường hợp thuộc chương trình, kế hoạch của Bộ Quốc phòng.

    Điều 7. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức được trang bị, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ

    1. Chịu trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

    2. Phân công người có đủ tiêu chuẩn bảo quản kho, nơi cất giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ theo quy định tại Điều 9 của Pháp lệnh này.

    3. Chỉ được giao vũ khí cho người thuộc cơ quan, tổ chức sử dụng khi người đó có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 14 của Pháp lệnh này.

    4. Bố trí kho hoặc nơi cất giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ theo quy định tại Điều 10 của Pháp lệnh này.

    Điều 8. Trách nhiệm của người được giao vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ

    1. Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đúng mục đích, đúng quy định

    2. Bảo quản vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đúng chế độ, quy trình, bảo đảm an toàn, không để mất, hư hỏng.

    3. Bàn giao lại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ cho người có trách nhiệm quản lý, bảo quản sau khi kết thúc nhiệm vụ hoặc hết thời hạn được giao.

    4. Khi mang, sử dụng vũ khí công cụ hỗ trợ phải mang giấy phép sử dụng theo quy định của pháp luật.

    Điều 9. Tiêu chuẩn của người được giao bảo quản kho, nơi cất giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ

    1. Người được giao bảo quản kho, nơi cất giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải có các tiêu chuẩn sau đây:

    a) Phẩm chất, đạo đức tốt, đủ sức khoẻ phù hợp với công việc được giao;

    b) Có chứng chỉ chuyên môn về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy;

    c) Nắm vững nội quy, chế độ quản lý, bảo quản kho, nơi cất giữ vũ khí vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

    2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định cụ thể khoản 1 Điều này đối với Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ. Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể khoản 1 Điều này đối với Công an nhân dân; chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có liên quan quy định cụ thể khoản 1 Điều này đối với các đối tượng khác.

    Điều 10. Bảo quản vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ

    1. Vũ khí vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải được quản lý, bảo quản chặt chẽ theo quy định.

    2. Kho, nơi cất giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải được thiết kế, xây dựng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn về phòng, chống cháy, nổ và bảo đảm môi trường theo quy định; có nội quy, phương án bảo vệ, phương án phòng, chống cháy, nổ, phương tiện bảo đảm an toàn được cơ quan chủ quản và cơ quan chức năng phê duyệt.

    3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc bảo quản vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đối với Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ. Bộ trưởng Bộ Công an quy định việc bảo quản vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đối với các đối tượng khác.

    Điều 11. Giao nộp, tiếp nhận và xử lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ

    1. Tổ chức, cá nhân phải khai báo, giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ cho cơ quan Quân sự, Công an hoặc chính quyền địa phương nơi gần nhất trong các trường hợp sau đây:

    a) Không thuộc đối tượng được trang bị, sử dụng theo quy định của pháp luật mà có từ bất kì nguồn nào;

    b) Phát hiện, thu nhặt được.

    2. Cơ quan Quân sự, Công an hoặc chính quyền địa phương phải tổ chức ngay việc tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản và xử lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ do tổ chức, cá nhân khai báo, giao nộp.

    3. Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ là vật chứng hoặc liên quan đến vụ án trong giai đoạn điều tra thì cơ quan điều tra có trách nhiệm tiếp nhận, bảo quản. Trường hợp vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra thì Cơ quan điều tra quyết định việc xử lý; trường hợp vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố thì Viện kiểm sát quyết định việc xử lý; trường hợp vụ án ở giai đoạn xét xử thì Toà án hoặc Hội đồng xét xử quyết định việc xử lý.

    4. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục, thẩm quyền, kinh phí phục vụ cho việc tiếp nhận, thu gom, thanh lý, tiêu huỷ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ giao nộp.

    Chương II

    QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VŨ KHÍ

    Điều 12. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa vũ khí

    1. Việc nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa vũ khí thực hiện theo quy định của pháp luật về công nghiệp quốc phòng.

    2. Việc nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa vũ khí tại các cơ sở, doanh nghiệp thuộc Bộ Công an thực hiện theo quy định của Chính phủ.

    Điều 13. Đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng

    1. Quân đội nhân dân.

    2. Công an nhân dân.

    3. Dân quân tự vệ.

    4. Kiểm lâm, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan, đơn vị Hải quan cửa khẩu.

    5. An ninh hàng không.

    6. Chính phủ quy định loại vũ khí quân dụng trang bị cho các đối tượng quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này.

    Điều 14. Tiêu chuẩn của người sử dụng vũ khí

    1. Người được sử dụng vũ khí phải có các tiêu chuẩn sau đây:

    a) Có phẩm chất, đạo đức tốt;

    b) Có sức khoẻ phù hợp;

    c) Được huấn luyện về chuyên môn và kiểm tra định kỳ về kỹ năng sử dụng vũ khí.

    2. Người sử dụng vũ khí không thuộc lực lượng vũ trang, ngoài tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này, phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận sử dụng vũ khí.

    Điều 15. Thủ tục trang bị vũ khí quân dụng

    1. Thủ tục trang bị vũ khí quân dụng cho các đối tượng thuộc Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

    2. Thủ tục trang bị vũ khí quân dụng cho các đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng, thực hiện như sau:

    a) Văn bản đề nghị trang bị vũ khí quân dụng nêu rõ nhu cầu, điều kiện, số lượng, chủng loại vũ khí đã được trang bị và số lượng, chủng loại vũ khí cần trang bị mới cho cơ quan, tổ chức, đơn vị. Văn bản đề nghị do lãnh đạo bộ, ngành ký nếu cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhu cầu trang bị ở trung ương hoặc do lãnh đạo ban, ngành ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ký nếu cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhu cầu trang bị ở địa phương;

    b) Văn bản đề nghị trang bị vũ khí quân dụng của các bộ, ngành ở trung ương gửi Bộ Công an. Văn bản đề nghị trang bị vũ khí quân dụng của các ban, ngành ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gửi Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; sau khi tiếp nhận văn bản đề nghị trang bị vũ khí quân dụng thì Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét báo cáo Bộ Công an quyết định;

    c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị trang bị vũ khí quân dụng, Bộ Công an phải cấp giấy phép được trang bị, cấp giấy giới thiệu và hướng dẫn cơ quan, tổ chức, đơn vị được trang bị vũ khí làm thủ tục cung cấp, chuyển nhượng hoặc chuyển Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định việc cung cấp, chuyển nhượng; trường hợp không đồng ý trang bị phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.

    Điều 16. Cấp, thu hồi giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng

    1. Thủ tục cấp, thu hồi giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng đối với các đối tượng thuộc Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

    2. Thủ tục cấp, thu hồi giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng đối với các đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện như sau:

    a) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày được cung cấp hoặc chuyển nhượng vũ khí quân dụng, cơ quan, tổ chức, đơn vị được trang bị phải làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng gồm có văn bản đề nghị cấp giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng của cơ quan, tổ chức, đơn vị được trang bị; giấy phép được trang bị vũ khí quân dụng của Bộ Công an; hóa đơn kiêm phiếu xuất kho của cơ quan cung cấp, chuyển nhượng vũ khí quân dụng, trong đó ghi rõ số lượng, chủng loại, số hiệu, ký hiệu của từng vũ khí quân dụng; giấy giới thiệu và Chứng minh nhân dân hoặc Chứng minh Công an nhân dân của người được cơ quan, tổ chức, đơn vị cử đến làm thủ tục;

    b) Cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương được trang bị vũ khí quân dụng nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng tại Bộ Công an Cơ quan tổ chức, đơn vị ở địa phương được trang bị vũ khí quân dụng nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng tại Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

    c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, cơ quan Công an có thẩm quyền phải xem xét, cấp giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị được trang bị;

    d) Giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng có giá trị 05 năm, chỉ cấp cho cơ quan tổ chức, đơn vị được trang bị; giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng hết hạn, bị mất được cấp lại, bị hỏng được cấp đổi, bị thu hồi khi các cơ quan, tổ chức, đơn vị giải thể.

    Điều 17. Đối tượng được trang bị vũ khí thể thao

    1. Các đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Dân quân tự vệ

    2. Câu lạc bộ, trường, trung tâm đào tạo, huấn luyện thể thao.

    3. Trung tâm giáo dục quốc phòng – an ninh.

    4. Tổ chức khác có nhu cầu trang bị vũ khí thể thao để luyện tập, thi đấu thể thao được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập, cấp phép hoạt động.

    Điều 18. Thủ tục trang bị vũ khí thể thao

    1. Hồ sơ đề nghị trang bị vũ khí thể thao gồm:

    a) Quyết định thành lập tổ chức, đơn vị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; đối với cơ sở thể thao hoạt động theo loại hình doanh nghiệp phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

    b) Văn bản đề nghị trang bị vũ khí thể thao của tổ chức, đơn vị quy định tại các khoản 1 2 và 3 Điều 17 của Pháp lệnh này phải có phê duyệt của cơ quan trực tiếp quản lý, trong đó ghi rõ số lượng, chủng loại vũ khí thể thao đã được trang bị và cần trang bị thêm.

    Đối với tổ chức quy định tại khoản 4 Điều 17 của Pháp lệnh này, thì trong văn bản đề nghị phải ghi rõ nhu cầu, mục đích, số lượng, chủng loại vũ khí thể thao cần trang bị và phải được sự đồng ý của cơ quan chủ quản cấp trên.

    2. Nơi nộp hồ sơ đề nghị trang bị vũ khí thể thao:

    a) Tổ chức, đơn vị ở địa phương có yêu cầu trang bị vũ khí thể thao nộp hồ sơ đề nghị trang bị vũ khí thể thao tại Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

     Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị trang bị vũ khí thể thao, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm xem xét, báo cáo Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch;

    b) Tổ chức, đơn vị ở trung ương có yêu cầu trang bị vũ khí thể thao nộp hồ sơ đề nghị trang bị vũ khí thể thao tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

    3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo đề xuất của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về trang bị vũ khí thể thao và hồ sơ đề nghị trang bị vũ khí thể thao của tổ chức, đơn vị ở trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải xem xét, quyết định cho phép trang bị vũ khí thể thao, trong đó ghi rõ số lượng, chủng loại, ký hiệu, số hiệu của từng vũ khí thể thao; trường hợp không đồng ý trang bị phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.

    Điều 19. Cấp, thu hồi giấy phép sử dụng vũ khí thể thao

    1. Thủ tục cấp, thu hồi giấy phép sử dụng vũ khí thể thao đối với các đối tượng thuộc Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

    2. Thủ tục cấp và thu hồi giấy phép sử dụng vũ khí thể thao đối với các đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện như sau:

    a) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được vũ khí thể thao, tổ chức, đơn vị được trang bị phải làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép sử dụng vũ khí thể thao. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sử dụng vũ khí thể thác gồm có văn bản đề nghị cấp giấy phép sử dụng vũ khí thể thao của tổ chức, đơn vị được trang bị; quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho phép trang bị vũ khí thể thao; giấy tờ chứng minh xuất xứ hợp pháp của vũ khí thể thao; giấy giới thiệu và Chứng minh nhân dân hoặc Chứng minh Công an nhân dân của người được tổ chức, đơn vị cử đến làm thủ tục;

    b) Tổ chức, đơn vị ở trung ương được trang bị vũ khí thể thao nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sử dụng vũ khí thể thao tại Bộ Công an; tổ chức, đơn vị ở địa phương được trang bị vũ khí thể thao nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sử dụng vũ khí thể thao tại Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

    c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, cơ quan Công an có thẩm quyền phải xem xét, cấp giấy phép sử dụng vũ khí thể thao cho tổ chức, đơn vị được trang bị;

    d) Giấy phép sử dụng vũ khí thể thao có giá trị 05 năm, chỉ cấp cho tổ chức, đơn vị được trang bị; giấy phép sử dụng vũ khí thể thao hết hạn, bị mất được cấp lại bị hỏng được cấp đổi, bị thu hồi khi tổ chức, đơn vị giải thể.

    Điều 20. Nhập khẩu vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao

    1. Việc nhập khẩu vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao phải căn cứ vào nhu cầu, mục đích sử dụng. Vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao được nhập khẩu phải bảo đảm các yêu cầu về kỹ thuật, có số hiệu, ký kiệu, chủng loại, tên nước sản xuất, năm sản xuất.

    2. Thẩm quyền quyết định nhập khẩu vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao:

    a) Thủ tướng Chính phủ quyết định nhập khẩu vũ khí quân dụng để trang bị cho Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;

    b) Thủ tướng Chính phủ quyết định nhập khẩu vũ khí quân dụng để trang bị cho các đối tượng khác theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an;

    c) Thủ tướng Chính phủ quyết định nhập khẩu vũ khí thể thao theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Công an.

    Điều 21. Vận chuyển vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao

    1. Việc vận chuyển vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao thực hiện theo quy định sau đây:

    a) Phải có mệnh lệnh hành quân, mệnh lệnh vận chuyển hoặc giấy phép vận chuyển vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao của cấp có thẩm quyền;

    b) Bảo đảm bí mật, an toàn;

    c) Vận chuyển với số lượng lớn hoặc loại nguy hiểm phải có phương tiện chuyên dùng;

    d) Không được chở vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao và chở người trên cùng một phương tiện, trừ người có trách nhiệm trong việc vận chuyển;

    đ) Không dừng, đỗ phương tiện ở nơi đông người, khu vực dân cư, nơi có công trình quan trọng về quốc phòng, an ninh, kinh tế, văn hóa, ngoại giao.

    Trường hợp cần nghỉ qua đêm hoặc do sự cố, khi không đủ lực lượng bảo vệ phải thông báo ngay cho cơ quan Quân sự, Công an nơi gần nhất biết để phối hợp bảo vệ.

    2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp mệnh lệnh hành quân, mệnh lệnh vận chuyển vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao cho các đối tượng thuộc Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ.

    3. Cơ quan Công an có thẩm quyền cấp giấy phép vận chuyển vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao cho các đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng theo thủ tục sau đây:

    a) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép vận chuyển vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao gồm có văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức, đơn vị nêu rõ số lượng, chủng loại vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao cần vận chuyển; nơi đi, nơi đến, thời gian và tuyến đường vận chuyển; họ và tên, địa chỉ của người chịu trách nhiệm vận chuyển, người điều khiển phương tiện; biển kiểm soát của phương tiện; giấy giới thiệu và Chứng minh nhân dân hoặc Chứng minh Công an nhân dân của người được cơ quan, tổ chức đơn vị cử đến làm thủ tục;

    b) Cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép vận chuyển vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao tại Bộ Công an. Cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép vận chuyển vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao tại công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

    c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, cơ quan Công an có thẩm quyền phải xem xét, cấp giấy phép vận chuyển cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đề nghị cấp phép; trường hợp không cấp giấy phép thì phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.

    Điều 22. Quy định nổ súng

    1. Khi làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, việc nổ súng của Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, việc nổ súng của Công an nhân dân thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.

    2. Khi thi hành nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự có tổ chức, việc nổ súng tuân theo mệnh lệnh của người có thẩm quyền. Khi thi hành nhiệm vụ độc lập, việc nổ súng tuân theo các nguyên tắc sau đây:

    a) Phải căn cứ vào từng tình huống, tính chất, mức độ hành vi nguy hiểm của đối tượng để quyết định việc nổ súng;

    b) Chỉ nổ súng khi không còn biện pháp nào khác để ngăn chặn hành vi của đối tượng và sau khi đã cảnh báo mà đối tượng không tuân theo. Nếu việc nổ súng không kịp thời sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe cho bản thân hoặc người khác hoặc có thể gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác thì được nổ súng ngay;

    c) Không nổ súng vào đối tượng khi biết rõ người đó là phụ nữ, người tàn tật, trẻ em, trừ trường hợp những người này sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc chống trả, đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác;

    d) Trong mọi trường hợp nổ súng, người sử dụng súng cần hạn chế thiệt hại do việc nổ súng gây ra.

    3. Các trường hợp nổ súng gồm:

    a) Đối tượng đang sử dụng vũ lực, vũ khí, vật liệu nổ trực tiếp đe dọa đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc người khác;

    b) Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc đe dọa sự an toàn của công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng được bảo vệ theo quy định của pháp luật;

    c) Đối tượng đang thực hiện hành vi cướp súng của người thi hành công vụ;

    d) Đối tượng đang sử dụng vũ khí gây rối trật tự công cộng có thể gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng;

    d) Đối tượng đang đánh tháo người bị giam, người bị dẫn giải do phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, tái phạm nguy hiểm; người bị giam, giữ, bị dẫn giải, bị áp giải do phạm tội đặc biệt nghiêm trọng đang chạy trốn hoặc chống lại;

    e) Được phép bắn vào phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông đường thủy nội địa để dừng phương tiện đó trong các trường hợp sau, trừ phương tiện giao thông của các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế:

    Đối tượng điều khiển phương tiện đó tấn công hoặc đe doạ trực tiếp đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc người khác;

    Khi biết rõ phương tiện đó do đối tượng phạm tội điều khiển cố tình chạy trốn, trừ trường hợp trên phương tiện có chở khách hoặc có con tin;

    Khi biết rõ trên phương tiện cố tình chạy trốn có đối tượng phạm tội hoặc vũ khí, vật liệu nổ trái phép, tài liệu phản động, bí mật nhà nước, ma túy số lượng lớn, tài sản đặc biệt quý hiếm, bảo vật quốc gia, trừ trường hợp trên phương tiện có chở khách hoặc có con tin;

    g) Động vật đang đe dọa đến tính mạng và sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác.

    4. Người được giao sử dụng súng không phải chịu trách nhiệm về thiệt hại khi việc nổ súng đã tuân thủ quy định tại Điều này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.

    Điều 23. Đối tượng được trang bị vũ khí thô sơ

    1. Các đối tượng quy định tại Điều 13 và Điều 17 của Pháp lệnh này.

    2. Đội kiểm tra của lực lượng quản lý thị trường; ban, đội bảo vệ chuyên trách của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ; cơ quan thi hành án dân sự.

    3. Các đối tượng khác theo quy định của pháp luật.

    4. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc trang bị vũ khí thô sơ đối với Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ. Bộ trưởng Bộ Công an quy định việc trang bị vũ khí thô sơ đối với Công an nhân dân, chủ trì phối hợp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có liên quan quy định việc trang bị vũ khí thô sơ đối với các đối tượng khách.

    Điều 24. Sử dụng vũ khí thô sơ

    1. Việc sử dụng vũ khí thô sơ khi làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tính mạng, sức khỏe của cá nhân, tài sản của Nhà nước, của tập thể, của cá nhân và phòng vệ chính đáng phải bảo đảm an toàn, đúng đối tượng, đúng mục đích.

    2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc sử dụng vũ khí thô sơ cho các đối tượng thuộc Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ. Bộ trưởng Bộ Công an quy định việc sử dụng vũ khí thô sơ cho các đối tượng thuộc Công an nhân dân và các đối tượng khác.

    Chương III

    QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VẬT LIỆU NỔ

    Điều 25. Nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ

    1. Việc nghiên cứu, sản xuất vật liệu nổ quân dụng thực hiện theo quy định của pháp luật về công nghiệp quốc phòng.

    2. Việc nghiên cứu vật liệu nổ công nghiệp thực hiện theo quy định sau đây:

    a) Việc nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm vật liệu nổ công nghiệp do các tổ chức khoa học, công nghệ hoặc doanh nghiệp sản xuất vật liệu nổ công nghiệp thực hiện trên cơ sở đề án nghiên cứu được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

    b) Việc triển khai sản xuất hoặc chuyển giao công nghệ sản xuất quy mô công nghiệp được thực hiện tại các cơ sở sản xuất vật liệu nổ công nghiệp có đủ điều kiện theo quy định và có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    3. Sản xuất vật liệu nổ công nghiệp thực hiện theo quy định sau đây:

    a) Tổ chức sản xuất vật liệu nổ công nghiệp phải là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ theo đề nghị của Bộ Công thương, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng;

    b) Chủng loại sản phẩm, quy mô sản xuất phải phù hợp với quy hoạch phát triển vật liệu nổ công nghiệp và đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất lượng và kỹ thuật an toàn;

    c) Nhà xưởng, kho chứa vật liệu nổ công nghiệp phải bảo đảm các điều kiện về an ninh, trật tự, bảo đảm khoảng cách an toàn đối với các công trình, đối tượng cần bảo vệ. Nhà xưởng, kho chứa công nghệ, thiết bị, phương tiện phục vụ sản xuất phải được thiết kế, xây dựng phù hợp, đáp ứng các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy, phòng nổ, chống sét, kiểm soát tĩnh điện, an toàn và bảo vệ môi trường;

    d) Người quản lý, công nhân, người phục vụ liên quan đến sản xuất vật liệu nổ công nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu về an ninh, trật tự; có trình độ chuyên môn phù hợp và được huấn luyện về kỹ thuật an toàn, phòng cháy và chữa cháy, ứng phó sự cố trong các hoạt động liên quan đến sản xuất vật liệu nổ công nghiệp;

    đ) Tổ chức sản xuất vật liệu nổ công nghiệp được sản xuất, bán sản phẩm đúng chủng loại cho các doanh nghiệp kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp; việc nhập khẩu hoặc ủy thác nhập khẩu, mua tiền chất thuốc nổ chỉ được thực hiện giữa các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp;

    e) Sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp phải có ký hiệu, nơi sản xuất, năm sản xuất hạn sử dụng.

    4. Kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp thực hiện theo quy định sau đây:

    a) Tổ chức kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ phải là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ theo đề nghị của Bộ Công thương, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng;

    b) Địa điểm kho chứa, bến cảng, nơi tiếp nhận bốc dỡ vật liệu nổ công nghiệp phải bảo đảm các điều kiện về an ninh, trật tự, bảo đảm khoảng cách an toàn đối với các công trình, đối tượng cần bảo vệ;

    c) Kho chứa, thiết bị bốc dỡ, phương tiện vận chuyển, thiết bị, dụng cụ phục vụ kinh doanh phải được thiết kế, xây dựng phù hợp, đáp ứng các yêu cầu về bảo quản, vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, phòng cháy và chữa cháy;

    d) Người quản lý, công nhân, người phục vụ liên quan đến kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn về an ninh, trật tự; có trình độ chuyên môn phù hợp và được huấn luyện về kỹ thuật an toàn, phòng cháy và chữa cháy, ứng phó với sự cố trong hoạt động liên quan đến kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp;

    đ) Tổ chức kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp chỉ được bán vật liệu nổ công nghiệp đã có trong Danh mục vật liệu nổ Việt Nam cho tổ chức có giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; phải mua lại vật liệu nổ công nghiệp thừa, không sử dụng hết của các tổ chức được phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp;

    e) Tổ chức kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp chỉ được kinh doanh tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp theo đúng quy định tại giấy phép kinh doanh, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp.

    Điều 26. Vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp

    1. Tổ chức, đơn vị vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp phải có các điều kiện sau đây:

    a) Là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh ngành nghề vận chuyển hàng hóa hoặc tổ chức, đơn vị được phép sản xuất, kinh doanh hoặc sử dụng vật liệu nổ công nghiệp;

    b) Có phương tiện đủ điều kiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp theo tiêu chuẩn, quy chuẩn về kỹ thuật an toàn trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp;

    c) Đáp ứng các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy;

    d) Người quản lý, người điều khiển phương tiện, áp tải và người phục vụ khác có liên quan đến vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu về an ninh, trật tự; có trình độ chuyên môn tương xứng với vị trí, chức trách đảm nhiệm, được huấn luyện đề phòng cháy và chữa cháy;

    đ) Có giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp hoặc mệnh lệnh vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp;

    e) Có biểu trưng báo hiệu phương tiện đang vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp.

    2. Người thực hiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp phải tuân theo các quy định sau đây:

    a) Thực hiện đúng nội dung ghi trong mệnh lệnh vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp hoặc giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp;

    b) Kiểm tra tình trạng hàng hóa trước khi xuất phát hoặc sau mỗi lần phương tiện dừng, đỗ và khắc phục ngay sự cố xảy ra;

    c) Có phương án bảo đảm vận chuyển an toàn, an ninh, trật tự, phòng cháy và chữa cháy; có biện pháp ứng phó sự cố khẩn cấp;

    d) Thực hiện đầy đủ thủ tục giao, nhận về hàng hóa, tài liệu liên quan đến vật liệu nổ công nghiệp;

    đ) Không dừng, đỗ phương tiện ở nơi đông người, khu vực dân cư, gần trạm xăng, dầu, nơi có công trình quan trọng về quốc phòng, an ninh, kinh tế, văn hóa, ngoại giao; không vận chuyển khi thời tiết bất thường. Trường hợp cần nghỉ qua đêm hoặc do sự cố phải thông báo ngay cho cơ quan Quân sự, Công an nơi gần nhất biết để phối hợp bảo vệ.

    3. Hồ sơ cấp giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp gồm:

    a) Đơn đề nghị cấp giấy phép trong đó nêu rõ lý do, khối lượng vật liệu nổ, nơi đi, nơi đến, thời gian và tuyến đường vận chuyển; họ và tên, địa chỉ của người chịu trách nhiệm vận chuyển, người điều khiển phương tiện; biển kiểm soát của phương tiện;

    b) Bản sao được chứng thực từ bản chính giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự để sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp của tổ chức, đơn vị nơi nhận vật liệu nổ công nghiệp;

    c) Giấy giới thiệu của người được tổ chức, đơn vị cử đến làm thủ tục kèm theo một trong các giấy tờ sau: Chứng minh nhân dân, Chứng minh Quân đội nhân dân, Chứng minh Công an nhân dân hoặc giấy chứng nhận theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

    4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp phải xem xét, cấp giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp; trường hợp không cấp giấy phép thì phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.

    5. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc cấp, thu hồi và tạm ngừng cấp giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng Bộ trưởng Bộ Công an quy định việc cấp thu hồi và tạm ngừng cấp giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp đối với các đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.

    Điều 27. Sử dụng vật liệu nổ công nghiệp .

    1. Tổ chức, đơn vị sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phải có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký kinh doanh hoạt động ngành nghề, lĩnh vực cần sử dụng vật liệu nổ công nghiệp;

    b) Có hoạt động khai thác khoáng sản, dầu khí hoặc công trình xây dựng, nghiên cứu, thử nghiệm cần sử dụng vật liệu nổ công nghiệp;

    c) Có kho chứa, công nghệ, thiết bị, phương tiện, dụng cụ phục vụ công tác sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;

    d) Có địa điểm sử dụng vật liệu nổ công nghiệp bảo đảm các điều kiện về an ninh, trật tự;

    đ) Người quản lý, chỉ huy nổ mìn, thợ nổ mìn và những người khác có liên quan đến việc nổ mìn phải đáp ứng yêu cầu về an ninh, trật tự; có đủ trình độ chuyên môn tương xứng với vị trí, chức trách đảm nhiệm, được huấn luyện về kỹ thuật phòng cháy và chữa cháy.

    2. Tổ chức, đơn vị sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phải theo quy định sau đây:

    a) Chỉ được mua vật liệu nổ công nghiệp có trong Danh mục vật liệu nổ Việt Nam từ các tổ chức kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp hợp pháp;

    b) Vật liệu nổ công nghiệp thừa, không sử dụng hết phải bán lại cho tổ chức kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp hợp pháp;

    c) Thực hiện việc bổ nhiệm người chỉ huy nổ mìn và thực hiện đầy đủ các quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn về kỹ thuật an toàn trong sử dụng vật liệu nổ công nghiệp khi tiến hành nổ mìn;

    d) Có thiết kế, phương án nổ mìn được cơ quan cấp giấy phép nổ mìn phê duyệt và được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho phép, phù hợp với quy mô sản xuất, trong đó có các biện pháp bảo đảm an toàn khi nổ mìn, việc giám sát việc tiêu thụ, tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp trong và sau khi nổ mìn.

    3. Chính phủ quy định việc cấp giấy phép sử dụng, giám sát tiêu thụ, tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp trong và sau khi nổ mìn.

    Điều 28. Vận chuyển vật liệu nổ quân dụng

    1. Việc vận chuyển vật liệu nổ quân dụng thực hiện theo quy định sau đây:

    a) Phải có mệnh lệnh hành quân, mệnh lệnh vận chuyển hoặc giấy phép vận chuyển của cấp có thẩm quyền;

    b) Bảo đảm bí mật, an toàn;

    c) Vận chuyển với số lượng lớn hoặc loại nguy hiểm phải có phương tiện chuyên dùng;

    d) Không được chở vật liệu nổ quân dụng và chở người trên cùng một phương tiện, trừ người có trách nhiệm trong việc vận chuyển;

    đ) Không dừng, đỗ phương tiện ở nơi đông người, khu vực dân cư, nơi có công trình quan trọng về quốc phòng, an ninh, kinh tế, văn hóa, ngoại giao.

    Trường hợp cần nghỉ qua đêm hoặc do sự cố phải thông báo ngay cho cơ quan Quân sự, Công an nơi gần nhất biết để phối hợp bảo vệ khi cần thiết.

    2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp mệnh lệnh hành quân, mệnh lệnh vận chuyển vật liệu nổ quân dụng cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng. Bộ trưởng Bộ Công an quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy phép vận chuyển vật liệu nổ quân dụng cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công an.

    Chương IV

    QUẢN LÝ, SỬ DỤNG CÔNG CỤ HỖ TRỢ

    Điều 29. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa công cụ hỗ trợ

    1. Việc nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa các loại công cụ hỗ trợ được thực hiện trong các cơ sở, doanh nghiệp thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng .

    2. Trường hợp cơ sở, doanh nghiệp của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng không bảo đảm việc nghiên cứu, sản xuất, sửa chữa thì có thể thực hiện theo phương thức đấu thầu hoặc đặt hàng tại các cơ sở, doanh nghiệp đủ điều kiện theo quy định của Chính phủ.

    3. Công cụ hỗ trợ sản xuất trong nước phải được đóng số hiệu, ký kiệu, tên nước sản xuất, cơ sở sản xuất, năm sản xuất, hạn sử dụng, chủng loại.

    4. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định cụ thể việc quản lý các cơ sở nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa công cụ hỗ trợ.

    Điều 30. Đối tượng được trang bị công cụ hỗ trợ

    1. Công cụ hỗ trợ được trang bị cho các đối tượng theo quy định của pháp luật.

    2. Các đối tượng khác có nhu cầu trang bị công cụ hỗ trợ thì căn cứ vào tính chất, yêu cầu nhiệm vụ, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì phối hợp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

    3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc trang bị công cụ hỗ trợ đối với Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ. Bộ trưởng Bộ Công an quy định việc trang bị công cụ hỗ trợ đối với công an nhân dân; chủ trì phối hợp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có liên quan quy định việc trang bị công cụ hỗ trợ đối với các đối tượng khác.

    Điều 31. Vận chuyển công cụ hỗ trợ

    1. Việc vận chuyển công cụ hỗ trợ phải bảo đảm an toàn theo đúng quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.

    2. Việc vận chuyển công cụ hỗ trợ với số lượng lớn hoặc loại nguy hiểm thực hiện theo quy định sau đây:

    a) Phải có mệnh lệnh hành quân, mệnh lệnh vận chuyển hoặc giấy phép vận chuyển của cấp có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định;

    b) Bảo đảm bí mật, an toàn;

    c) Có phương tiện chuyên dùng;

    d) Không được chở công cụ hỗ trợ và chở người trên cùng một phương tiện, trừ người có trách nhiệm trong việc vận chuyển;

    đ) Không dừng, đỗ phương tiện ở nơi đông người, khu vực dân cư, nơi có công trình quan trọng về quốc phòng, an ninh, kinh tế, văn hóa, ngoại giao.

    Trường hợp cần nghỉ qua đêm hoặc do sự cố phải dừng lại lâu trên đường, khi không đủ lực lượng bảo vệ phải thông báo ngay cho cơ quan Quân đội, Công an nơi gần nhất biết để phối hợp bảo vệ.

    Điều 32. Nhập khẩu, xuất khẩu, kinh doanh công cụ hỗ trợ

    1. Việc nhập khẩu, xuất khẩu, kinh doanh công cụ hỗ trợ do các cơ sở, doanh nghiệp của Bộ Công an, Bộ quốc phòng và các tổ chức, doanh nghiệp có đủ điều kiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ thực hiện.

    2. Công cụ hỗ trợ nhập khẩu, xuất khẩu, kinh doanh phải bảo đảm các yêu cầu về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; tên nước sản xuất, cơ sở sản xuất, năm sản xuất, hạn sử dụng, chủng loại, ký hiệu trên từng công cụ hỗ trợ.

    Căn cứ vào nhu cầu hàng năm của các đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 30 của Pháp lệnh này, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định nhập khẩu công cụ hỗ trợ để trang bị cho Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ; Bộ trưởng Bộ Công an quyết định nhập khẩu công cụ hỗ trợ để trang bị cho các đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.

    Việc xuất khẩu công cụ hỗ trợ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định.

    3. Kinh doanh công cụ hỗ trợ:

    a) Cơ sở, doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh công cụ hỗ trợ phải bảo đảm các điều kiện về an ninh, trật tự;

    b) Chỉ được nhượng, bán công cụ hỗ trợ cho các đối tượng được trang bị công cụ hỗ trợ theo quy định của Pháp lệnh này.

    Điều 33. Sử dụng công cụ hỗ trợ

    1. Người được giao công cụ hỗ trợ khi thi hành công vụ được sử dụng trong các trường hợp sau đây:

    a) Các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 22 của Pháp lệnh này;

    b) Ngăn chặn người đang có hành vi đe doạ trực tiếp đến tính mạng, sức khoẻ của người khác,

    c) Bắt giữ người theo quy định của pháp luật;

    d) Thực hiện phòng vệ chính đáng theo quy định của pháp luật.

    2. Bộ trưởng Bộ Công an quy định việc sử dụng đối với từng loại công cụ hỗ trợ.

    Chương V

    QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VŨ KHÍ, VẬT LIỆU NỔ, CÔNG CỤ HỖ TRỢ

    Điều 34. Nội dung quản lý nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ

    1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

    2. Tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng về công tác quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

    3. Ban hành, sửa đổi, bổ sung, công bố các danh mục vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

    4. Quy định các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; tiêu chuẩn kho bảo quản vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

    5. Tổ chức đăng ký, cấp, đổi, thu hồi các loại giấy phép trong công tác quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

    6. Tổ chức công tác đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

    7. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào công tác quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ vật công cụ hỗ trợ.

    8. Thực hiện thống kê nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

    9. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về công tác quản lý vũ khí vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

    10. Hợp tác quốc tế về công tác quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

    11. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; khen thưởng và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

    Điều 35. Trách nhiệm quản lý nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ

    1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

    2. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Bộ Công thương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ theo quy định của Pháp lệnh này và sự phân công của Chính phủ.

    3. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và theo sự phân công của chính phủ có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

    4. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ tại địa phương.

    Điều 36. Xử lý vi phạm

    1. Trường hợp có căn cứ để cho rằng trong người hoặc trên phương tiện đang giấu, cất giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trái phép thì các lực lượng chức năng đang thi hành công vụ phải kiểm tra, kiểm soát, thu giữ, tạm giữ người, phương tiện để xử lý theo quy định của pháp luật.

    2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật có liên quan về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, thì tuỳ theo tính chất, múc độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường; cá nhân vi phạm còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật

    3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân bao che cho người vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ hoặc thiếu trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ gây hậu quả nghiêm trọng thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường; cá nhân vi phạm còn có thể bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

    Chương VI

    ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

    Điều 37. Hiệu lực thi hành

    Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2012 .

    Điều 38. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành

    Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Pháp lệnh này; hướng dẫn những nội dung cần thiết khác của Pháp lệnh này để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước./.

  • Pháp lệnh 01/2012/UBTVQH13

    PHÁP LỆNH

    Hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật

    ____________________

     

    Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;

    Căn cứ Điều 92 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 17/2008/QH12;

    Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật.

    Chương I

    NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

    Pháp lệnh này quy định về việc hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi tắt là văn bản) do các cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành, thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan trong việc hợp nhất văn bản, trình tự, kỹ thuật hợp nhất văn bản nhằm góp phần bảo đảm cho hệ thống pháp luật đơn giản, rõ ràng, dễ sử dụng, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật.

    Điều 2. Giải thích từ ngữ

    Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

    1. Hợp nhất văn bản là việc đưa nội dung sửa đổi, bổ sung trong văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều của văn bản đã được ban hành trước đó (sau đây gọi tắt là văn bản sửa đổi, bổ sung) vào văn bản được sửa đổi, bổ sung theo quy trình, kỹ thuật quy định tại Pháp lệnh này.

    2. Văn bản được hợp nhất là văn bản sửa đổi, bổ sung và văn bản được sửa đổi, bổ sung.

    3. Văn bản hợp nhất là văn bản được hình thành sau khi hợp nhất văn bản sửa đổi, bổ sung với văn bản được sửa đổi, bổ sung.

    4. Ký xác thực văn bản hợp nhất là việc người có thẩm quyền ký xác nhận tính chính xác về nội dung và kỹ thuật hợp nhất của văn bản hợp nhất.

    Điều 3. Nguyên tắc hợp nhất văn bản

    1. Chỉ hợp nhất văn bản do cùng một cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

    2. Việc hợp nhất văn bản không được làm thay đổi nội dung và hiệu lực của văn bản được hợp nhất.

    3. Tuân thủ trình tự, kỹ thuật hợp nhất văn bản.

    Điều 4. Sử dụng văn bản hợp nhất

    Văn bản hợp nhất được sử dụng chính thức trong việc áp dụng và thi hành pháp luật.

    Chương II

    THẨM QUYỀN VÀ VIỆC TỔ CHỨC HỢP NHẤT VĂN BẢN

    Điều 5. Thẩm quyền và thời hạn hợp nhất văn bản của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội

    1. Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội tổ chức thực hiện việc hợp nhất và ký xác thực văn bản hợp nhất đối với văn bản của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội.

    2. Chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày văn bản sửa đổi, bổ sung được công bố, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội hoàn thành việc hợp nhất văn bản và ký xác thực văn bản hợp nhất.

    Điều 6. Thẩm quyền và thời hạn hợp nhất văn bản của Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, văn bản liên tịch giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội

    1. Người đứng đầu cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản được sửa đổi, bổ sung của Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tổ chức thực hiện việc hợp nhất và ký xác thực văn bản hợp nhất đối với văn bản của Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, văn bản liên tịch giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội.

    2. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ký ban hành, văn bản sửa đổi, bổ sung của Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, văn bản sửa đổi, bổ sung văn bản liên tịch giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội được gửi đến cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản được sửa đổi, bổ sung để thực hiện việc hợp nhất văn bản.

    3. Chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản theo quy định tại khoản 2 Điều này, người đứng đầu cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản được sửa đổi, bổ sung hoàn thành việc hợp nhất văn bản và ký xác thực văn bản hợp nhất.

    Điều 7. Thẩm quyền và thời hạn hợp nhất văn bản của các cơ quan khác của Nhà nước

    1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tổ chức thực hiện việc hợp nhất và ký xác thực văn bản hợp nhất đối với văn bản do mình ban hành, văn bản của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, văn bản liên tịch do cơ quan mình chủ trì soạn thảo.

    2. Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức thực hiện việc hợp nhất và ký xác thực văn bản hợp nhất đối với văn bản do mình ban hành, văn bản liên tịch do cơ quan mình chủ trì soạn thảo.

    3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, tổ chức thực hiện việc hợp nhất và ký xác thực văn bản hợp nhất đối với văn bản do mình ban hành, văn bản liên tịch do cơ quan mình chủ trì soạn thảo.

    4. Tổng Kiểm toán Nhà nước tổ chức thực hiện việc hợp nhất và ký xác thực văn bản hợp nhất đối với văn bản do mình ban hành.

    5. Chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày ký ban hành văn bản, người có thẩm quyền quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này hoàn thành việc hợp nhất văn bản và ký xác thực văn bản hợp nhất.

    Điều 8. Đăng văn bản hợp nhất trên Công báo và trang thông tin điện tử

    1. Việc đăng văn bản hợp nhất trên trang thông tin điện tử chính thức của các cơ quan nhà nước được thực hiện như sau:

    a) Văn bản hợp nhất quy định tại khoản 1 Điều 5 của Pháp lệnh này được đăng trên trang thông tin điện tử của Quốc hội;

    b) Văn bản hợp nhất đối với văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, văn bản liên tịch giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội được đăng trên trang thông tin điện tử của Chính phủ. Cơ quan thực hiện việc hợp nhất có trách nhiệm gửi văn bản hợp nhất cho Văn phòng Chính phủ trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ký xác thực, để đưa lên trang thông tin điện tử của Chính phủ;

    c) Văn bản hợp nhất đối với văn bản quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 7 của Pháp lệnh này được đăng trên trang thông tin điện tử của cơ quan thực hiện việc hợp nhất văn bản.

    2. Văn bản hợp nhất phải được đăng đồng thời với văn bản sửa đổi, bổ sung trên cùng một số Công báo.

    Cơ quan thực hiện việc hợp nhất có trách nhiệm gửi văn bản hợp nhất cho cơ quan Công báo để thực hiện việc đăng Công báo.

    3. Văn bản hợp nhất đăng trên Công báo điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này được khai thác miễn phí.

    Điều 9. Xử lý sai sót trong văn bản hợp nhất

    1. Trong trường hợp do sai sót về kỹ thuật dẫn đến nội dung của văn bản hợp nhất khác với nội dung của văn bản được hợp nhất thì áp dụng các quy định của văn bản được hợp nhất.

    2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phát hiện có sai sót trong văn bản hợp nhất gửi kiến nghị đến cơ quan thực hiện việc hợp nhất để kịp thời xử lý; trường hợp không xác định được cơ quan thực hiện việc hợp nhất thì gửi kiến nghị đến Bộ Tư pháp để Bộ Tư pháp thông báo ngay đến cơ quan có trách nhiệm xử lý sai sót.

    3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kiến nghị, cơ quan thực hiện việc hợp nhất phối hợp với cơ quan Công báo xử lý sai sót trong văn bản hợp nhất và thực hiện việc đính chính trên Công báo theo quy định của pháp luật về Công báo.

    Văn bản hợp nhất đã được xử lý sai sót phải được đăng trên Công báo điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 8 của Pháp lệnh này.

    Điều 10. Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc hợp nhất văn bản

    1. Trách nhiệm của cơ quan thực hiện việc hợp nhất văn bản:

    a) Chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan trong việc hợp nhất văn bản;

    b) Bảo đảm điều kiện cần thiết để thực hiện việc hợp nhất văn bản;

    c) Bảo đảm tính chính xác về nội dung và kỹ thuật hợp nhất của văn bản hợp nhất;

    d) Xử lý sai sót trong văn bản hợp nhất.

    2. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp:

    a) Hướng dẫn kỹ thuật hợp nhất văn bản; bồi dưỡng kỹ năng hợp nhất văn bản;

    b) Theo dõi, đôn đốc việc hợp nhất văn bản;

    c) Kiến nghị cơ quan thực hiện hợp nhất văn bản xử lý sai sót trong văn bản hợp nhất.

    Chương III

    KỸ THUẬT HỢP NHẤT VĂN BẢN

    Điều 11. Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hợp nhất

    1. Thể thức văn bản hợp nhất bao gồm phần quốc hiệu, tiêu ngữ, tên văn bản hợp nhất, lời nói đầu, căn cứ ban hành, phần, chương, mục, điều, khoản, điểm của văn bản được sửa đổi, bổ sung và các nội dung được hợp nhất theo kỹ thuật quy định tại Chương này, phần quy định về việc thi hành, phần ký xác thực.

    2. Kỹ thuật trình bày văn bản hợp nhất được thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

    Điều 12. Tên văn bản hợp nhất

    1. Tên văn bản hợp nhất là tên văn bản được sửa đổi, bổ sung.

    2. Tên văn bản được sửa đổi, bổ sung và tên văn bản sửa đổi, bổ sung được liệt kê ngay sau tên văn bản hợp nhất. Kèm theo tên văn bản được sửa đổi, bổ sung và văn bản sửa đổi, bổ sung phải ghi rõ số, ký hiệu, ngày, tháng, năm thông qua hoặc ký ban hành, tên cơ quan ban hành và ngày có hiệu lực của từng văn bản.

    Điều 13. Hợp nhất lời nói đầu, căn cứ ban hành

    1. Văn bản được sửa đổi, bổ sung có lời nói đầu được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ thì việc hợp nhất lời nói đầu được thực hiện theo quy định tại các điều 14, 15 và 16 của Pháp lệnh này.

    2. Trong văn bản hợp nhất phải có ký hiệu chú thích ngay tại phần căn cứ ban hành và tại cuối trang của văn bản hợp nhất phải ghi chú rõ tên, số, ký hiệu của văn bản sửa đổi, bổ sung và căn cứ ban hành của văn bản sửa đổi, bổ sung.

    Điều 14. Hợp nhất nội dung được sửa đổi

    1. Văn bản được sửa đổi, bổ sung có phần, chương, mục, điều, khoản, điểm, đoạn, cụm từ được sửa đổi thì số thứ tự của phần, chương, mục, điều, khoản, điểm trong văn bản hợp nhất vẫn được giữ nguyên như văn bản được sửa đổi, bổ sung.

    2. Trong văn bản hợp nhất phải có ký hiệu chú thích ngay tại phần, chương, mục, điều, khoản, điểm, đoạn, cụm từ được sửa đổi.

    3. Tại cuối trang của văn bản hợp nhất phải ghi chú rõ tên, số, ký hiệu của văn bản sửa đổi, bổ sung và ngày có hiệu lực của quy định sửa đổi phần, chương, mục, điều, khoản, điểm, đoạn, cụm từ.

    Điều 15. Hợp nhất nội dung được bổ sung

    1. Văn bản được sửa đổi, bổ sung có phần, chương, mục, điều, khoản, điểm, đoạn, cụm từ được bổ sung thì số thứ tự của phần, chương, mục, điều, khoản, điểm trong văn bản hợp nhất vẫn được giữ nguyên như văn bản được sửa đổi, bổ sung.

    2. Việc sắp xếp phần, chương, mục, điều, khoản, điểm, đoạn, cụm từ được bổ sung trong văn bản hợp nhất được thực hiện theo thứ tự quy định trong văn bản sửa đổi, bổ sung.

    3. Trong văn bản hợp nhất phải có ký hiệu chú thích ngay tại phần, chương, mục, điều, khoản, điểm, đoạn, cụm từ được bổ sung.

    4. Tại cuối trang của văn bản hợp nhất phải ghi chú rõ tên, số, ký hiệu của văn bản sửa đổi, bổ sung và ngày có hiệu lực của quy định bổ sung phần, chương, mục, điều, khoản, điểm, đoạn, cụm từ.

    Điều 16. Hợp nhất nội dung được bãi bỏ

    1. Văn bản được sửa đổi, bổ sung có phần, chương, mục, điều, khoản, điểm, đoạn, cụm từ được bãi bỏ thì trong văn bản hợp nhất không thể hiện nội dung được bãi bỏ. Số thứ tự phần, chương, mục, điều, khoản, điểm trong văn bản hợp nhất được giữ nguyên như văn bản được sửa đổi, bổ sung.

    2. Trong văn bản hợp nhất có phần, chương, mục, điều, khoản, điểm được bãi bỏ thì phải có ký hiệu chú thích và ghi rõ cụm từ “được bãi bỏ” ngay sau số thứ tự của phần, chương, mục, điều, khoản, điểm đó; trường hợp có đoạn, cụm từ được bãi bỏ thì phải có ký hiệu chú thích ngay tại vị trí của đoạn, cụm từ đó.

    3. Tại cuối trang của văn bản hợp nhất phải ghi chú rõ tên, số, ký hiệu của văn bản sửa đổi, bổ sung và ngày có hiệu lực của quy định bãi bỏ phần, chương, mục, điều, khoản, điểm, đoạn, cụm từ.

    Điều 17. Thể hiện quy định về việc thi hành trong văn bản hợp nhất

    1. Trường hợp văn bản sửa đổi, bổ sung có điều khoản quy định về hiệu lực thi hành, trách nhiệm thi hành, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành, quy định chuyển tiếp thì trong văn bản hợp nhất phải có ký hiệu chú thích ngay tại tên chương hoặc điều quy định về việc thi hành và tại cuối trang của văn bản hợp nhất phải ghi chú rõ tên, số, ký hiệu của văn bản sửa đổi, bổ sung, ngày có hiệu lực và các nội dung về việc thi hành trong văn bản sửa đổi, bổ sung. Trường hợp văn bản được sửa đổi, bổ sung không có chương hoặc điều về việc thi hành thì các nội dung này được thể hiện tại phần quy định về việc thi hành ở cuối văn bản hợp nhất, kèm theo tên, số, ký hiệu của văn bản sửa đổi, bổ sung.

    2. Trường hợp cơ quan ban hành văn bản được hợp nhất có ban hành văn bản quy định về việc thi hành văn bản được hợp nhất thì trong văn bản hợp nhất phải có ký hiệu chú thích ngay tại tên chương hoặc điều quy định về việc thi hành và tại cuối trang của văn bản hợp nhất phải ghi chú rõ tên, số, ký hiệu, ngày, tháng, năm thông qua hoặc ký ban hành của văn bản quy định về việc thi hành. Trường hợp văn bản được sửa đổi, bổ sung không có chương, điều về việc thi hành thì phải có ký hiệu chú thích tại phần quy định về việc thi hành trong văn bản hợp nhất và tại cuối trang của văn bản hợp nhất phải ghi chú rõ tên, số, ký hiệu, ngày, tháng, năm thông qua hoặc ký ban hành của văn bản quy định về việc thi hành.

    Điều 18. Mẫu trình bày văn bản hợp nhất

    Việc trình bày tên văn bản hợp nhất, lời nói đầu, căn cứ ban hành, nội dung được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, phần quy định về việc thi hành và phần ký xác thực trong văn bản hợp nhất được thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Pháp lệnh này.

    Chương IV

    ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

    Điều 19. Hợp nhất văn bản được ban hành trước ngày Pháp lệnh này có hiệu lực

    1. Trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày Pháp lệnh này có hiệu lực, các văn bản được ban hành trước ngày Pháp lệnh này có hiệu lực phải được hợp nhất và đăng trên Công báo điện tử và trang thông tin điện tử của cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 8 của Pháp lệnh này.

    2. Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước xây dựng kế hoạch và bảo đảm kinh phí thực hiện hợp nhất văn bản quy định tại khoản 1 Điều này.

    Điều 20. Hiệu lực thi hành

    1. Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2012.

    2. Chương VIII của Quy chế về kỹ thuật trình bày dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết số 1139/2007/UBTVQH11 ngày 03 tháng 7 năm 2007 của Ủy ban thường vụ Quốc hội hết hiệu lực kể từ ngày Pháp luật này có hiệu lực./.

  • Pháp lệnh 02/2012/UBTVQH13

    PHÁP LỆNH

    Chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng

    ________________________

     

    Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;

    Căn cứ Nghị quyết số 07/2011/QH13 ngày 06 tháng 8 năm 2011 của Quốc hội khóa XIII về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 và điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011;

    Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng,

    Chương I

    NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

    Pháp lệnh này quy định về chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng và người phiên dịch trong tố tụng hình sự, tố tụng dân sự và tố tụng hành chính (sau đây gọi chung là chi phí trong tố tụng).

    Điều 2. Đối tượng áp dụng

    Pháp lệnh này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam, cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến việc giám định, định giá, làm chứng và phiên dịch trong tố tụng.

    Điều 3. Giải thích từ ngữ

    Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

    1. Chi phí giám định là số tiền cần thiết, hợp lý phải chi trả cho công việc giám định do tổ chức, cá nhân thực hiện giám định tính căn cứ vào quy định của Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

    2. Tiền tạm ứng chi phí giám định là số tiền do tổ chức, cá nhân thực hiện giám định tạm tính để thực hiện giám định theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng.

    3. Chi phí định giá tài sản là số tiền cần thiết, hợp lý phải chi trả cho công việc định giá do Hội đồng định giá, tổ chức định giá tài sản tính căn cứ vào quy định của Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

    4. Tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản là số tiền Hội đồng định giá, tổ chức định giá tài sản tạm tính để tiến hành việc định giá theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng.

    5. Chi phí thẩm định giá tài sản là số tiền cần thiết, hợp lý phải chi trả cho công việc thẩm định giá do Tổ chức thẩm định giá tính theo quy định của Pháp lệnh này và quy định của pháp luật về giá.

    6. Chi phí cho người làm chứng là số tiền cần thiết, hợp lý phải chi trả cho người làm chứng do cơ quan tiến hành tố tụng tính căn cứ vào quy định của Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

    7. Tiền tạm ứng chi phí cho người làm chứng là số tiền do cơ quan tiến hành tố tụng tạm tính để chi trả cho người làm chứng.

    8. Chi phí cho người phiên dịch là số tiền cần thiết, hợp lý phải chi trả cho người phiên dịch do cơ quan tiến hành tố tụng tính căn cứ vào quy định của Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

    Điều 4. Nguyên tắc thu, chi tiền chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng

    Tiền chi phí giám định, định giá; tiền chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng phải được thu, chi theo quy định của Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

    Điều 5. Giải quyết khiếu nại, tố cáo có liên quan đến chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng

    1. Cá nhân, tổ chức có quyền khiếu nại với Chánh án Tòa án trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án về nộp, miễn, giảm tiền tạm ứng chi phí giám định, chi phí giám định, tạm ứng chi phí định giá, tiền tạm ứng chi phí cho người làm chứng.

    Chánh án Tòa án phải xem xét giải quyết khiếu nại trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại. Quyết định của Chánh án Tòa án là quyết định giải quyết cuối cùng.

    Khiếu nại về nghĩa vụ nộp chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch và mức chi phí theo bản án, quyết định của Tòa án được giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng.

    2. Tố cáo và việc giải quyết tố cáo của cá nhân được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo.

    Chương II

    CHI PHÍ GIÁM ĐỊNH TRONG TỐ TỤNG

    Mục 1

    CHI PHÍ GIÁM ĐỊNH DO CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG TRƯNG CẦU GIÁM ĐỊNH

    Điều 6. Cơ quan có trách nhiệm nộp tiền tạm ứng chi phí giám định

    1. Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

    2. Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

    Điều 7. Thủ tục tạm ứng chi phí giám định

    1. Tổ chức, cá nhân thực hiện giám định xác định và thông báo cho cơ quan tiến hành tố tụng quy định tại Điều 6 của Pháp lệnh này về mức tiền tạm ứng, thời gian nộp tiền tạm ứng chi phí giám định.

    2. Cơ quan tiến hành tố tụng nộp tiền tạm ứng theo thông báo của tổ chức, cá nhân thực hiện giám định.

    Điều 8. Trách nhiệm thanh toán chi phí giám định

    1. Cơ quan tiến hành tố tụng quy định tại khoản 1 Điều 6 của Pháp lệnh này có trách nhiệm thanh toán chi phí giám định theo mức, thời hạn, phương thức mà tổ chức, cá nhân đã thực hiện giám định thông báo. Trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, nếu Tòa án tuyên bố bị cáo không có tội hoặc vụ án bị đình chỉ theo quy định tại khoản 2 Điều 105 của Bộ luật tố tụng hình sự thì cơ quan tiến hành tố tụng không chịu trách nhiệm trả chi phí giám định. Người bị hại phải hoàn trả cho cơ quan tiến hành tố tụng chi phí giám định đã nộp.

    2. Tòa án quy định tại khoản 2 Điều 6 của Pháp lệnh này có trách nhiệm thanh toán chi phí giám định trong trường hợp kết quả giám định không có ý nghĩa cho việc giải quyết vụ án. Nếu kết quả giám định có ý nghĩa cho việc giải quyết vụ án thì bên đương sự thua kiện phải nộp chi phí giám định theo trình tự quy định tại mục 2 của Chương này. Số tiền tạm ứng chi phí giám định được hoàn lại cho cơ quan tiến hành tố tụng đã nộp.

    Điều 9. Xác định chi phí giám định

    1. Căn cứ tính chất của đối tượng và nội dung giám định cụ thể, chi phí giám định bao gồm một hoặc một số chi phí sau đây:

    a) Chi phí tiền lương và các khoản thù lao cho người thực hiện giám định;

    b) Chi phí vật tư tiêu hao;

    c) Chi phí sử dụng dịch vụ;

    d) Chi phí khấu hao máy móc, phương tiện, thiết bị;

    đ) Các chi phí khác theo quy định của pháp luật.

    2. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.

    Điều 10. Chi phí giám định bổ sung, giám định lại

    Cơ quan tiến hành tố tụng quy định tại Điều 6 của Pháp lệnh này ra quyết định trưng cầu giám định bổ sung, giám định lại thì phải nộp tiền tạm ứng và thanh toán chi phí giám định theo quy định tại mục này.

    Mục 2

    CHI PHÍ GIÁM ĐỊNH DO ĐƯƠNG SỰ YÊU CẦU

    Điều 11. Người có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí giám định

    Người yêu cầu giám định được Tòa án chấp nhận ra quyết định trưng cầu giám định có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí giám định, bao gồm:

    1. Đương sự trong vụ việc dân sự;

    2. Đương sự trong vụ án hành chính.

    Điều 12. Đối tượng được miễn tiền tạm ứng chi phí giám định, chi phí giám định

    Người nghèo theo quy định của Chính phủ được miễn tiền tạm ứng chi phí giám định, chi phí giám định.

    Điều 13. Đối tượng được giảm tiền tạm ứng chi phí giám định, chi phí giám định

    1. Người có khó khăn về kinh tế được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc xác nhận thì được giảm tiền tạm ứng chi phí, chi phí giám định.

    2. Việc miễn, giảm tiền tạm ứng chi phí giám định, chi phí giám định quy định tại Điều 12 và khoản 1 Điều này chỉ áp dụng đối với người có yêu cầu giám định, được cơ quan tiến hành tố tụng chấp nhận và việc giám định do tổ chức giám định công lập thực hiện.

    Điều 14. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí giám định

    1. Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định, trừ trường hợp các bên đương sự có thỏa thuận khác hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng chi phí giám định theo quy định tại Điều 12 của Pháp lệnh này.

    2. Trong trường hợp các bên đương sự yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định về cùng một đối tượng thì các bên cùng phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định, trừ trường hợp các bên đương sự có thỏa thuận khác hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng chi phí giám định theo quy định tại Điều 12 của Pháp lệnh này.

    Điều 15. Thủ tục nộp tiền tạm ứng chi phí giám định

    1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu giám định của Tòa án, tổ chức, cá nhân thực hiện giám định phải thông báo cho Tòa án biết về số tiền tạm ứng chi phí giám định.

    2. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của tổ chức, cá nhân thực hiện giám định, Tòa án có trách nhiệm thông báo nộp tiền tạm ứng chi phí giám định cho người yêu cầu giám định biết để họ đến Tòa án nộp tiền tạm ứng chi phí giám định theo quy định tại Điều 20 của Pháp lệnh này.

    3. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày thu tiền tạm ứng chi phí giám định, Tòa án phải chuyển số tiền đó cho tổ chức, cá nhân thực hiện giám định.

    Điều 16. Thủ tục đề nghị miễn tiền tạm ứng chi phí giám định

    1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo nộp tiền tạm ứng chi phí giám định, người có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí giám định là người thuộc đối tượng được miễn quy định tại Điều 12 của Pháp lệnh này phải có đơn đề nghị gửi Tòa án kèm bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được miễn nộp tiền tạm ứng chi phí giám định.

    2. Đơn đề nghị miễn tiền tạm ứng chi phí giám định phải có các nội dung chính sau đây:

    a) Ngày, tháng, năm làm đơn;

    b) Họ, tên, địa chỉ của người làm đơn;

    c) Đối tượng trưng cầu giám định;

    d) Lý do, căn cứ đề nghị miễn tiền tạm ứng chi phí giám định theo quy định tại Điều 12 của Pháp lệnh này.

    Điều 17. Thẩm quyền quyết định miễn tiền tạm ứng chi phí giám định

    1. Đối với vụ án dân sự, hành chính, thẩm quyền quyết định miễn tiền tạm ứng chi phí giám định như sau:

    a) Trước khi mở phiên tòa, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án có thẩm quyền xét đơn đề nghị và quyết định việc miễn hoặc không miễn tiền tạm ứng chi phí giám định trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị. Quyết định này phải được gửi cho người đề nghị, tổ chức, cá nhân thực hiện giám định biết trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định. Trường hợp không chấp nhận đề nghị miễn tiền tạm ứng chi phí giám định thì trong quyết định phải nêu rõ lý do;

    b) Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử có thẩm quyền xét đơn đề nghị và quyết định việc miễn hoặc không miễn tiền tạm ứng chi phí giám định. Quyết định của Hội đồng xét xử được công bố tại phiên tòa và được gửi cho người đề nghị, tổ chức, cá nhân thực hiện giám định biết trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định. Trường hợp không chấp nhận đề nghị miễn tiền tạm ứng chi phí giám định thì trong quyết định phải nêu rõ lý do.

    2. Đối với việc dân sự, Thẩm phán được phân công giải quyết có thẩm quyền xét đơn đề nghị và quyết định việc miễn hoặc không miễn tiền tạm ứng chi phí giám định trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị. Quyết định này phải được gửi cho người đề nghị, tổ chức, cá nhân thực hiện giám định biết trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định. Trường hợp không chấp nhận đề nghị miễn tiền tạm ứng chi phí giám định thì trong quyết định phải nêu rõ lý do.

    Điều 18. Thủ tục đề nghị giảm tiền tạm ứng chi phí giám định

    1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo nộp tiền tạm ứng chi phí giám định, người có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí giám định là người thuộc đối tượng được giảm quy định tại khoản 1 Điều 13 của Pháp lệnh này phải có đơn đề nghị gửi Tòa án kèm theo bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được giảm tiền tạm ứng chi phí giám định.

    2. Đơn đề nghị giảm tiền tạm ứng chi phí giám định phải có các nội dung chính sau đây:

    a) Các nội dung quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều 16 của Pháp lệnh này;

    b) Lý do, căn cứ xin giảm tiền tạm ứng chi phí giám định;

    c) Xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc về lý do giảm tiền tạm ứng chi phí giám định theo quy định tại khoản 1 Điều 13 của Pháp lệnh này.

    Điều 19. Thẩm quyền quyết định giảm tiền tạm ứng chi phí giám định

    1. Đối với vụ án dân sự, hành chính, thẩm quyền quyết định giảm tiền tạm ứng chi phí giám định như sau:

    a) Trước khi mở phiên tòa, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án có thẩm quyền xét đơn đề nghị và quyết định việc giảm hoặc không giảm tiền tạm ứng chi phí giám định trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị. Trường hợp chấp nhận đề nghị của đương sự thì trong quyết định phải nêu rõ số tiền được giảm; nếu không chấp nhận đề nghị thì trong quyết định phải nêu rõ lý do. Quyết định của Tòa án phải được thông báo cho người đề nghị, tổ chức, cá nhân thực hiện giám định biết trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định;

    b) Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử có thẩm quyền xét đơn đề nghị và quyết định việc giảm hoặc không giảm tiền tạm ứng chi phí giám định. Quyết định của Hội đồng xét xử được công bố ngay tại phiên tòa. Trường hợp chấp nhận đề nghị của đương sự thì trong quyết định phải nêu rõ số tiền được giảm; nếu không chấp nhận đề nghị thì trong quyết định phải nêu rõ lý do. Quyết định của Hội đồng xét xử được thông báo cho người đề nghị, tổ chức, cá nhân thực hiện giám định biết trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định.

    2. Đối với việc dân sự, Thẩm phán được phân công giải quyết có thẩm quyền xét đơn đề nghị và quyết định việc giảm hoặc không giảm tiền tạm ứng chi phí giám định trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn của người đề nghị. Nếu chấp nhận đề nghị của đương sự thì trong quyết định phải nêu rõ số tiền được giảm; nếu không chấp nhận đề nghị thì trong quyết định phải nêu rõ lý do. Quyết định này phải được gửi cho người đề nghị, tổ chức, cá nhân thực hiện giám định biết trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định.

    Điều 20. Thời hạn nộp tiền tạm ứng chi phí giám định

    1. Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định trong thời hạn sau đây:

    a) 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án quy định tại khoản 2 Điều 15 của Pháp lệnh này. Trường hợp vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá 15 ngày;

    b) 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định không chấp nhận đề nghị miễn, giảm tiền tạm ứng chi phí giám định hoặc quyết định giảm tiền tạm ứng chi phí giám định quy định tại Điều 17 và Điều 19 của Pháp lệnh này.

    2. Tổ chức, cá nhân thực hiện giám định có quyền từ chối thực hiện giám định khi nhận được thông báo của Tòa án về việc người yêu cầu giám định không nộp tiền tạm ứng chi phí giám định.

    Điều 21. Xác định chi phí giám định

    Chi phí giám định được xác định theo quy định tại Điều 9 của Pháp lệnh này.

    Điều 22. Thanh toán chi phí giám định

    1. Sau khi có kết quả giám định, tổ chức, cá nhân đã thực hiện giám định thông báo cho Tòa án, người yêu cầu giám định về chi phí giám định.

    2. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo, Tòa án có trách nhiệm thông báo cho người yêu cầu giám định biết để đến Tòa án nộp chi phí giám định. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án, người yêu cầu giám định phải nộp chi phí giám định. Trường hợp vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá 15 ngày.

    Trường hợp số tiền tạm ứng chi phí giám định đã nộp chưa đủ chi phí thì phải nộp phần tiền còn thiếu đó; nếu số tiền tạm ứng đã nộp vượt quá chi phí giám định thì được trả lại phần tiền chênh lệch.

    3. Người đã thanh toán chi phí giám định mà không có nghĩa vụ nộp chi phí giám định theo quy định tại Điều 29 của Pháp lệnh này được hoàn trả số chi phí giám định đã nộp.

    4. Trường hợp người yêu cầu giám định được miễn, giảm tiền tạm ứng chi phí giám định, chi phí giám định thì cơ quan tiến hành tố tụng đã trưng cầu giám định có trách nhiệm thanh toán số tiền đã miễn, giảm đó cho tổ chức, cá nhân đã thực hiện giám định.

    Điều 23. Thủ tục đề nghị miễn chi phí giám định

    1. Người có nghĩa vụ nộp chi phí giám định thuộc đối tượng được miễn quy định tại Điều 12 của Pháp lệnh này phải có đơn đề nghị miễn chi phí giám định gửi Tòa án kèm theo bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được miễn chi phí giám định.

    2. Đơn đề nghị miễn chi phí giám định phải có các nội dung chính sau đây:

    a) Các nội dung quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều 16 của Pháp lệnh này;

    b) Lý do, căn cứ đề nghị miễn tiền tạm ứng chi phí giám định theo quy định tại Điều 12 của Pháp lệnh này.

    Điều 24. Thẩm quyền quyết định miễn chi phí giám định

    1. Thẩm quyền quyết định miễn chi phí giám định được thực hiện như sau:

    a) Trường hợp vụ án được giải quyết mà không phải mở phiên tòa thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án có thẩm quyền quyết định miễn chi phí giám định;

    b) Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử có thẩm quyền quyết định miễn chi phí giám định;

    c) Đối với việc dân sự, Thẩm phán được phân công giải quyết việc dân sự có thẩm quyền quyết định miễn chi phí giám định.

    2. Việc miễn chi phí giám định phải được ghi trong bản án, quyết định của Tòa án.

    Điều 25. Thủ tục đề nghị giảm chi phí giám định

    1. Người có nghĩa vụ nộp chi phí giám định thuộc đối tượng được giảm chi phí giám định quy định tại khoản 1 Điều 13 của Pháp lệnh này phải có đơn đề nghị giảm chi phí giám định gửi Tòa án kèm theo bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được giảm chi phí giám định.

    2. Đơn đề nghị giảm chi phí giám định phải có các nội dung chính sau đây:

    a) Các nội dung quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều 16 của Pháp lệnh này;

    b) Lý do, căn cứ đề nghị giảm chi phí giám định;

    c) Xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc về lý do giảm chi phí giám định theo quy định tại khoản 1 Điều 13 của Pháp lệnh này.

    Điều 26. Thẩm quyền quyết định giảm chi phí giám định

    Thẩm quyền quyết định giảm chi phí giám định, được thực hiện theo quy định tại Điều 24 của Pháp lệnh này.

    Điều 27. Thủ tục quyết định giảm chi phí giám định

    Người được quy định tại Điều 26 của Pháp lệnh này có thẩm quyền xét đơn đề nghị và quyết định việc giảm hoặc không giảm chi phí giám định; nếu chấp nhận đề nghị của đương sự thì trong quyết định phải nêu rõ số tiền được giảm; nếu không chấp nhận đề nghị thì trong quyết định phải nêu rõ lý do. Quyết định phải được thông báo cho tổ chức, cá nhân thực hiện giám định và người có đơn đề nghị trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định.

    Quyết định giảm hoặc không giảm chi phí giám định của Hội đồng xét xử được công bố tại phiên tòa và được thông báo cho tổ chức, cá nhân thực hiện giám định và người có đơn đề nghị trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định.

    Điều 28. Giảm tiền tạm ứng chi phí giám định, chi phí giám định

    Mức tiền tạm ứng chi phí giám định, chi phí giám định được giảm cho đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 13 của Pháp lệnh này không được vượt quá 50% tiền tạm ứng, chi phí mà người đó phải nộp.

    Điều 29. Nghĩa vụ nộp chi phí giám định

    1. Trừ trường hợp các bên đương sự có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác, nghĩa vụ nộp chi phí giám định được xác định như sau:

    a) Người yêu cầu trưng cầu giám định phải nộp chi phí giám định, nếu kết quả giám định chứng minh yêu cầu của người đó là không có căn cứ. Trường hợp kết quả giám định chứng minh yêu cầu của họ chỉ có căn cứ một phần, thì họ phải nộp chi phí giám định đối với phần yêu cầu của họ đã được chứng minh là không có căn cứ;

    b) Người không chấp nhận yêu cầu trưng cầu giám định của đương sự khác trong vụ án phải nộp chi phí giám định, nếu kết quả giám định chứng minh yêu cầu của người yêu cầu trưng cầu giám định là có căn cứ. Trường hợp yêu cầu trưng cầu giám định chỉ có căn cứ một phần, thì người không chấp nhận yêu cầu trưng cầu giám định phải nộp chi phí giám định tương ứng với phần yêu cầu đã được chứng minh là có căn cứ.

    2. Tòa án căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều này quyết định nghĩa vụ nộp chi phí giám định, miễn, giảm chi phí giám định, hoàn trả chi phí giám định của các bên đương sự trong bản án, quyết định.

    Điều 30. Chi phí giám định bổ sung, giám định lại

    Trình tự, thủ tục nộp, thanh toán tiền tạm ứng chi phí giám định, chi phí giám định đối với giám định bổ sung, giám định lại do đương sự yêu cầu được thực hiện theo quy định tại mục này.

    Mục 3

    CHI PHÍ GIÁM ĐỊNH TRONG TRƯỜNG HỢP KHÁC

    Điều 31. Chi phí giám định để giải quyết phần dân sự trong vụ án hình sự

    Đối với phần dân sự được giải quyết trong cùng vụ án hình sự mà nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu giám định và được cơ quan tiến hành tố tụng chấp nhận thì không phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định, chi phí giám định. Trách nhiệm nộp tiền tạm ứng, thanh toán chi phí giám định được thực hiện theo quy định tại mục 1 Chương này.

    Điều 32. Chi phí giám định trong trường hợp người yêu cầu giám định tự mình yêu cầu giám định

    Theo quy định của pháp luật về giám định tư pháp, đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự đã yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu giám định mà không được chấp nhận và tự mình yêu cầu tổ chức, cá nhân thực hiện giám định thì phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định, chi phí giám định theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân thực hiện giám định.

    Chương III

    CHI PHÍ ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN TRONG TỐ TỤNG

    Mục 1

    CHI PHÍ ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN DO CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG QUYẾT ĐỊNH VIỆC ĐỊNH GIÁ

    Điều 33. Cơ quan có trách nhiệm nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản

    1. Đối với vụ án hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định định giá tài sản có trách nhiệm nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản cho Hội đồng định giá, tổ chức định giá tài sản.

    2. Đối với vụ án dân sự, vụ án hành chính, Tòa án ra quyết định định giá tài sản không phải nộp tiền tạm ứng chi phí định giá cho Hội đồng định giá, tổ chức định giá tài sản. Các bên đương sự có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí định giá theo quy định tại mục 2 Chương này.

    Điều 34. Thông báo nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản

    1. Hội đồng định giá, tổ chức định giá tài sản xác định số tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và thông báo cho cơ quan quy định tại Điều 33 của Pháp lệnh này.

    2. Thời gian, phương thức nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản được thực hiện theo yêu cầu của Hội đồng định giá, tổ chức định giá tài sản.

    Điều 35. Chi phí định giá tài sản

    1. Căn cứ tính chất của đối tượng định giá, chi phí định giá tài sản bao gồm một hoặc một số chi phí sau đây:

    a) Chi phí tiền lương và các khoản thù lao cho người thực hiện định giá;

    b) Chi phí thu thập, phân tích thông tin về đối tượng cần định giá;

    c) Chi phí vật tư tiêu hao;

    d) Chi phí sử dụng dịch vụ cần thiết khác;

    đ) Các chi phí khác theo quy định của pháp luật.

    2. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.

    Điều 36. Chi phí định giá bổ sung, định giá lại

    Trình tự, thủ tục nộp, thanh toán tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản, chi phí định giá tài sản đối với định giá bổ sung, định giá lại do cơ quan tiến hành tố tụng quyết định được thực hiện theo quy định tại mục này.

    Điều 37. Trách nhiệm thanh toán chi phí định giá tài sản

    1. Đối với vụ án hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định định giá tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều 33 của Pháp lệnh này có trách nhiệm thanh toán chi phí định giá tài sản cho Hội đồng định giá, tổ chức định giá tài sản theo mức, thời hạn, phương thức đã thông báo.

    2. Đối với vụ án dân sự, vụ án hành chính, Tòa án quyết định định giá tài sản theo quy định tại khoản 2 Điều 33 của Pháp lệnh này cho các trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 92 của Bộ luật tố tụng dân sự hoặc trong trường hợp Tòa án xét thấy cần thiết theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật tố tụng hành chính, có trách nhiệm thanh toán chi phí cho Hội đồng định giá, tổ chức định giá tài sản, nếu kết quả định giá chứng minh yêu cầu định giá của Tòa án là không có căn cứ. Nghĩa vụ thanh toán chi phí định giá tài sản thực hiện theo quy định tại mục 2 Chương này.

    Mục 2

    CHI PHÍ ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN DO ĐƯƠNG SỰ YÊU CẦU

    Điều 38. Thủ tục nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản

    1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được thành lập hoặc nhận được quyết định yêu cầu định giá của Tòa án, Hội đồng định giá, tổ chức định giá tài sản phải thông báo cho Tòa án và người yêu cầu định giá tài sản biết để đến Tòa án nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản; thông báo phải nêu rõ số tiền, thời hạn và phương thức nộp tiền.

    2. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Hội đồng định giá, tổ chức định giá tài sản, Tòa án có trách nhiệm thông báo cho người yêu cầu định giá biết để đến Tòa án nộp tiền tạm ứng chi phí định giá.

    3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án theo quy định tại khoản 2 Điều này, người yêu cầu định giá tài sản phải nộp tiền tạm ứng chi phí định giá, trừ trường hợp các bên đương sự có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Trường hợp vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá 15 ngày.

    4. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày thu tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản, Tòa án phải chuyển số tiền đó cho Hội đồng định giá, tổ chức định giá tài sản.

    Điều 39. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản

    1. Người yêu cầu định giá tài sản phải nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản, trừ trường hợp các bên đương sự có thỏa thuận khác.

    2. Trường hợp các bên đương sự không thống nhất được về giá mà yêu cầu Tòa án định giá hoặc Tòa án quyết định định giá theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 92 của Bộ luật Tố tụng dân sự hoặc trong trường hợp Tòa án xét thấy cần thiết theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật Tố tụng hành chính thì mỗi bên đương sự phải nộp một nửa số tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản. Trường hợp trong vụ việc có nhiều đương sự thì các bên đương sự cùng phải nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản theo mức do Tòa án quyết định.

    3. Hội đồng định giá, tổ chức định giá tài sản có quyền từ chối thực hiện việc định giá tài sản khi nhận được thông báo của Tòa án về việc người yêu cầu định giá không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản.

    Điều 40. Thanh toán chi phí định giá tài sản

    1. Sau khi có kết quả định giá, Hội đồng định giá, tổ chức định giá tài sản thông báo cho Tòa án, người yêu cầu định giá về chi phí định giá tài sản.

    2. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo, Tòa án có trách nhiệm thông báo cho người yêu cầu định giá biết để đến Tòa án nộp chi phí định giá tài sản. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án, người yêu cầu định giá tài sản phải nộp chi phí. Trường hợp vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá 15 ngày.

    Trường hợp số tiền tạm ứng chi phí định giá đã nộp chưa đủ chi phí thì phải nộp thêm phần tiền còn thiếu đó; nếu số tiền tạm ứng đã nộp vượt quá chi phí định giá thì được trả lại phần tiền chênh lệch.

    3. Người đã thanh toán chi phí định giá tài sản mà không có nghĩa vụ nộp theo quy định tại Điều 42 của Pháp lệnh này được hoàn trả chi phí định giá đã nộp.

    Điều 41. Chi phí định giá tài sản

    Chi phí định giá tài sản được xác định theo quy định tại Điều 35 của Pháp lệnh này.

    Điều 42. Nghĩa vụ nộp chi phí định giá tài sản

    Trường hợp các bên đương sự không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ nộp chi phí định giá tài sản được xác định như sau:

    1. Người yêu cầu định giá tài sản phải nộp chi phí định giá nếu kết quả định giá chứng minh yêu cầu định giá của người đó là không có căn cứ;

    2. Người không chấp nhận yêu cầu định giá tài sản của người có yêu cầu phải nộp chi phí định giá, nếu kết quả định giá chứng minh yêu cầu của người yêu cầu định giá là có căn cứ;

    3. Trường hợp các bên không thống nhất được về giá tài sản mà cùng có yêu cầu Tòa án quyết định việc định giá thì mỗi bên đương sự phải nộp một nửa chi phí định giá; trường hợp trong vụ việc có nhiều đương sự thì các bên đương sự cùng phải nộp chi phí định giá theo mức do Tòa án quyết định;

    4. Trường hợp Tòa án ra quyết định định giá tài sản theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 92 của Bộ luật tố tụng dân sự hoặc trong trường hợp Tòa án xét thấy cần thiết theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật tố tụng hành chính thì nghĩa vụ nộp chi phí định giá được xác định như sau:

    a) Mỗi bên đương sự phải nộp một nửa chi phí định giá; nếu kết quả định giá chứng minh quyết định định giá của Tòa án là có căn cứ;

    b) Tòa án trả chi phí định giá, nếu kết quả định giá chứng minh quyết định định giá của Tòa án là không có căn cứ;

    5. Trường hợp định giá để chia tài sản chung, chia di sản thừa kế thì mỗi người được chia tài sản phải chịu phần chi phí định giá theo tỷ lệ giá trị phần tài sản mà họ được chia;

    6. Trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng chi phí định giá, chi phí định giá tài sản mà không phải nộp chi phí định giá thì người phải nộp chi phí định giá theo quyết định của Tòa án phải hoàn trả cho người đã nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản, chi phí định giá tài sản số tiền mà họ đã nộp;

    7. Tòa án căn cứ vào các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này quyết định nghĩa vụ nộp chi phí định giá tài sản, hoàn trả chi phí định giá tài sản của các bên đương sự trong bản án, quyết định.

    Điều 43. Chi phí định giá bổ sung, định giá lại

    Trình tự, thủ tục nộp, thanh toán tiền tạm ứng, chi phí đối với định giá bổ sung, định giá lại tài sản do đương sự yêu cầu được thực hiện theo quy định tại mục này.

    Điều 44. Chi phí thẩm định giá tài sản

    Chi phí thẩm định giá tài sản trong trường hợp đương sự đề nghị Tòa án yêu cầu Tổ chức thẩm định giá tài sản theo quy định tại khoản 5 Điều 92 của Bộ luật tố tụng dân sự hoặc theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật tố tụng hành chính thì người đề nghị thẩm định giá tài sản phải trả chi phí cho tổ chức thẩm định giá tài sản theo mức, thời hạn mà tổ chức đó yêu cầu.

    Chương IV

    CHI PHÍ CHO NGƯỜI LÀM CHỨNG TRONG TỐ TỤNG

    Mục 1

    CHI PHÍ CHO NGƯỜI LÀM CHỨNG DO CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG TRIỆU TẬP

    Điều 45. Cơ quan có trách nhiệm trả chi phí cho người làm chứng

    Cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập người làm chứng có trách nhiệm trả chi phí cho người làm chứng. Chi phí cho người làm chứng được lấy từ kinh phí hoạt động hằng năm của cơ quan tiến hành tố tụng.

    Điều 46. Mức chi phí cho người làm chứng

    1. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, chi phí cho người làm chứng do cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập bao gồm một hoặc một số chi phí sau đây:

    a) Chi phí tiền lương, thù lao cho người làm chứng;

    b) Chi phí đi lại;

    c) Chi phí lưu trú;

    d) Các chi phí khác theo quy định của pháp luật.

    2. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.

    Mục 2

    CHI PHÍ CHO NGƯỜI LÀM CHỨNG DO ĐƯƠNG SỰ YÊU CẦU

    Điều 47. Thủ tục nộp tiền tạm ứng chi phí cho người làm chứng

    1. Đối với vụ việc dân sự, vụ án hành chính, người yêu cầu Tòa án triệu tập người làm chứng có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí cho người làm chứng. Người yêu cầu có nghĩa vụ cung cấp thông tin về số người làm chứng, nơi làm việc, nơi cư trú của họ và các thông tin cần thiết khác làm cơ sở để Tòa án xác định mức tiền tạm ứng chi phí cho người làm chứng.

    2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của đương sự triệu tập người làm chứng, Tòa án thông báo cho người có yêu cầu đến Tòa án để nộp tiền tạm ứng chi phí cho người làm chứng, trong thông báo phải nêu rõ số tiền, thời gian nộp tiền.

    3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án, người yêu cầu Tòa án triệu tập người làm chứng phải nộp tiền tạm ứng chi phí cho người làm chứng.

    Điều 48. Mức tiền tạm ứng chi phí cho người làm chứng

    Mức tiền tạm ứng chi phí cho người làm chứng được tính bằng mức chi phí cho người làm chứng xác định theo quy định tại Điều 46 của Pháp lệnh này.

    Điều 49. Nghĩa vụ nộp chi phí cho người làm chứng

    Trường hợp các bên đương sự không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ nộp chi phí cho người làm chứng được quy định như sau:

    1. Người yêu cầu Tòa án triệu tập người làm chứng phải nộp chi phí cho người làm chứng, nếu lời khai của người làm chứng phù hợp với sự thật khách quan của vụ việc nhưng không đúng với yêu cầu của người yêu cầu Tòa án triệu tập người làm chứng hoặc lời khai của người làm chứng không phù hợp với sự thật khách quan của vụ việc;

    2. Trường hợp lời khai của người làm chứng phù hợp với sự thật khách quan của vụ việc và đúng với yêu cầu của người yêu cầu Tòa án triệu tập người làm chứng, thì chi phí cho người làm chứng do đương sự có yêu cầu độc lập với yêu cầu của người yêu cầu Tòa án triệu tập người làm chứng nộp;

    3. Tòa án căn cứ vào khoản 1 và khoản 2 Điều này quyết định nghĩa vụ nộp chi phí cho người làm chứng, hoàn trả lại chi phí cho các bên đương sự trong bản án, quyết định.

    Điều 50. Thủ tục chi trả chi phí cho người làm chứng

    1. Tòa án chi trả chi phí cho người làm chứng.

    2. Trường hợp số tiền tạm ứng chi phí đã nộp chưa đủ chi phí thì người có nghĩa vụ nộp tiền chi phí cho người làm chứng phải nộp thêm phần tiền còn thiếu đó; nếu số tiền tạm ứng đã nộp vượt quá chi phí cho người làm chứng thì được trả lại phần tiền chênh lệch. Người đã nộp tiền tạm ứng chi phí cho người làm chứng không có nghĩa vụ phải trả theo quy định tại Điều 49 của Pháp lệnh này thì được hoàn trả số tiền đã nộp.

    Chương V

    CHI PHÍ CHO NGƯỜI PHIÊN DỊCH TRONG TỐ TỤNG

    Mục 1

    CHI PHÍ CHO NGƯỜI PHIÊN DỊCH DO CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG TRIỆU TẬP

    Điều 51. Trách nhiệm trả chi phí cho người phiên dịch

    Cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập người phiên dịch có trách nhiệm thanh toán chi phí cho người phiên dịch. Chi phí cho người phiên dịch được lấy từ kinh phí hoạt động hằng năm của cơ quan tiến hành tố tụng.

    Điều 52. Mức chi phí cho người phiên dịch

    1. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, chi phí cho người phiên dịch do cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập bao gồm một hoặc một số chi phí sau đây:

    a) Chi phí tiền công cho người phiên dịch;

    b) Chi phí đi lại;

    c) Chi phí lưu trú;

    d) Các chi phí khác theo quy định của pháp luật;

    2. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.

    Mục 2

    CHI PHÍ CHO NGƯỜI PHIÊN DỊCH DO ĐƯƠNG SỰ YÊU CẦU

    Điều 53. Nghĩa vụ thanh toán chi phí cho người phiên dịch

    Đối với vụ việc dân sự, vụ án hành chính, người yêu cầu Tòa án triệu tập người phiên dịch có nghĩa vụ thanh toán chi phí cho người phiên dịch theo thỏa thuận.

    Điều 54. Mức chi phí cho người phiên dịch

    Mức chi phí cho người phiên dịch do đương sự yêu cầu được thực hiện theo quy định tại Điều 52 của Pháp lệnh này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    Chương VI

    KINH PHÍ THANH TOÁN CHI PHÍ GIÁM ĐỊNH, ĐỊNH GIÁ; CHI PHÍ CHO NGƯỜI LÀM CHỨNG, NGƯỜI PHIÊN DỊCH TRONG TỐ TỤNG

    Điều 55. Nguồn kinh phí chi trả

    1. Kinh phí thanh toán chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch mà cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm chi trả theo quyết định của Pháp lệnh này được bảo đảm từ ngân sách nhà nước theo dự toán hằng năm của cơ quan đó.

    2. Ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí chi trả phần chi phí giám định đối với trường hợp đương sự được miễn, giảm chi phí giám định theo quy định của Pháp lệnh này.

    Điều 56. Lập dự toán kinh phí và phân bổ kinh phí chi trả

    Hằng năm, căn cứ thực tế chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch của năm trước, cơ quan tiến hành tố tụng phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp lập dự toán kinh phí thanh toán để tổng hợp vào dự toán ngân sách cấp mình, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và được phân bổ cho cơ quan tiến hành tố tụng để thực hiện việc chi trả.

    Điều 57. Thủ tục thanh toán chi phí

    Cơ quan tiến hành tố tụng chịu trách nhiệm thanh toán chi phí cho tổ chức, cá nhân thực hiện giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch theo thủ tục do Chính phủ quy định.

    Chương VII

    ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

    Điều 58. Hiệu lực thi hành

    Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.

    Điều 59. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành

    Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quy định chi tiết các điều, khoản được giao và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này./.

  • Pháp lệnh 03/2012/UBTVQH13

    PHÁP LỆNH

    Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật

    __________________

     

    Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;

    Căn cứ Điều 93 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 17/2008/QH12;

    Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật.

    Chương I

    NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

    Pháp lệnh này quy định nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục pháp điển; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện pháp điển và các điều kiện bảo đảm cho công tác pháp điển.

    Điều 2. Giải thích từ ngữ

    Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

    1. Pháp điển là việc cơ quan nhà nước rà soát, tập hợp, sắp xếp các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực trong các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành, trừ Hiến pháp, để xây dựng Bộ pháp điển.

    2. Chủ đề là bộ phận cấu thành của Bộ pháp điển, trong đó chứa đựng quy phạm pháp luật điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội nhất định được xác định theo lĩnh vực.

    3. Đề mục là bộ phận cấu thành chủ đề, trong đó chứa đựng quy phạm pháp luật điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội nhất định.

    Điều 3. Nguyên tắc thực hiện pháp điển

    1. Không làm thay đổi nội dung của quy phạm pháp luật được pháp điển.

    2. Theo thứ bậc hiệu lực pháp lý của quy phạm pháp luật từ cao xuống thấp.

    3. Cập nhật quy phạm pháp luật mới được ban hành vào Bộ pháp điển và loại bỏ quy phạm pháp luật hết hiệu lực khỏi Bộ pháp điển.

    4. Tuân thủ thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện pháp điển.

    Điều 4. Thẩm quyền thực hiện pháp điển

    1. Bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện pháp điển đối với quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành hoặc chủ trì soạn thảo; quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình điều chỉnh những vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của mình.

    2. Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước thực hiện pháp điển đối với quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành hoặc chủ trì soạn thảo; quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình điều chỉnh những vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của mình.

    3. Văn phòng Quốc hội thực hiện pháp điển đối với quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành điều chỉnh những vấn đề không thuộc thẩm quyền thực hiện pháp điển của cơ quan nhà nước quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

    4. Văn phòng Chủ tịch nước thực hiện pháp điển đối với quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật do Chủ tịch nước ban hành không thuộc thẩm quyền thực hiện pháp điển của cơ quan nhà nước quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

    Điều 5. Sử dụng Bộ pháp điển

    Bộ pháp điển được xây dựng theo quy định tại Pháp lệnh này là Bộ pháp điển chính thức của Nhà nước, được sử dụng để tra cứu trong áp dụng và thực hiện pháp luật.

    Chương II

    BỘ PHÁP ĐIỂN VÀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC PHÁP ĐIỂN

    Điều 6. Cấu trúc của Bộ pháp điển

    1. Bộ pháp điển được cấu trúc theo các chủ đề. Mỗi chủ đề có một hoặc nhiều đề mục. Trong đề mục, tùy theo nội dung có thể có phần, chương, mục, điều, khoản, điểm.

    2. Trong Bộ pháp điển, đề mục, phần, chương, mục, điều, khoản, điểm được đánh số thứ tự, trường hợp có liên quan đến nội dung khác của Bộ pháp điển thì phải được chỉ dẫn.

    Các điều trong Bộ pháp điển được ký hiệu để phân biệt hình thức văn bản quy phạm pháp luật và được ghi chú để nhận biết điều của văn bản quy phạm pháp luật được pháp điển.

    3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

    Điều 7. Các chủ đề trong Bộ pháp điển

    Các chủ đề trong Bộ pháp điển được quy định và sắp xếp như sau:

    1. An ninh quốc gia;

    2. Bảo hiểm;

    3. Bưu chính, viễn thông;

    4. Bổ trợ tư pháp;

    5. Cán bộ, công chức, viên chức;

    6. Chính sách xã hội;

    7. Công nghiệp;

    8. Dân số, gia đình, trẻ em, bình đẳng giới;

    9. Dân sự;

    10. Dân tộc;

    11. Đất đai;

    12. Doanh nghiệp, hợp tác xã;

    13. Giáo dục, đào tạo;

    14. Giao thông, vận tải;

    15. Hành chính tư pháp;

    16. Hình sự;

    17. Kế toán, kiểm toán;

    18. Khiếu nại, tố cáo;

    19. Khoa học, công nghệ;

    20. Lao động;

    21. Môi trường;

    22. Ngân hàng, tiền tệ;

    23. Ngoại giao, điều ước quốc tế;

    24. Nông nghiệp, nông thôn;

    25. Quốc phòng;

    26. Tài chính;

    27. Tài nguyên;

    28. Tài sản công, nợ công, dự trữ nhà nước;

    29. Thi đua, khen thưởng, các danh hiệu vinh dự nhà nước;

    30. Thi hành án;

    31. Thống kê;

    32. Thông tin, báo chí, xuất bản;

    33. Thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác;

    34. Thương mại, đầu tư, chứng khoán;

    35. Tổ chức bộ máy nhà nước;

    36. Tổ chức chính trị – xã hội, hội;

    37. Tố tụng, và các phương thức giải quyết tranh chấp;

    38. Tôn giáo, tín ngưỡng;

    39. Trật tự an toàn xã hội;

    40. Tương trợ tư pháp;

    41. Văn hóa, thể thao, du lịch;

    42. Văn thư, lưu trữ;

    43. Xây dựng, nhà ở, đô thị;

    44. Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật;

    45. Y tế, dược.

    Điều 8. Bổ sung chủ đề mới, quyết định lộ trình xây dựng Bộ pháp điển và phân công cơ quan thực hiện pháp điển

    1. Chính phủ quyết định bổ sung chủ đề mới theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

    2. Thủ tướng Chính phủ quyết định lộ trình xây dựng Bộ pháp điển.

    3. Căn cứ vào quy định tại Điều 4 của Pháp lệnh này và theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Thủ tướng Chính phủ phân công cơ quan thực hiện pháp điển đối với từng đề mục (sau đây gọi chung là pháp điển theo đề mục).

    Điều 9. Pháp điển theo đề mục

    1. Việc pháp điển theo đề mục được thực hiện như sau:

    a) Xây dựng cấu trúc của đề mục dựa theo cấu trúc của văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội thuộc nội dung của đề mục; trường hợp cần thiết, cơ quan thực hiện pháp điển có thể bổ sung phần, chương, mục vào cấu trúc của đề mục;

    b) Thu thập, phân loại các văn bản quy phạm pháp luật thuộc nội dung của đề mục; rà soát để loại bỏ các nội dung không chứa quy phạm pháp luật hoặc đã hết hiệu lực; phát hiện các các quy phạm pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp với thực tế để xử lý theo thẩm quyền;

    c) Tập hợp các quy phạm pháp luật còn hiệu lực và sắp xếp theo thứ bậc hiệu lực pháp lý của văn bản chứa đựng quy phạm pháp luật được pháp điển từ cao xuống thấp; các quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành được sắp xếp ngay sau các quy phạm pháp luật được quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.

    2. Cơ quan thực hiện pháp điển kiến nhị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý đối với những quy phạm pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp với thực tế.

    3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

    Điều 10. Thẩm định kết quả pháp điển theo đề mục

    1. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định thành lập Hội đồng thẩm định để thẩm định kết quả pháp điển theo đề mục.

    Hội đồng thẩm định do Bộ trưởng Bộ Tư pháp làm Chủ tịch. Thành viên của Hội đồng thẩm định bao gồm đại diện lãnh đạo cơ quan thực hiện pháp điển, Ủy ban pháp luật của Quốc hội, cơ quan, tổ chức có liên quan và một số chuyên gia pháp luật.

    2. Nội dung thẩm định kết quả pháp điển theo đề mục tập trung vào các vấn đề sau đây:

    a) Tính chính xác, đầy đủ của các quy phạm pháp luật trong đề mục;

    b) Sự phù hợp của vị trí quy phạm pháp luật trong đề mục;

    c) Sự tuân thủ trình tự, thủ tục pháp điển theo đề mục;

    d) Các vấn đề khác liên quan đến nội dung của đề mục.

    3. Kết luận của Hội đồng thẩm định phải được gửi cho cơ quan thực hiện pháp điển trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị thẩm định.

    Điều 11. Hoàn thiện, ký xác thực kết quả pháp điển theo đề mục và sắp xếp đề mục vào chủ đề

    1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được kết luận của Hội đồng thẩm định, căn cứ vào kết luận này, cơ quan thực hiện pháp điển chỉnh lý, hoàn thiện kết quả pháp điển theo đề mục.

    2. Thủ trưởng cơ quan thực hiện pháp điển ký xác thực kết quả pháp điển theo đề mục và gửi đến Bộ Tư pháp.

    3. Bộ Tư pháp sắp xếp đề mục đã được pháp điển vào chủ đề.

    4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

    Điều 12. Thông qua kết quả pháp điển theo chủ đề và sắp xếp vào Bộ pháp điển

    1. Chính phủ quyết định thông qua kết quả pháp điển theo từng chủ đề của Bộ pháp điển theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

    2. Bộ Tư pháp sắp xếp kết quả pháp điển theo chủ đề đã được thông qua vào Bộ pháp điển và đăng tải trên Trang thông tin điện tử pháp điển.

    Điều 13. Cập nhật quy phạm pháp luật mới, đề mục mới vào Bộ pháp điển

    1. Việc cập nhật quy phạm pháp luật mới vào Bộ pháp điển được thực hiện như sau:

    a) Trong trường hợp có quy phạm pháp luật mới được ban hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc có quy phạm pháp luật bị bãi bỏ thuộc đề mục đã có trong chủ đề thì cơ quan thực hiện pháp điển xác định quy phạm pháp luật tương ứng trong Bộ pháp điển, thực hiện pháp điển quy phạm pháp luật mới và gửi hồ sơ đến Bộ Tư pháp.

    b) Bộ Tư pháp kiểm tra hồ sơ, cập nhật quy phạm pháp luật mới vào Bộ pháp điển hoặc loại bỏ quy phạm pháp luật hết hiệu lực khỏi Bộ pháp điển.

    2. Việc cập nhật đề mục mới vào Bộ pháp điển được thực hiện như sau:

    a) Trong trường hợp có quy phạm pháp luật mới được ban hành chưa thuộc đề mục đã có trong Bộ pháp điển, cơ quan được quy định tại Điều 4 của Pháp lệnh này đề xuất tên đề mục, vị trí của đề mục gửi Bộ Tư pháp. Bộ Tư pháp xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ sung đề mục và phân công cơ quan thực hiện;

    b) Trình tự, thủ tục pháp điển đối với đề mục mới được thực hiện theo quy định tại các điều 9, 10 và 11 của Pháp lệnh này.

    3. Quy phạm pháp luật mới, đề mục mới phải được cập nhật vào Bộ pháp điển tại thời điểm có hiệu lực thi hành.

    4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

    Điều 14. Xử lý sai sót, duy trì Bộ pháp điển trên Trang thông tin điện tử pháp điển

    1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phát hiện có sai sót trong Bộ pháp điển gửi kiến nghị đến Bộ Tư pháp. Bộ Tư pháp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan thực hiện pháp điển xem xét kiến nghị để xử lý sai sót.

    2. Bộ pháp điển được duy trì liên tục trên Trang thông tin điện tử pháp điển và được sử dụng miễn phí. Nhà nước giữ bản quyền đối với Bộ pháp điển.

    Chương III

    TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN TRONG CÔNG TÁC PHÁP ĐIỂN VÀ VIỆC BẢO ĐẢM KINH PHÍ CHO CÔNG TÁC PHÁP ĐIỂN

    Điều 15. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp

    1. Trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về pháp điển

    2. Hướng dẫn việc thực hiện pháp điển; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác pháp điển.

    3. Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện pháp điển của các cơ quan thực hiện pháp điển.

    4. Xử lý theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xử lý những vấn đề vướng mắc liên quan đến việc thực hiện pháp điển.

    5. Lập Đề án xây dựng Bộ pháp điển trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

    6. Xây dựng Trang thông tin điện tử pháp điển; duy trì thường xuyên Bộ pháp điển trên Trang thông tin điện tử pháp điển; quản lý, ban hành quy định về huy động nguồn lực xã hội trong việc xuất bản Bộ pháp điển bằng văn bản.

    7. Định kỳ hằng năm báo cáo Chính phủ về công tác pháp điển.

    Điều 16. Trách nhiệm của cơ quan thực hiện pháp điển

    1. Thực hiện pháp điển theo đề mục được Thủ tướng Chính phủ phân công.

    2. Bảo đảm tính chính xác, đầy đủ các quy phạm pháp luật được pháp điển trong đề mục.

    3. Kịp thời đề xuất và thực hiện pháp điển quy phạm pháp luật mới, đề mục mới.

    4. Bảo đảm các điều kiện để thực hiện pháp điển.

    Điều 17. Kinh phí thực hiện công tác pháp điển

    1. Kinh phí thực hiện công tác pháp điển do ngân sách nhà nước cấp, bao gồm:

    a) Kinh phí thực hiện pháp điển, thẩm định, cập nhật quy phạm pháp luật mới, cập nhật đề mục mới, quản lý, duy trì Bộ pháp điển được bố trí trong dự toán ngân sách hằng năm của các cơ quan thực hiện;

    b) Kinh phí xây dựng Bộ pháp điển được cấp theo Đề án xây dựng Bộ pháp điển.

    2. Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Tư pháp quy định cụ thể việc sử dụng kinh phí thực hiện công tác pháp điển.

    Chương IV

    ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

    Điều 18. Hiệu lực thi hành

    Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013./.

  • Pháp lệnh 04/2012/UBTVQH13

    PHÁP LỆNH

    Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng

    _________________________

     

    Căn cHiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bsung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;

    Căn cứ Nghị quyết số 07/2011/QH13 ngày 06 tháng 8 năm 2011 của Quốc hội khóa XIll về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 và điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011;

    y ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh sửa đi, bsung một s điu của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng s 26/2005/PL-UBTVQH11 đã được sửa đi, bsung theo Pháp lệnh sửa đi, bsung một sđiều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 35/2007/PL-UBTVQH11.

    Điều 1.

    Sửa đổi, b sung một số điu của Pháp lệnh ưu đãi người có công vi cách mạng:

    1. Khoản 1 Điều 2 được sửa đi, b sung như sau:

    “1. Người có công với cách mạng:

    a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;

    b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;

    c) Liệt sĩ;

    d) Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

    đ) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;

    e) Anh hùng Lao động trong thi kỳ kháng chiến;

    g) Thương binh, người hưng chính sách như thương binh;

    h) Bệnh binh;

    i) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;

    k) Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;

    l) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo v Tquốc và làm nghĩa vụ quốc tế;

    m) Người có công giúp đỡ cách mạng.”

    2. Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:

    “Điều 4

    Người có công với cách mạng và thân nhân được Nhà nước, xã hội quan tâm chăm sóc, giúp đvà tuỳ từng đối tượng được hưởng các chế độ ưu đãi sau đây:

    1. Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần;

    2. Bảo hiểm y tế;

    3. Điều dưỡng phục hồi sức khỏe;

    4. Nhà nước có chính sách hỗ trợ người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ có khó khăn về nhà và huy động sự tham gia của xã hội, gia đình người có công với cách mạng;

    5. Được ưu tiên trong tuyn sinh, tạo việc làm; được hỗ trợ để theo học tại cơ sgiáo dục thuộc hệ thng giáo dục quc dân đến trình độ đại học;

    6. Chính phủ quy định cụ thể thời điểm hưởng, mức hưng và các chế độ ưu đãi tại Điều này.”

    3. Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:

    “Điều 7

    Chế độ ưu dãi đi với người có công với cách mạng và thân nhân được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:

    1. Người có công với cách mạng thuộc hai đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 trở lên đượcng trợ cấp, phụ cấp đối với từng đi tượng, các chế độ khác được hưởng mức ưu đãi của một đối tượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 10, khoản 5 Điều 26 và khoản 5 Điều 33 của Pháp lệnh này;

    2. Người có công với cách mạng chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng, trợ cp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng theo chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.

    Trường hợp người có công với cách mạng thuộc hai đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 của Pháp lệnh này trở lên chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất ca một đối tượng.

    Trường hợp thân nhân hưng trợ cấp tiền tuất ca hai đối tượng người có công với cách mạng trở lên mà thuộc diện được hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưng hàng tháng thì được hưng thêm một suất trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng;

    3. Người có công với cách mạng, thân nhân quy định tại điểm e khoản 2 Điều 14 và khoản 2 Điều 27 ca Pháp lệnh này chết thì người tổ chức mai táng được nhn mai táng phí theo mức quy định của pháp luật về bảo him xã hội.

    Trưng hợp các đối tượng quy định tại khon này đồng thời là đối tượng điu chnh ca Luật bo hiểm xã hội thì mai táng phí do Bảo hiểm xã hội chi trả.”

    4. Điều 9 được sửa đi, b sung như sau:

    “Điều 9

    1. Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 là người được cơ quan, tổ chức có thm quyền công nhận đã tham gia tchức cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945.

    2. Các chế độ ưu đãi đối với ngưi hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 bao gồm:

    a) Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng;

    b) Bảo hiểm y tế; điều dưỡng phục hồi sức khỏe hàng năm; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cần thiết;

    c) Cấp tiền mua báo Nhân dân; được tạo điều kiện tham gia sinh hoạt văn hóa, tinh thần phù hợp;

    d) Được Nhà nước hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào công lao và hoàn cảnh của từng người.

    3. Các chế độ ưu đãi khi người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 chết bao gồm:

    a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 đang hưởng chế độ ưu đãi quy định tại khoản 2 Điều này mà chết thì người tổ chức mai ng được nhận mai táng phí, thân nhân được hưng một khoản trợ cp;

    b) Người hoạt động cách mạng (trước ngày 02 tháng 01 năm 1945 đã chết mà chưa hưởng chế độ ưu đãi quy định tại khoản 2 Điều này thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần;

    c) Cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng; con dưới 18 tui hoặc tđủ 18 tui trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưng trcấp tiền tuất hàng tháng.

    Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng sống cô đơn không nơi nương tựa, con mồ côi cả cha mẹ dưới 18 tui hoặc từ đủ 18 tui trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưng hàng tháng;

    d) Cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng; con từ đủ 6 tui đến dưới 18 tuổi hoặc t đ18 tuổi trlên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc bit nặng được Nhà nước mua bảo hiểm y tế.

    4. Con ca người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 đượcng chế độ ưu tiên, hỗ tr quy định tại khoản 5 Điều 4 của Pháp lệnh này.

    5. Chính ph quy định cụ thể điu kiện, tiêu chuẩn xác nhận người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945.”

    5. Điều 10 được sửa đổi, b sung như sau:

    “Điều 10

    1. Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là người được cơ quan, tchức có thẩm quyền công nhn đứng đầu một tổ chức quần chúng cách mạng cấp xã hoặc thóat ly hoạt động cách mạng ktừ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khi nghĩa tháng Tám năm 1945.

    2. Các chế độ ưu đãi đối với người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khi nghĩa tháng Tám năm 1945 bao gồm:

    a) Trợ cấp hàng tháng;

    b) Bảo him y tế; điều dưỡng phục hồi sức khỏe hàng năm; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cn thiết;

    c) Cấp tiền mua báo Nhân dân; được tạo điều kiện tham gia sinh hoạt văn hóa, tinh thần phù hợp;

    d) Htrợ cải thiện nhà ở căn cứ vào công lao và hoàn cảnh của từng người, khả năng của Nhà nước và địa phương.

    3. Các chế độ ưu đãi khi người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 chết bao gồm:

    a) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 đang hưởng chế độ ưu đãi quy định tại khon 2 Điều này mà chết thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí, thân nhân được hưng một khoản trợ cấp;

    b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 đã chết mà chưa hưởng chế độ ưu đãi quy định tại khoản 2 Điều này thì thân nhân được hưng trợ cấp một lần;

    c) Cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng; con dưới 18 tui hoặc từ đủ 18 tui trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưng trợ cấp tiền tuất hàng tháng.

    Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng sống cô đơn không nơi nương tựa, con m côi cả cha mẹ dưới 18 tui hoặc từ đủ 18 tui trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng;

    d) Cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng; con từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tui hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được Nhà nước mua bảo hiểm y tế.

    4. Con ca người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khi nghĩa tháng Tám năm 1945 được hưng chế độ ưu tiên hỗ trợ quy định tại khoản 5 Điều 4 ca Pháp lệnh này.

    5. Người đã được công nhn và hưởng các chế độ ưu đãi quy định tại Điều 9 của Pháp lệnh này thì không thuộc đi tượng áp dụng ca Điều này.

    6. Chính phủ quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn xác nhận người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.”

    6. Khoản 1 Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau:

    “1. Liệt sĩ là người đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng gii phóng dân tộc, bo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích ca Nhà nước, của nhân dân được Nhà nước truy tặng Bng “Tquốc ghi côngthuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu;

    b) Trực tiếp đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận có tổ chức với địch;

    c) Hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đu tranh hoặc thực hiện chtrương vượt tù, vượt ngục mà hy sinh;

    d) Làm nghĩa vụ quốc tế;

    đ) Đấu tranh chống tội phạm;

    e) Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy him phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản ca Nhà nước và nhân dân;

    g) Do m đau, tai nạn khi đang làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;

    h) Khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao;

    i) Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh có tính cht nguy him;

    k) Thương binh hoặc ngưi hưng chính sách như thương binh quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điu 19 của Pháp lnh này chết vì vết thương tái phát;

    I) Người mất tin, mất tích trong các trường hợp quy định tại các đim a, b, c, d, đ, e và g khoản này.”

    7. Khoản 2 Điều 12 được sửa đổi, b sung như sau:

    “2. Chính phủ quy định việc thông tin, tìm kiếm, quy tập, xác định danh tính, qun lý, chăm sóc, giữ gìn, thăm viếng và di chuyn phần mộ liệt sĩ; xây dựng, quản lý nghĩa trang, đài tưởng niệm, đền thờ, bia ghi tên liệt sĩ; thông báo cho Ủy ban nhân dân và gia đình liệt sĩ biết về phần mộ liệt sĩ.”

    8. Khoản 2 Điều 14 được sửa đổi, bổ sung như sau:

    “2. Các chế độ ưu đãi đối với thân nhân lit sĩ bao gồm:

    a) Trợ cp tiền tuất một lần khi báo t;

    a) Trợ cấp tiền tuất hàng tháng theo các mức thân nhân của một liệt sĩ, thân nhân của hai liệt sĩ, thân nhân của ba liệt sĩ trở lên đối với cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi dưng khi liệt sĩ còn nhỏ, vợ hoặc chồng của liệt sĩ, con liệt sĩ dưới 18 tui hoặc từ đủ 18 tui trlên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng.

    Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi dưng khi liệt sĩ còn nh, vợ hoặc chồng liệt sĩ cô đơn không nơi nương tựa, con liệt sĩ mồ côi cả cha mẹ quy định tại điểm này thì được hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng;

    c) Khi báo tử, liệt sĩ không còn thân nhân quy định tại khoản 1 Điều này thì người thừa kế của liệt sĩ giữ Bằng “Tổ quốc ghi công” được hưng khoản trợ cấp tiền tuất một lần như đối với thân nhân liệt sĩ;

    đ) Liệt sĩ không còn thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng thì người được giao thờ cúng liệt sĩ được hưng trợ cấp mỗi năm một lần;

    đ) Thân nhân liệt sĩ được Nhà nước mua bo hiểm y tế; được ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, vay vốn ưu đãi để sản xuất, miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ về nhà quy định tại khoản 4 Điều 4 của Pháp lệnh này;

    e) Cha đẻ, mẹ đẻ; người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ; vợ hoặc chồng; con liệt sĩ bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được điều dưỡng phục hồi sức khe hai năm một lần.

    Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ chcó một con mà người con đó là liệt sĩ hoặc cha đẻ, m đcó hai con là liệt sĩ trlên được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hàng năm;

    g) Thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng được cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cn thiết căn cứ vào hoàn cảnh của từng người, khả năng của Nhà nước; khi chết thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí, thân nhân được hưng một khoản trợ cấp;

    h) Con liệt sĩ được hưởng chế độ ưu tiên, hỗ trợ quy định tại khoản 5 Điều 4 của Pháp lệnh này.”

    9. Điu 15 được sửa đổi, b sung như sau:

    “Điều 15

    1. Các chế độ ưu đãi đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng bao gồm:

    a) Các chế độ ưu đãi đi với thân nhân liệt sĩ quy định tại Điều 14 của Pháp lệnh này;

    b) Phụ cấp hàng tháng;

    c) Trợ cấp người phục vụ đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng sống ở gia đình;

    d) Điều dưng phục hồi sức khỏe hàng năm;

    đ) Nhà nước và xã hội tặng nhà tình nghĩa hoặc hỗ trợ về nhà ở quy định tại khoản 4 Điều 4 ca Pháp lệnh này.

    2. Người phục vụ Bà mẹ Việt Nam anh hùng sống ở gia đình được Nhà nước mua bảo hiểm y tế.”

    10. Điều 17 được sửa đi, b sung như sau:

    “Điều 17

    Các chế độ ưu đãi đối với Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến bao gồm:

    1. Trợ cấp hàng tháng;

    2. Bo him y tế; điều dưỡng phục hồi sức khohai năm một lần; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chnh hình cn thiết;

    3. Hưởng chế độ ưu tiên, hỗ trợ quy định tại khoản 5 Điều 4 ca Pháp lệnh này;

    4. Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước bin, vay vn ưu đãi đsản xuất theo quy định ca pháp luật; được hỗ trợ về nhà quy định tại khoản 4 Điu 4 ca Pháp lệnh này; khi chết thì người tchức mai táng được nhận mai táng phí, thân nhân được hưng một khoản trợ cp.”

    11. Điều 18 được sửa đổi, b sung như sau:

    “Điều 18

    1. Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến chết trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì thân nhân được hưởng trợ cấp một ln.

    2. Cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chng; con từ đ 6 tui đến dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trlên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kkháng chiến được Nhà nước mua bảo hiểm y tế.

    3. Con của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến được hưng chế độ ưu tiên, hỗ trợ quy định tại khoản 5 Điều 4 của Pháp lệnh này.”

    12. Điều 19 được sửa đổi, bổ sung như sau:

    Điều 19

    1. Thương binh là quân nhân, công an nhân dân bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên, được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận thương binh” và “Huy hiệu thương binh” thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu;

    b) Bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh, để lại thương tích thực thể;

    c) Làm nghĩa vụ quốc tế;

    d) Đấu tranh chống tội phạm;

    đ) Dũng cảm thực hiện công việc cp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân;

    e) Làm nhiệm vụ quốc phòng an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;

    g) Khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt lit sĩ do cơ quan có thẩm quyn giao;

    h) Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy him.

    2. Người hưng chính sách như thương binh là người không phải là quân nhân, công an nhân dân, bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21 % trở lên thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này được cơ quan có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh”.

    3. Thương binh loại B là quân nhân, công an nhân dân bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% tr lên trong khi tập luyện, công tác đã được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993.

    4. Thương binh, người hưng chính sách như thương binh và thương binh loại B quy định tại Điều này được gọi chung là thương binh.

    5. Thương binh có vết thương đặc biệt tái phát được khám và giám định lại tỷ lệ suy giảm khả năng lao động theo quy định của Chính phủ.”

    13. Điều 20 được sửa đổi, bổ sung, như sau:

    “Điều 20

    Các chế độ ưu đãi đối với thương binh bao gm:

    1. Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng căn cứ vào mức độ suy gim khả năng lao động và loại thương binh;

    2. Bảo hiểm y tế; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình căn cvào thương tật của tng ngưi và khnăng của Nhà nước;

    3. Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một ln; trường hợp thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trlên được dưỡng phục hồi sức khỏe ng năm;

    4. Được hưng chế độ ưu tiên, hỗ trquy định tại khoản 5 Điều 4 của Pháp lệnh này; căn cứ vào thương tật và trình độ nghề nghiệp được tạo điều kiện làm việc trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động;

    5. Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước bin, vay vốn ưu đãi đsản xuất, được miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ về nhà quy định tại khoản 4 Điều 4 của Pháp lệnh này.”

    14. Điều 21 được sửa đi, b sung như sau:

    “Điều 21

    1. Thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên sống gia đình được trợ cấp người phục vụ.

    Người phc vụ thương binh quy định tại khoản này được Nhà nước mua bo hiểm y tế.

    2. Thương binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được Nhà nước mua bảo hiểm y tế cho cha đẻ, mẹ đ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 6 tui đến dưới 18 tui hoặc từ đ 18 tui trlên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng.

    3. Khi thương binh chết thì người tchức mai táng được nhn mai táng phí, thân nhân được hưng một khoản trợ cấp.

    4. Thương binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất như sau:

    a) Cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tui trlên đối với nữ; con dưới 18 tuổi hoặc t đ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưng trợ cấp tiền tuất hàng tháng;

    b) Cha đ, mẹ đẻ; vợ hoặc chng từ đủ 60 tui trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nsống cô đơn không nơi nương tựa; con mồ côi cả cha mẹ dưới 18 tuổi hoặc từ đ 18 tui trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng và trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng.

    5. Con của thương binh được hưng chế độ ưu tiên, hỗ trợ quy định tại khoản 5 Điều 4 của Pháp lệnh này.”

    15. Điều 23 được sửa đổi, bổ sung như sau:

    “Điều 23

    1. Bệnh binh là quân nhân, công an nhân dân mắc bnh làm suy gim khả năng lao động từ 61% trở lên khi xuất ngũ về gia đình được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận bệnh binh” thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu;

    b) Hoạt động liên tục ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn từ mười lăm tháng tr lên;

    c) Hoạt động địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn chưa đmười lăm tháng nhưng đã có đủ mười năm trlên công tác trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân;

    d) Đã công tác trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đủ mười lăm năm nhưng không đủ điều kiện hưng chế độ hưu trí;

    đ) Làm nghĩa vụ quốc tế;

    e) Thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh;

    g) Khi đang làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thm quyền giao.

    2. Bệnh binh là quân nhân, công an nhân dân mắc bnh làm suy giảm khả năng lao động từ 41% đến 60% đã được cơ quan, đơn vị có thm quyền công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1994.

    3. Bệnh binh là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh khi thực hiện nhiệm vụ thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b và đ khoản 1 Điều này đã xuất ngũ về gia đình, nay bị rối loạn tâm thần có liên quan đến bệnh cũ làm suy giảm khả năng lao động từ 61 % tr lên.”

    16. Điều 24 được sửa đổi, b sung như sau:

    “Điều 24

    Các chế độ ưu đãi đối với bệnh binh bao gồm:

    1. Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng căn cứ vào mức độ suy giảm khả năng lao động;

    2. Bảo him y tế; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình căn c vào tình trạng bệnh tật của từng người và khả năng của Nhà nước;

    3. Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần; trường hợp bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hàng năm;

    4. Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, vay vốn ưu đãi (để sản xuất, miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật; được hỗ trvề nhà ở quy định tại khoản 4 Điều 4 của Pháp lệnh này.

    17. Điều 25 được sa đi, b sung như sau:

    Điều 25

    1. Bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên sống gia đình được trợ cấp người phục vụ.

    Người phục vụ bệnh binh quy định tại khoản này được Nhà nước mua bảo hiểm y tế.

    2. Bệnh binh suy gim khả năng lao động t61% trở lên được Nhà nước mua bảo him y tế cho cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đ6 tuổi đến dưới 18 tui hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng.

    3. Khi bệnh binh chết thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí, thân nhân được hưởng một khon trợ cấp.

    4. Bệnh binh suy giảm kh năng lao động từ 61% trlên chết thì thân nhân được trợ cp tiền tuất như sau:

    a) Cha đ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng từ đ 60 tui trở lên đối vi nam, từ đủ 55 tui trlên đối với nữ; con dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tui trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưng trợ cp tiền tuất hàng tháng;

    b) Cha đ, mẹ đẻ; vợ hoặc chng từ đ 60 tui trở lên đối với nam, từ đủ 55 tui trở lên đối với nữ sống cô đơn không nơi nương tựa; con mồ côi cả cha mẹ dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưng trợ cấp tiền tuất hàng tháng và trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng.

    5. Con của bệnh binh được hưởng chế độ ưu tiên, hỗ trợ quy định tại khoản 5 Điều 4 của Pháp lệnh này.”

    18. Điều 26 được sửa đổi, bổ sung như sau:

    “Điều 26

    1. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học là người được cơ quan có thẩm quyền công nhận đã tham gia công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đu từ tháng 8 năm 1961 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 tại các vùng mà quân đội Mỹ sử dụng chất độc hóa học và do nhiễm chất độc hóa học dẫn đến một trong các trường hợp sau đây:

    a) Mc bệnh làm suy giảm khả năng lao động từ 21% tr lên;

    b) Vô sinh;

    c) Sinh con dị dạng, dị tật.

    2. Chế độ trợ cấp hàng tháng đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học như sau:

    a) Người thuộc trường hợp quy định tại đim a khoản 1 Điều này được hưởng trợ cấp hàng tháng căn cứ vào mức độ suy giảm khả năng lao động theo các mức từ 21% đến 40%, từ 41% đến 60%, từ 61% đến 80% và từ 81% trở lên;

    b) Người thuộc trường hợp quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 1 Điều này mà không mắc bệnh quy định tại điểm a khoản 1 Điều này hoặc mắc bệnh với mức độ suy giảm khả năng lao động dưới 61% thì được hưởng trợ cp hàng tháng như người suy giảm khả năng lao động từ 41% đến 60%; trường hợp mc bệnh với mức độ suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưng trợ cấp hàng tháng tương ứng với mức độ suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%, từ 81% trlên quy định tại điểm a khoản này.

    3. Các chế độ ưu đãi khác đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học bao gm:

    a) Bo him y tế; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chnh hình căn cứ vào tình trạng bệnh tật của tng người và khả năng của Nhà nước;

    b) Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần; trường hợp người suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hàng năm;

    c) Người suy giảm khả năng lao động từ 81% trlên được hưởng phụ cấp hàng tháng, nếu sống ở gia đình được trợ cấp người phục vụ.

    Người phục vụ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học quy định tại điểm này được Nhà nước mua bảo him y tế;

    d) Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước bin, vay vốn ưu đãi đsản xuất, miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật, được hỗ trợ về nhà quy định tại khon 4 Điều 4 của Pháp lệnh này;

    đ) Khi người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học chết thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí, thân nhân được hưng một khoản trợ cấp.

    4. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên chết thì thân nhân được hưng trợ cấp tiền tuất như đối với thân nhân của bệnh binh.

    5. Người đủ điu kiện công nhận và hưng chế độ ưu đãi quy định tại Điều này và Điều 24 của Pháp lệnh này được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng như sau:

    a) Bệnh binh mắc thêm bệnh quy định tại điểm a khoản 1 Điều này do nhiễm chất độc hóa học được khám giám định tng hợp đhưởng trợ cấp hàng tháng tương ứng với mức độ suy giảm khả năng lao động;

    b) Bệnh binh thuộc trường hợp quy định tại đim b hoặc điểm c khoản 1 Điều này được hưởng trợ cấp hàng tháng đối với bệnh binh và trợ cấp hàng tháng đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy gim khả năng lao động từ 41% đến 60%;

    c) Bệnh binh mắc thêm bệnh quy định tại đim a khoản 1 Điều này do nhiễm chất độc hóa học và thuộc trường hợp quy định tại điểm b hoặc đim c khoản 1 Điều này được chọn hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng theo quy định tại điểm a hoặc đim b khoản này.”

    19. Điều 27 được sửa đổi, b sung như sau:

    “Điều 27

    1. Các chế độ ưu đãi đối với thân nhân của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học bao gồm:

    a) Con đẻ bị dị dạng, dị tật do hậu qucủa chất độc hóa học không tự lực được trong sinh hoạt hoặc suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt được hưởng trợ cấp hàng tháng; được Nhà nước mua bảo hiểm y tế, cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cần thiết căn cứ vào tình trạng dị dạng, dị tật;

    b) Cha đ, mẹ đẻ; vhoặc chồng; con từ đủ 6 tui đến dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy gim khả năng lao động từ 61% trở lên được Nhà nước mua bảo hiểm y tế;

    c) Con được hưởng chế độ ưu tiên, hỗ trợ quy định tại khoản 5 Điều 4 của Pháp lệnh này.

    2. Khi con đcủa người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đang hưng trợ cấp hàng tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này chết thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí.’’

    20. Điều 29 được sửa đi, b sung như sau:

    “Điều 29

    1. Các chế độ ưu đãi đối với người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày bao gồm:

    a) Tặng Kỷ niệm chương;

    b) Trcấp hàng tháng;

    c) Bo hiểm y tế; điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một ln; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào tình trạng bệnh tật của từng người và khả năng của Nhà nước.

    2. Khi người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày chết thì người tổ chức mai táng được nhn mai táng phí, thân nhân được hưởng một khoản trợ cấp.

    3. Trường hợp người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày đã chết mà chưa được hưng chế độ ưu đãi người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị dịch bắt tù, đày thì thân nhân được hưởng trợ cấp một ln.”

    21. Bsung Điều 34a vào sau Điều 34 như sau:

    “Điều 34a

    Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau đây:

    1. Xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyn ban hành hoặc ban hành theo thm quyền văn bản quy phạm pháp luật về người có công với cách mạng;

    2. Quy hoạch, tổ chức quản lý hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng;

    3. Quy hoạch, hướng dẫn thực hiện quy hoạch các công trình ghi công liệt sĩ; quy định về công tác quản lý các công trình ghi công liệt sĩ;

    4. Hướng dẫn, chđạo công tác tiếp nhn hài cốt liệt sĩ, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin và thông tin về mộ liệt sĩ;

    5. Ch trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị – xã hội tổ chức các phong trào đền ơn đáp nghĩa, quản lý Quỹ Đền ơn đáp nghĩa; tuyên truyền, vận động, tổng kết, đánh giá, nhân rộng điển hình tiên tiến và công tác thi đua, khen thưởng trong lĩnh vực người có công với cách mạng;

    6. Chtrì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan quy định chế độ, định mức, phương thức trang cấp dụng cụ chnh hình và phương tiện trợ giúp cho người có công với cách mạng;

    7. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo việc thực hiện pháp luật về người có công với cách mạng;

    8. Thực hiện hợp tác quốc tế về người có công với cách mạng;

    9. Thực hiện công tác thống kê về người có công với cách mạng.’’

    22. Điều 35 được sửa đổi, bổ sung như sau:

    “Điều 35

    1. Bộ Quốc phòng chỉ đạo công tác xác minh, cung cấp thông tin, tổ chức tìm kiếm, quy tp hài cốt liệt sĩ trong và ngoài nước; ban hành theo thm quyền và tổ chc thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng do Bộ Quốc phòng trực tiếp quản lý theo quy định của Pháp lệnh này.

    2. Bộ Công an ban hành theo thm quyền và tổ chức thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng do Bộ Công an trực tiếp quản lý theo quy định của Pháp lệnh này.

    23. Điều 40 được sửa đi, bổ sung như sau:

    Điều 40

    Bộ Y tế có trách nhiệm sau đây:

    1. Quy định điều kiện, tiêu chuẩn, quy chế chuyên môn, kỹ thuật bảo đảm việc xác nhận, giám định sức khỏe đối với thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con đcủa người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học bị dị dạng, dị tật; chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, bảo hiểm y tế đi với người có công với cách mạng;

    2. Tổ chức khám, giám định đối với thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con đcủa người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học bdị dạng, dị tật.”

    Điều 2.

    Thay cụm từ “Anh hùng Lao độngtại Mục 5 Chương IIĐiều 16 của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng bng cụm từ “Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến”.

    Điều 3.

    1. Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 9 năm 2012.

    2. Thi đim thực hiện quy định về các chế độ ưu đãi bsung đối với người có công với cách mạng và thân nhân theo quy định của Pháp lệnh này được thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2013, trừ các trường hp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.

    3. Trcấp hàng tháng đối với người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bt tù đày; trợ cấp người phục vụ đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học bị suy giảm khnăng lao động từ 81 % trở lên được thực hiện từ ngày 01 tháng 9 năm 2012.

    4. Chế độ trợ cấp đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được thực hiện như sau:

    a) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được công nhận trước ngày 01 tháng 9 năm 2012, hưng trợ cấp hàng tháng theo mức suy giảm kh năng lao động từ 81% trở lên thì tiếp tục hưởng chế độ hiện hưng.

    Người đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo mức suy giảm khả năng lao động dưới 81% thì tiếp tục hưởng chế độ cho đến ngày 31 tháng 12 năm 2012 và được chuyn sang hưng trợ cấp của người suy giảm khả năng lao động từ 41% đến 60% kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.

    Trường hợp người đã được chuyn sang hưởng trợ cấp của người suy giảm khả năng lao động t41% đến 60% mà có yêu cu thì có thể được giám định lại và được hưởng trợ cp tương ứng với mức độ suy giảm khả năng lao động theo kết quả giám định;

    b) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được công nhận từ ngày 01 tháng 9 năm 2012 được hưng chế độ trợ cấp theo quy định của Pháp lệnh này;

    c) Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chtrì, phối hợp với Bộ Y tế hướng dẫn việc xác định, chuyn đổi mức trợ cấp đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.

    5. Pháp lệnh sửa đi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 35/2007/PL-UBTVQH11 hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Pháp lệnh này có hiệu lực.

    6. Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này./.

     

  • Pháp lệnh 05/2012/UBTVQH13

    PHÁP LỆNH

    Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”

     ____________________________________

     

    Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;

    Căn cứ Nghị quyết số 23/2012/QH13 ngày 12 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 và nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII;

    Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”,

    Điều 1.

    Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”:

    1. Điều 2 được sửa đổi, bổ sung như sau:

    “Điều 2

    Những bà mẹ thuộc một trong các trường hợp sau đây được tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”:

    1. Có 2 con trở lên là liệt sĩ;

    2. Chỉ có 2 con mà 1 con là liệt sĩ và 1 con là thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

    3. Chỉ có 1 con mà người con đó là liệt sĩ;

    4. Có 1 con là liệt sĩ và có chồng hoặc bản thân là liệt sĩ;

    5. Có 1 con là liệt sĩ và bản thân là thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.”

    2. Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:

    “Điều 4

    Người được tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” được tặng Bằng, Huy hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” và được hưởng các chế độ ưu đãi sau đây:

    1. Được tổ chức lễ tặng hoặc truy tặng;

    2. Được hưởng khoản tiền một lần và được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;

    3. Khi từ trần được tổ chức lễ tang trang trọng;

    4. Kinh phí tổ chức lễ tặng hoặc truy tặng, tổ chức lễ tang do Nhà nước bảo đảm.”

    Điều 2.

    Thay cụm từ “Bằng và Huy chương” tại Điều 6 của Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” bằng cụm từ “Bằng, Huy hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng””.

    Điều 3.

    1. Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.

    2. Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này./.

  • Pháp lệnh 06/2013/UBTVQH13

    PHÁP LỆNH

    Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối

    __________________

     

    Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;

    Căn cứ Nghị quyết số 07/2011/QH13 của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 và điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011;

    Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11,

    Điều 1.

    Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối:

    1. Sửa đổi, bổ sung các Khoản 2, 4, 6, 7, 11, 12 và 13 Điều 4; bổ sung Khoản 20 vào Điều 4 như sau:

    “2. Người cư trú là tổ chức, cá nhân thuộc các đối tượng sau đây:

    a) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập, hoạt động tại Việt Nam theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng;

    b) Tổ chức kinh tế không phải là tổ chức tín dụng được thành lập, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam (sau đây gọi là tổ chức kinh tế);

    c) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện của Việt Nam hoạt động tại Việt Nam;

    d) Văn phòng đại diện tại nước ngoài của các tổ chức quy định tại các điểm a, b và c khoản này;

    đ) Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự, cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế của Việt Nam ở nước ngoài;

    e) Công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam; công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thời hạn dưới 12 tháng; công dân Việt Nam làm việc tại các tổ chức quy định tại điểm d và điểm đ khoản này và cá nhân đi theo họ;

    g) Công dân Việt Nam đi du lịch, học tập, chữa bệnh và thăm viếng ở nước ngoài;

    h) Người nước ngoài được phép cư trú tại Việt Nam với thời hạn từ 12 tháng trở lên. Đối với người nước ngoài học tập, chữa bệnh, du lịch hoặc làm việc cho cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam, văn phòng đại diện của các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam không kể thời hạn là những trường hợp không thuộc đối tượng người cư trú;

    i) Chi nhánh tại Việt Nam của tổ chức kinh tế nước ngoài, các hình thức hiện diện tại Việt Nam của bên nước ngoài tham gia hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, văn phòng điều hành của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam.”

    “4. Giao dịch vốn là giao dịch chuyển vốn giữa người cư trú với người không cư trú trong các hoạt động sau đây:

    a) Đầu tư trực tiếp;

    b) Đầu tư gián tiếp;

    c) Vay và trả nợ nước ngoài;

    d) Cho vay và thu hồi nợ nước ngoài;

    đ) Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.”

    “6. Thanh toán và chuyển tiền đối với các giao dịch vãng lai bao gồm:

    a) Các khoản thanh toán và chuyển tiền liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ;

    b) Các khoản thanh toán và chuyển tiền liên quan đến tín dụng thương mại và vay ngân hàng ngắn hạn;

    c) Các khoản thanh toán và chuyển tiền liên quan đến thu nhập từ đầu tư trực tiếp và gián tiếp;

    d) Các khoản chuyển tiền khi được phép giảm vốn đầu tư trực tiếp;

    đ) Các khoản thanh toán tiền lãi và trả dần nợ gốc của khoản vay nước ngoài;

    e) Các khoản chuyển tiền một chiều;

    g) Các thanh toán và chuyển tiền khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.”

    “7. Chuyển tiền một chiều là các giao dịch chuyển tiền từ nước ngoài vào Việt Nam hoặc từ Việt Nam ra nước ngoài qua ngân hàng, qua mạng bưu chính công cộng của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích mang tính chất tài trợ, viện trợ hoặc giúp đỡ thân nhân gia đình, sử dụng chi tiêu cá nhân không có liên quan đến việc thanh toán xuất khẩu, nhập khẩu về hàng hóa và dịch vụ.”

    “11. Tổ chức tín dụng được phép là các ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối theo quy định tại Pháp lệnh này.”

    “12. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam là việc nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư tại Việt Nam.”

    “13. Đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam là việc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam thông qua việc mua, bán chứng khoán, các giấy tờ có giá khác, góp vốn, mua cổ phần và thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác theo quy định của pháp luật mà không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư.”

    “20. Kinh doanh ngoại hối là hoạt động ngoại hối của tổ chức tín dụng được phép nhằm mục tiêu lợi nhuận, phòng ngừa rủi ro và bảo đảm an toàn, thanh khoản cho hoạt động của chính tổ chức tín dụng đó.”

    2. Bổ sung khoản 5 vào Điều 8 như sau:

    “5. Người cư trú, người không cư trú không được gửi ngoại hối trong bưu gửi.”

    3. Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:

    “Điều 9. Mang ngoại tệ, đồng Việt Nam và vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh; xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ

    1. Người cư trú, người không cư trú là cá nhân khi nhập cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt và vàng trên mức quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải khai báo hải quan cửa khẩu.

    2. Người cư trú, người không cư trú là cá nhân khi xuất cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt và vàng trên mức quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải khai báo hải quan cửa khẩu và xuất trình giấy tờ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

    3. Người cư trú là tổ chức tín dụng được phép thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận bằng văn bản. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt của tổ chức tín dụng được phép.”

    4. Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau:

    “Điều 11. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam

    1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phải mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp tại một tổ chức tín dụng được phép. Việc góp vốn đầu tư, việc chuyển vốn đầu tư gốc, lợi nhuận và các khoản thu hợp pháp khác phải thực hiện thông qua tài khoản này.

    2. Các nguồn thu hợp pháp của nhà đầu tư nước ngoài từ hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam được sử dụng để tái đầu tư, chuyển ra nước ngoài. Trường hợp nguồn thu nói trên là đồng Việt Nam muốn chuyển ra nước ngoài thì được mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép.

    3. Các giao dịch chuyển vốn hợp pháp khác liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan và theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.”

    5. Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:

    “Điều 12. Đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam

    1. Nhà đầu tư nước ngoài là người không cư trú phải mở tài khoản đầu tư gián tiếp bằng đồng Việt Nam để thực hiện đầu tư gián tiếp tại Việt Nam. Vốn đầu tư gián tiếp bằng ngoại tệ phải được chuyển sang đồng Việt Nam để thực hiện đầu tư thông qua tài khoản này.

    2. Các nguồn thu hợp pháp của nhà đầu tư nước ngoài là người không cư trú từ hoạt động đầu tư gián tiếp tại Việt Nam được sử dụng để tái đầu tư hoặc mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép để chuyển ra nước ngoài.

    3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc mở và sử dụng tài khoản đồng Việt Nam để thực hiện đầu tư gián tiếp và các giao dịch chuyển vốn hợp pháp khác liên quan đến hoạt động đầu tư gián tiếp tại Việt Nam.”

    6. Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:

    “Điều 13. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

    Khi được phép đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, người cư trú được sử dụng các nguồn vốn ngoại hối sau đây để đầu tư:

    1. Ngoại tệ trên tài khoản tại tổ chức tín dụng được phép;

    2. Ngoại tệ mua tại tổ chức tín dụng được phép;

    3. Ngoại hối từ nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.”

    7. Điều 14 được sửa đổi, bổ sung như sau:

    “Điều 14. Chuyển vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

    Khi được phép đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, người cư trú phải mở tài khoản ngoại tệ tại một tổ chức tín dụng được phép và đăng ký việc thực hiện chuyển ngoại tệ ra nước ngoài để đầu tư thông qua tài khoản này theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.”

    8. Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:

    “Điều 15. Chuyển vốn, lợi nhuận từ hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài về Việt Nam

    Vốn, lợi nhuận và các khoản thu nhập hợp pháp từ việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư và các quy định khác của pháp luật có liên quan chuyển về Việt Nam phải thông qua tài khoản ngoại tệ mở tại tổ chức tín dụng được phép.”

    9. Bổ sung Điều 15a vào sau Điều 15 như sau:

    “Điều 15a. Đầu tư gián tiếp ra nước ngoài

    1. Tổ chức tín dụng được phép thực hiện đầu tư gián tiếp ra nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư và quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

    2. Khi được phép đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, người cư trú không phải là tổ chức tín dụng quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện việc mở và sử dụng tài khoản, chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài, chuyển vốn, lợi nhuận và các khoản thu nhập hợp pháp khác từ hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài về Việt Nam theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.”

    10. Điều 16 được sửa đổi, bổ sung như sau:

    “Điều 16. Vay, trả nợ nước ngoài của Chính phủ

    Việc Chính phủ vay, ủy quyền cho tổ chức khác thực hiện vay, trả nợ nước ngoài; bảo lãnh cho các khoản vay nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý nợ công và các quy định khác của pháp luật có liên quan.”

    11. Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau:

    “Điều 17. Vay, trả nợ nước ngoài của người cư trú

    1. Người cư trú là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện vay, trả nợ nước ngoài theo nguyên tắc tự vay, tự chịu trách nhiệm trả nợ phù hợp với quy định của pháp luật.

    2. Người cư trú là cá nhân thực hiện vay, trả nợ nước ngoài theo nguyên tắc tự vay, tự chịu trách nhiệm trả nợ theo quy định của Chính phủ.

    3. Người cư trú khi thực hiện vay, trả nợ nước ngoài phải tuân thủ các điều kiện vay, trả nợ nước ngoài; thực hiện đăng ký khoản vay, mở và sử dụng tài khoản, rút vốn và chuyển tiền trả nợ, báo cáo tình hình thực hiện khoản vay theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận đăng ký khoản vay trong hạn mức vay thương mại nước ngoài do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hàng năm.

    4. Người cư trú được mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép trên cơ sở xuất trình chứng từ hợp lệ để thanh toán nợ gốc, lãi và phí có liên quan của khoản vay nước ngoài.

    5. Các giao dịch chuyển vốn hợp pháp khác liên quan đến hoạt động vay, trả nợ nước ngoài thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và pháp luật có liên quan.”

    12. Điều 19 được sửa đổi, bổ sung như sau:

    “Điều 19. Cho vay, thu hồi nợ nước ngoài của người cư trú là tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế

    1. Tổ chức tín dụng được phép thực hiện cho vay, thu hồi nợ nước ngoài, bảo lãnh cho người không cư trú theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

    2. Tổ chức kinh tế thực hiện cho vay ra nước ngoài, trừ việc xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ trả chậm; bảo lãnh cho người không cư trú khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

    Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc thực hiện mở và sử dụng tài khoản, chuyển vốn ra và thu hồi nợ nước ngoài, đăng ký cho vay, thu hồi nợ nước ngoài và các giao dịch chuyển vốn khác có liên quan đến hoạt động cho vay, thu hồi nợ nước ngoài của các tổ chức kinh tế.”

    13. Điều 22 được sửa đổi, bổ sung như sau:

    “Điều 22. Quy định hạn chế sử dụng ngoại hối

    Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.”

    14. Điều 23 được sửa đổi, bổ sung như sau:

    “Điều 23. Mở và sử dụng tài khoản

    1. Người cư trú, người không cư trú được mở tài khoản ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc sử dụng tài khoản ngoại tệ của các đối tượng quy định tại khoản này.

    2. Người cư trú là tổ chức tín dụng được phép được mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để thực hiện các hoạt động ngoại hối ở nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

    3. Người cư trú là tổ chức được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, cấp giấy phép mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài trong các trường hợp sau đây:

    a) Tổ chức kinh tế có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài hoặc có nhu cầu mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để tiếp nhận vốn vay, thực hiện cam kết, hợp đồng với bên nước ngoài;

    b) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện của Việt Nam hoạt động tại Việt Nam có nhu cầu mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để tiếp nhận viện trợ, tài trợ của nước ngoài hoặc các trường hợp khác được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép.”

    15. Điều 25 được sửa đổi, bổ sung như sau:

    “Điều 25. Sử dụng đồng Việt Nam của người không cư trú

    Người không cư trú là tổ chức, cá nhân có đồng Việt Nam từ các nguồn thu hợp pháp được mở tài khoản tại tổ chức tín dụng được phép. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc sử dụng tài khoản đồng Việt Nam của các đối tượng quy định tại Điều này.”

    16. Bổ sung Điều 25a vào sau Điều 25 như sau:

    “Điều 25a. Sử dụng đồng Việt Nam của người cư trú là cá nhân nước ngoài

    Người cư trú là cá nhân nước ngoài được mở và sử dụng tài khoản đồng Việt Nam tại tổ chức tín dụng được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.”

    17. Điều 26 được sửa đổi, bổ sung như sau:

    “Điều 26. Sử dụng đồng tiền của nước có chung biên giới với Việt Nam

    Việc sử dụng đồng tiền của nước có chung biên giới với Việt Nam thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.”

    18. Sửa đổi tên Chương V như sau:

    “Chương V – Thị trường ngoại tệ, cơ chế tỷ giá hối đoái, quản lý vàng là ngoại hối”

    19. Khoản 2 Điều 28 được sửa đổi, bổ sung như sau:

    “2. Thành viên tham gia thị trường ngoại tệ giữa tổ chức tín dụng được phép với khách hàng bao gồm tổ chức tín dụng được phép và khách hàng là người cư trú, người không cư trú tại Việt Nam.”

    20. Khoản 2 Điều 30 được sửa đổi, bổ sung như sau:

    “2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tỷ giá hối đoái, quyết định chế độ tỷ giá, cơ chế điều hành tỷ giá.”

    21. Điều 31 được sửa đổi, bổ sung như sau:

    “Điều 31. Quản lý vàng là ngoại hối

    Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện quản lý vàng thuộc Dự trữ ngoại hối nhà nước; quản lý và tổ chức thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng; quản lý vàng trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú theo quy định của pháp luật.”

    22. Khoản 4 và khoản 5 Điều 32 được sửa đổi, bổ sung như sau:

    “4. Vàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý”

    “5. Các loại ngoại hối khác của Nhà nước.”

    23. Điều 34 được sửa đổi, bổ sung như sau:

    “Điều 34. Quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước

    1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước theo quy định của Chính phủ nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bảo đảm khả năng thanh toán quốc tế và bảo toàn Dự trữ ngoại hối nhà nước.

    2. Bộ Tài chính kiểm tra việc quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ.

    3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo định kỳ và đột xuất về quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước.

    4. Chính phủ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội về tình hình biến động Dự trữ ngoại hối nhà nước.”

    24. Điều 35 được sửa đổi, bổ sung như sau:

    “Điều 35. Ngoại tệ thuộc ngân sách nhà nước

    1. Bộ Tài chính có trách nhiệm gửi toàn bộ số ngoại tệ của Kho bạc Nhà nước tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

    2. Thủ tướng Chính phủ quy định mức ngoại tệ Bộ Tài chính được giữ lại từ nguồn thu ngân sách để chi các khoản chi ngoại tệ thường xuyên của ngân sách nhà nước, số ngoại tệ còn lại Bộ Tài chính bán cho Dự trữ ngoại hối nhà nước tập trung tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.”

    25. Bổ sung Điều 35a vào sau Điều 35 như sau:

    “Điều 35a. Sử dụng Dự trữ ngoại hối nhà nước

    Thủ tướng Chính phủ quyết định việc sử dụng Dự trữ ngoại hối nhà nước cho nhu cầu đột xuất, cấp bách của Nhà nước; trường hợp sử dụng Dự trữ ngoại hối nhà nước dẫn đến thay đổi dự toán ngân sách thì thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.”

    26. Sửa đổi tên Chương VII như sau:

    “Chương VII – Hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức khác”.

    27. Điều 36 được sửa đổi, bổ sung như sau:

    “Điều 36. Nguyên tắc kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối

    1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức khác được kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối ở trong nước và nước ngoài sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận bằng văn bản.

    2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phạm vi kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối ở trong nước và nước ngoài, điều kiện, trình tự, thủ tục chấp thuận kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức khác.”

    Điều 2.

    Bãi bỏ Điều 38 của Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11.

    Điều 3.

    1. Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2014.

    2. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Pháp lệnh này./.